Một tâm lý người gặp người yêu cũ là gì năm 2024

Đàn ông hay phụ nữ đều có những ký ức, cảm xúc riêng về một đoạn tình cảm đã qua. Khi đàn ông gặp lại người yêu cũ họ thường nghĩ gì? Là nhớ mong quá khứ, muốn nối lại tình xưa hay chỉ xem người xưa là kẻ xa lạ?

Nguyễn Văn Hoàng [32 tuổi] cho rằng, so với phụ nữ, đàn ông thường nặng tình hơn nhiều, chỉ là họ giỏi giấu cảm xúc hơn. Đàn ông có thể tìm đến người mới, hạnh phúc với cuộc tình mới nhưng trong lòng vẫn vấn vương mối tình cũ. Bản thân anh cũng vậy, đã lấy vợ, sinh con nhưng vẫn không kìm lòng được mà tìm hiểu, theo dõi cuộc sống của người yêu cũ cả trên mạng xã hội lẫn cuộc sống đời thực.

“Mỗi khi về quê vô tình gặp lại cô ấy, tim tôi lại nhói lên. Một cảm xúc rất khó tả. Tôi chưa bao giờ có ý định bỏ vợ con quay về với người yêu cũ nhưng triệt để quên đi cô ấy và những kỷ niệm xưa thì không thể. Có lẽ, cảm xúc này hoàn toàn không phải tình yêu, đó chỉ là sự hoài niệm thôi. Đàn ông chúng tôi thường không giỏi làm ngơ như phụ nữ”, Hoàng chia sẻ.

Vũ Văn Đức [30 tuổi] cũng có cùng quan niệm. Khi gặp lại người yêu cũ, phụ nữ thường “bơ đẹp” hoặc cố tình lẩn tránh. Thế nhưng, đàn ông lại có xu hướng tiếp cận để tìm hiểu về cuộc sống hiện tại của người xưa. Nếu họ vì điều gì mà bỏ lỡ người cũ, họ rất muốn biết người ấy đang sống thế nào. Hoặc nếu họ bị người cũ tổn thương nặng nề, sự tò mò ấy càng nhiều hơn.

Và tất nhiên, đàn ông thường giấu giếm toàn bộ những suy nghĩ này với vợ hay bạn gái hiện tại. Họ luôn muốn che đậy cảm xúc của mình, đặc biệt là sự quan tâm đến người yêu cũ. Đó như một bản năng của đàn ông để bảo vệ hạnh phúc hiện tại.

“Tôi sẽ chẳng bao giờ nói với vợ là trong buổi họp lớp hôm nay, người yêu cũ của tôi cũng đến. Tôi cũng không dại kể cho vợ nghe người yêu cũ của tôi đang sống thế nào, có hạnh phúc không. Chúng tôi giấu giếm không phải muốn ngoại tình mà chỉ vì không muốn chị em ghen tuông, ngờ vực”, Văn Đức nói.

Dù đã chia tay người yêu cũ được 5 năm, cả hai đã có tổ ấm riêng nhưng Tiến Thuật [30 tuổi] vẫn luôn thấy mình có một trách nhiệm vô hình nào đó với người ấy. Anh sẵn sàng giúp đỡ nếu người yêu cũ gặp khó khăn và cho rằng, nhiều người đàn ông khác cũng giống mình.

“Chúng tôi chia tay vì bị hai bên gia đình ngăn cấm và tôi luôn cảm thấy có lỗi với cô ấy khi mình bỏ cuộc. Tôi có tổ ấm viên mãn nhưng cô ấy không may mắn như vậy, ngày nào cũng lên Facebook than vãn cuộc đời bế tắc. Tôi thậm chí đã hẹn gặp cô ấy tâm sự và bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ nếu cô ấy cần”, Tiến Thuật kể.

Anh luôn khẳng định, mình hoàn toàn không còn tình cảm với người yêu cũ. Việc anh muốn giúp đỡ họ cũng không xuất phát từ tình yêu. Anh chỉ cảm thấy, mình có một sợi dây ràng buộc nào đó với người yêu cũ.

“Tôi thừa nhận, bản thân cũng có chút động lòng khi nhìn dáng vẻ tiều tụy, gầy rộc của cô ấy. Nó thôi thúc tôi phải làm gì đó để cô ấy ổn hơn. Giúp đỡ một chút về tiền bạc hoặc tâm sự vài ba câu chuyện thì được nhưng nối lại đoạn tình cảm này thì tuyệt đối không”, Tiến Thuật nói.

