Một trong những tục lệ truyền thống lâu đời không thể thiếu trong đêm giao thừa được gọi là gì?

Đèn lồng hình con Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm dần trưng bày tại Singapore. [Ảnh: THX/TTXVN]

Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc…

Dù biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng trên toàn cầu, nhiều quốc gia châu Á đã phải siết chặt việc đi lại dịp Tết Nguyên đán nhằm kiềm chế đà lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiều sự kiện lớn phải hủy bỏ, song trong tâm trí người dân các nước châu Á, Tết Nguyên đán vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp, đón chào năm mới hạnh phúc và bình an.

Với người dân Trung Quốc, Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào dịp năm mới, người dân nước này thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo, với hy vọng một năm mới an lành. Vì vậy, Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán luôn ngập tràn sắc đỏ.

Vào dịp Tết, người dân Trung Quốc có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm, trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh, trong đó đáng chú ý có bánh tổ [Nian Gao] được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Đèn lồng đỏ biểu tượng cho sự may mắn tai làng Benzhuang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. [Ảnh: THX/TTXVN]

Cũng giống Trung Quốc đại lục, người dân tại Hong Kong đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động.

Tuy nhiên, cách đón Tết ở Hong Kong pha trộn giữa truyền thống phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Hoạt động nổi bật diễn ra ở Hong Kong là Hội chợ hoa đón mừng năm mới [kéo dài từ ngày 25-30 Tết âm lịch].

Tại đây, luôn có những loại cây đặc trưng của mùa Xuân, trong đó có quất, thủy tiên, mẫu đơn, đào. Đây là những loại cây biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người dân Hong Kong còn tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã.

Trong ngày mùng 2 Tết, người dân lại cùng đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút. Đây là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới.

[Những phong tục lạ ngày Tết của một số dân tộc Việt Nam]

Cùng ăn Tết Nguyên đán giống như ở Việt Nam, tại Singapore, vào những ngày Tết thường diễn ra Lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện nổi bật là  Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.

Trong đó, sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng.

Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hóa trang." Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết không chỉ trong nước mà còn với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Người Hàn Quốc coi Tết Âm lịch hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành, là ngày lễ lớn nhất trong năm. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết, gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Đèn lồng đỏ trang trí chào đón Tết Nguyên đán tại Kuala Lumpur, Malaysia. [Ảnh: THX/TTXVN]

Tiếp sau đó là nghi lễ Sebae. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó lại được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.

Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong ngày tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa.

Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà và món bánh gạo tokpokki.

Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm [gọi là Bok-jo-ri] với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Tết năm mới ở Triều Tiên được gọi là Seol. Trong dịp Tết, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa và chụp ảnh ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Nếu người Hàn Quốc thích ăn bánh gạo tokpokki trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon - một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Tuy nhiên, cũng giống như những nước châu Á khác, trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai chơi thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc nhảy dây.

Còn ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. Tết năm mới ở Triều Tiên là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.

Một trong hai dịp lễ lớn nhất của người Mông Cổ trong năm chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa Đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa Xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ."

Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…

Trước giao thừa, những người nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày, trong đó 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ…/.

Đèn lồng hình con Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm dần trưng bày tại Singapore. [Ảnh: THX/TTXVN]

Đèn lồng hình con Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm dần trưng bày tại Singapore. [Ảnh: THX/TTXVN]

Đèn lồng đỏ biểu tượng cho sự may mắn tai làng Benzhuang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. [Ảnh: THX/TTXVN]

Người dân vẽ tranh hổ đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại Klang, bang Selangor, Malaysia, ngày 30/12/2021. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Người dân vẽ tranh hổ đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại Bentong, bang Pahang, Malaysia, ngày 26/12/2021. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Các em nhỏ biểu diễn đánh trống chào đón Năm mới tại Quý châu, Trung Quốc. [Ảnh: THX/TTXVN]

Mô hình Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm Dần làm bằng gốm trưng bày tại Koka, tỉnh Shiga, Nhật Bản. [Ảnh: Kyodo/TTXVN]

Công viên phiêu lưu Anaheim, California, Mỹ, được trang hoàng đón Tết Nguyên đán. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Khách hàng chọn mua đồ trang trí Tết tại Kuala Lumpur, Malaysia. [Ảnh: THX/TTXVN]

Khách hàng chọn mua đồ trang trí Tết tại một siêu thị ở Toronto, Canada. [Ảnh: THX/TTXVN]

[TTXVN/Vietnam+]

Bạn bè quốc tế từng có cơ hội trải nghiệm Tết Việt đều cảm thấy vô cùng thú vị bởi những phong tục độc đáo hàm chứa bao nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Không khí của ngày tết, cách con người giao tiếp với nhau, những phong tục của ngày tết cho họ một cái nhìn sâu sắc hơn về con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

BẠN ẤN TƯỢNG GÌ NHẤT Ở TẾT VIỆT?

Julien Bazil [quốc tịch Pháp] được trải nghiệm không khí Tết Nguyên đán khi qua Việt Nam học chương trình Thạc sĩ năm 2017. Đây là lần đầu tiên anh trải nghiệm một cái Tết âm lịch của người Phương Đông, bởi vậy có rất nhiều phong tục, quan niệm của ngày Tết khiến anh thấy bất ngờ và thú vị.