Đôi khi, gặp lại người yêu cũ cũng đem lại cho đàn ông cảm giác thất vọng. Cô gái ngày nào không còn xinh đẹp, mảnh mai, ngây thơ, trong sáng như ngày xưa. Thậm chí, có người còn nghĩ, giá như không gặp lại người yêu cũ để hình tượng người cũ mãi đẹp.

Đức Thịnh [38 tuổi] rơi vào trường hợp như vậy. Anh vẫn nhớ như in kỷ niệm gặp lại người yêu cũ trong buổi họp lớp cách đây 2 năm.

“Người yêu 3 năm cấp 3 của tôi là cô bạn cùng lớp mảnh mai, trong trẻo. Thuở ấy, tôi thích nhất ngày thứ 2 đầu tuần và thứ 5 vì trong hai ngày đó, cô ấy sẽ mặc áo dài. Cô ấy có tính cách dịu dàng, hay e thẹn, hễ bị trêu chọc là đôi má ửng hồng. Sau 20 năm, tôi giật mình khi gặp lại người con gái ấy. Cơ thể phát tướng, sồ sề, ăn nói bỗ bã, cô ấy thậm chí còn tiến thẳng đến chỗ tôi, đem chuyện cũ ra để trêu chọc. Thời gian đáng sợ thật, có thể khiến con người thay đổi đến thế”, Đức Thịnh kể.

Cũng như phụ nữ, đàn ông có trạng thái tâm lý rất phức tạp khi gặp lại người yêu cũ. Nhưng đa phần đều cho rằng, thay vì khơi dậy lại cảm xúc xưa cũ thì nên để quá khứ ngủ yên.

Dù bạn có say mê một ai đó đi chăng nữa, vẫn có một số điều bạn cần biết trước khi quyết định gắn kết với họ lâu dài. Bởi tình yêu trường tồn là điều cực khó, đặc biệt nếu bạn chưa biết rõ về nhau.

Theo chuyên gia tâm lý, tình dục học, việc giữ liên lạc với người yêu cũ có cả tác động tốt và xấu, gây ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ hiện tại.

Sau cuộc tình không trọn vẹn, hai người chia tay và trở thành "người cũ" của nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng để "người cũ" thành "người xa lạ". Có một số người bị ám ảnh bởi tình cũ đến mức không thể nào dễ dàng buông tay và bước tiếp. Tại sao lại như vậy?

Có một số người bị ám ảnh bởi tình cũ đến mức không thể nào dễ dàng buông tay và bước tiếp. Ảnh: Shutterstock.

Theo phân tích tâm lý học, "không quên được người yêu cũ" là cảm giác được gây ra bởi một số yếu tố. Một số người sợ cảm giác một mình, luôn khao khát sự đồng hành nói chung, họ không thích đơn độc sau quãng thời gian từng có một người nào đó ở bên chia sẻ cuộc sống. Họ muốn lấp đầy khoảng trống. Bên cạnh đó, sau khi chia tay, không ít người rơi vào tâm lý: "Có lẽ mình đã sai lầm, sẽ tốt hơn nếu có thể cho hai phía một cơ hội lần thứ hai". Một khả năng nữa có thể xảy ra, đó là sau khi chia tay, bạn chưa tìm được "mối" thích hợp - người mà bạn thực sự hứng thú. Khi đó, người yêu cũ vẫn là một lựa chọn không tồi.

Sara Tang, một nhà báo, một chuyên gia tình dục học, đồng thời là người sáng lập ra Sarasense, một trung tâm trực tuyến giúp cải thiện kỹ năng phòng the của Singapore nhận định: "Có không ít lý do, yếu tố thực tế hoặc cảm xúc khiến cho nhiều người vẫn giữ liên lạc với người yêu cũ. Có người coi người cũ là bạn bè, trong khi một số coi người cũ như "chiếc nạng cảm xúc", hay là một lựa chọn dự phòng".

Theo Sara Tang, việc có nên giữ liên lạc với người yêu cũ hay không tùy thuộc vào mối quan hệ và bản chất của việc chia tay. Không có câu trả lời trắng đen rõ ràng, nó phụ thuộc vào động lực giữ liên lạc.

"Nếu mối quan hệ kết thúc tốt đẹp, việc tiếp tục duy trì liên lạc sẽ giúp cuộc sống của bạn phong phú hơn mà không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu cho bất cứ người nào liên quan, bao gồm cả đối tác hiện tại của hai phía. Tuy nhiên, ngược lại, nếu như việc giữ liên lạc với người yêu cũ khiến bạn không thể nào bước vào một mối quan hệ mới, hoặc khiến mối quan hệ với đối tác hiện tại bị ảnh hưởng, thì bạn nên suy nghĩ lại. Điều này thường xảy ra với những người vẫn còn tình cảm với người yêu cũ và thậm chí muốn quay lại với họ", Tang nói.

Sara Tang, chuyên gia tình dục học, người sáng lập Sarasense - trung tâm trực tuyến giúp cải thiện kỹ năng phòng the của Singapore. Ảnh: SCMP.

Vậy nếu bạn cứ muốn tâm sự với người yêu cũ thì sao?

Theo Tang, khi hai người đã chia tay nhưng vẫn muốn tâm sự với nhau, điều đó có nghĩa rằng giữa cặp đôi vẫn có một mối quan hệ bền chặt, cả hai vẫn không ngừng quan tâm đến nhau.

Khác với người mới, người cũ mang đến cảm giác thoải mái và thân thuộc, dễ dàng để tâm sự. Vì thế, việc bạn muốn trò chuyện với người cũ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi cả hai đều nhìn rõ rằng họ không muốn quay lại, và mối quan hệ đã hoàn toàn chấm dứt. "Bạn cần có thời gian để xây dựng mối quan hệ mới. Điều quan trọng nữa là việc bạn tâm sự với người cũ không làm suy yếu mối quan hệ hiện tại dưới bất cứ hình thức nào, ví dụ như tiết lộ những bí mật của đối tác hiện tại, hoặc kể xấu người hiện tại với người cũ", Tang nhận định.

Nhà tâm lý học chỉ ra rằng, mặc dù việc xem nhau như những người bạn sau khi chia tay là điều hoàn toàn được chấp nhận, nhưng cần có một ranh giới, một vùng an toàn cần được đặt ra: "Hãy làm rõ những mong muốn của mình xung quanh mối quan hệ, chia sẻ thẳng thắn với người cũ, yêu cầu họ tôn trọng các quy tắc đó và luôn giữ vững quan điểm của mình. Bạn cũng cần nhấn mạnh với người yêu cũ rằng những ranh giới này không phải là sự từ chối, mà là một phần cần thiết để đảm bảo rằng mối quan hệ này sẽ lành mạnh về cả tinh thần và cảm xúc".

Tang nhận định, giữ quan hệ với người yêu cũ là một con dao hai lưỡi: "Việc tìm lại với cảm giác an toàn quen thuộc đôi khi là thứ gì đó thật hấp dẫn, nhất là với người hiểu rõ về cơ thể bạn, nhất là thời điểm bạn không có đối tác mới". Thậm chí, đây là lý do nhiều người dù có đối tác mới nhưng vẫn có quan hệ tình dục với người cũ, Tang nhận định. "Đây là một điều cực kỳ phổ biển: người ta cảm thấy thoải mái và quen thuộc.

Nhiều người thậm chí cho rằng họ có thể sex với người cũ nhưng vẫn giữ được ranh giới cảm xúc tách biệt. Tuy nhiên, thực tế thường phức tạp hơn rất nhiều. Quan hệ tình dục có một sức mạnh vô cùng lớn, vì nó khiến cho não bộ giải phóng hoóc môn và các chất hóa học, giúp liên kết chúng ta với người khác. Nó có thể khiến những cảm xúc của bạn về ai đó hồi sinh, tạo ra những tín hiệu lẫn lộn, gây ra nhầm lẫn".

Tang cho rằng, nên hết sức thận trọng khi quan hệ tình dục với người yêu cũ: "Chớ nên vội gán bất cứ ý nghĩa cảm xúc nào cho câu chuyện sex thăng hoa. Thật dễ dàng để lý tưởng hóa và lãng mạn hóa người yêu cũ sau một đêm ái ân, nhưng hãy nhớ rằng lý do khiến hai người chia tay nhau vẫn còn tồn tại".

Trong trường hợp bạn muốn tái xây dựng lại mối quan hệ sau lần chung chăn gối ấy, hãy đảm bảo rằng cả hai đều mong muốn điều đó và nghiêm túc với quyết định ấy.

Chủ Đề