Anh chia sẻ: "Trải nghiệm tết ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng, các bạn Việt Nam rất coi trọng vào những gì xảy ra và những người gặp gỡ trong những ngày đầu tiên của năm mới, vì theo họ, những gì xảy ra và những người đầu tiên mà họ gặp sẽ ảnh hưởng đến những gì xảy ra trong năm. Quan niệm này thật thú vị."

Được trải nghiệm Tết Đinh Dậu tại Việt Nam, Julien thực sự rất ấn tượng với số lượng hình ảnh gà trống mà các bạn Việt Nam mua về bày trí. Anh cảm thấy việc này có ý nghĩa hơn khi được giải thích rằng, mỗi cái tết ở Việt Nam được đại diện bằng một linh vật, và năm ấy là Tết con gà, bởi vậy, mọi người mua tranh gà hoặc những vật trang trí hình chú gà trống về để mong muốn may mắn, an lành cho năm mới.

Bản thân anh cũng mua vài bức tượng nhỏ xinh có hình chú gà trống để mang lại may mắn cho mình trong ngày Tết năm đó và để mang về tặng cho bạn bè, gia đình [một trong số những bức tượng này hiện vẫn được bố mẹ anh trân trọng giữ gìn ở Pháp].

Julien còn đặc biệt cảm thấy thú vị với tục lì xì ngày tết của người Việt. Anh kể lại rằng, ban đầu, anh không hiểu mọi người định làm gì với một chiếc phong bì nho nhỏ màu đỏ đó. Sau đó, nhờ các bạn Việt Nam giải thích anh mới biết đó là phong bao lì xì, trong đó đựng một khoản tiền nho nhỏ dùng để mừng tuổi và gửi những lời chúc tốt đẹp tới người nhận.

Ở Pháp, tuy mọi người không tặng tiền, nhưng tặng quà cho nhau nhân dịp năm mới. Julien cảm thấy rất vui khi khám phá ra điểm tương đồng này giữa văn hóa 2 nước Việt Nam và Pháp.

Còn với Nang Vongbouasy [quốc tịch Lào], cũng được trải nghiệm Tết Nguyên đán khi sang Việt Nam học thạc sĩ năm 2017, song với cô, điều đặc biệt ấn tượng lại chính là không khí sôi động và ngập tràn sắc xuân của đường phố Hà Nội những ngày Tết, một không khí rất xuân, sắc đỏ tràn ngập khắp nơi. Dường như nó làm cho lòng người thêm ấm áp.

"Nếu ai đó đến thăm Việt Nam trong kỳ nghỉ Tết, tôi chắc chắn họ sẽ hiểu hơn rất nhiều về văn hóa Việt Nam, về con người Việt Nam qua cách họ ăn Tết”, Nang Vongbouasy chia sẻ.

Từng đến Việt Nam đúng độ Tết đến Xuân về, Sovannkiry Khoeun [cán bộ Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia] có cơ hội được lang thang phố phường những ngày giáp Tết và sau Tết, được đắm mình trong không khí đất trời Việt Nam ngày xuân. Và anh cũng đặc biệt ấn tượng với hình ảnh vắng vẻ của đường phố Hà Nội ngày Tết-một khung cảnh khác hoàn toàn thường nhật.

Đầu tiên là vào những ngày cận Tết, tôi thấy những dòng người hối hả rời Hà Nội để về quê. Và sau đó Hà Nội trở nên yên tĩnh đến lạ thường, đặc biệt là ở quanh các khu trường học, chợ và các cơ quan công sở. Nó giống như hai cảnh đối lập mà sự thay đổi diễn ra rất nhanh chóng vậy.

Anh miêu tả về những con đường lớn được trang hoàng đẹp đẽ và hình ảnh những chợ hoa tạm trên vỉa hè - những hình ảnh báo hiệu Tết về ngay trên đường phố. Sovannkiry Khoeun rất thích không khí tết ở Hà Nội vì dịp này, thành phố không quá đông đúc, không kẹt xe mà lại rất đẹp, tràn ngập không khí của mùa xuân.

Không ăn Tết Việt ở Hà Nội nhưng Larnoy [sinh viên Lào đang du học tại Đại học Thái Nguyên, Việt Nam] cũng có những cảm nhận rất riêng về nét đẹp của Tết Nguyên đán.

"Em ấn tượng nhất về đêm giao thừa ngày tết của người Việt. Có lẽ đó là buổi đêm nhộn nhịp và tấp nập nhất trong năm. Mọi người ra chùa để cầu nguyện, mọi mong ước sẽ trở nên hiện thực. Thật thú vị!", cô chia sẻ.

Tết Nguyên đán, Larnoy và một số bạn sinh viên khác được nghỉ học, nhưng các bạn cũng không về nước, một phần bởi dịch bệnh đi lại nhiều thủ tục, một phần khác vì các bạn muốn được trải nghiệm không khí Tết lớn nhất trong năm của người Việt Nam, qua đó để hiểu hơn về văn hóa, về tâm linh, về nhân sinh quan và nhiều giá trị khác của người Việt.

Những người bạn trẻ đặc biệt cảm thấy thích thú với tục mừng tuổi đầu năm của người Việt.

Video liên quan

Chủ Đề