Mục đích của việc cấp giấy phép xây dựng

[Xây dựng] - Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Do vậy, Giấy phép xây dựng chính là căn cứ pháp lý căn bản giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế đô thị được duyệt.

Việc cấp phép xây dựng sẽ giúp các công trình bền vững và an toàn hơn [Ảnh: TL].

Giấy phép xây dựng và những điều cần biết

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, ngoài 10 trường hợp được miễn cấp Giấy phép xây dựng, hầu hết các công trình xây dựng đều phải xin Giấy phép xây dựng mới có thể đi vào thi công xây dựng công trình. Giấy phép xây dựng chính là văn bản bảo đảm tính pháp lý cho công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời.

Cũng theo Luật Xây dựng 2014, quy định về Giấy phép xây dựng còn có Giấy phép xây dựng có thời hạn và Giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Theo đó, Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là cấp phép xây dựng cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

Theo Khoản 10, Điều 90, Luật Xây dựng 2014 không quá 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy phép xây dựng, công trình phải được khởi công. Bên cạnh đó, sẽ thu hồi Giấy phép xây dựng nếu xây dựng sai so với giấy phép mà không khắc phục hậu quả theo thời hạn ghi trong biên bản xử phạt. Nếu sau 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi nếu chủ đầu tư không nộp lại Giấy phép xây dựng thì Giấy phép xây dựng sẽ bị hủy.

Tại Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP cũng quy định rõ ràng về hình thức xử phạt đối với các công trình xây dựng sai phép, không phép. Mức xử phạt có thể lên tới 50 triệu đồng và buộc tháo dỡ công trình.

Cũng theo Luật Xây dựng 2014, có 10 trường hợp sẽ được miễn Giấy phép xây dựng bao gồm: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư; Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Việc hiểu rõ, hiểu đúng và nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng [như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép…] là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc.

Căn cứ giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý xây dựng theo quy hoạch

Mục đích của việc cấp phép xây dựng chính là tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân [gọi chung là chủ đầu tư] thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện;

Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình; Ngoài ra, đó còn là căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình. Chính vì vậy, việc cấp phép xây dựng là vô cùng cần thiết và ảnh hưởng rất lớn tới bộ mặt đô thị nước ta.

Trao đổi về sự cần thiết trong việc cấp phép xây dựng, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, trước khi xây dựng, sửa chửa nhà cửa các chủ đầu tư nên tuân thủ theo Luật Xây dựng. Cần tìm hiểu rõ ràng về việc cấp phép, chỗ nào cần phải xin phép, chỗ nào không. Ngôi nhà chính là tổ ấm, nếu tổ ấm bền vững thì người sống trong đó mới có thể an toàn. Chính việc xin Giấy phép xây dựng giúp các chủ đầu tư xây dựng công trình của mình một cách bền vững, hợp pháp, có như vậy cộng đồng mới bình yên và chúng ta mới có một cuộc sống an toàn.

Thời gian vừa qua, nhiều công trình xây dựng vi phạm trật tự xây bị phát hiện thường dính lỗi như: Vi phạm xây dựng sai giấy phép, vượt số tầng được cấp phép, không tuân thủ quy hoạch chung, sai thiết kế. Thậm chí có những công trình còn xây dựng khi chưa được cấp giấy phép. Nhiều công trình bị phát hiện xây dựng sai phép, vượt tầng, sai thiết kế… khi công trình ở giai đoạn sắp xây thô xong và chuẩn bị hoàn thiện.

Có thể thấy rằng, ở nước ta hiện nay nhiều chủ đầu tư vẫn còn xây dựng theo kiểu bất chấp, “cố tình” không hiểu luật. Nhiều địa phương còn buông lỏng quản lý, giám sát. Do vậy, việc cấp phép và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các công trình xây dựng là hết sức cần thiết. Không quá nếu nói rằng việc cấp phép xây dựng chính là “kim chỉ nam” đối với các công trình xây dựng.

Về vấn đề này, theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, nếu công trình xây dựng vi phạm xây dựng không theo giấy phép thì Nhà nước cần có chế tài mạnh, một mặt phạt thật nặng, mặt khác cần chưng dụng cái tầng sai phạm đó để phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

Link gốc:

@font-face { font-family: 'fontello'; src: url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.eot?90416991']; src: url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.eot?90416991#iefix'] format['embedded-opentype'], url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.woff2?90416991'] format['woff2'], url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.woff?90416991'] format['woff'], url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.ttf?90416991'] format['truetype'], url['/themes/acihome/assets/fonts/fontello.svg?90416991#fontello'] format['svg']; font-weight: normal; font-style: normal; }

Vì sao gia chủ cần phải xin giấy phép xây dựng, 1 rm_ratings 1 rm_ratings

Xin cấp phép xây dựng là một thủ tục bắt buộc đối với bất cứ chủ đầu tư nào khi bắt đầu xây dựng nhà ở.

Trước khi khởi công công trình xây dựng việc phải có giấy phép xây dựng là điều rất cần thiết.

Vì sao cần xin cấp phép xây dựng

Mục đích của việc xin giấy phép xây dựng:

  1. Giúp xác định ngôi nhà của bạn có phải hợp pháp hay không
  2. Xác định kích thước đất trong sổ đỏ, quyền sở hữu chính chủ và quy hoạch đô thị: chiều cao nhà, ban công đua ra, thoát nước công trình, cửa sổ mở có sang nhà hàng xóm không, móng nhà có ảnh hưởng đến các nhà hàng xóm không …
  3. Mục đính để tránh kiện tụng liên quan đến việc bạn xây nhà
  4. Ruộng vườn là đất nông nghiệp, nếu xây nhà cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng
  5. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành phá dỡ nếu bạn cố tình thực hiện xây dựng

Xin cấp phép để UBND dễ quản lý các hộ dân có vi phạm sử dụng đất không

ACI HOME

Liên hệ thiết kế với ACI Home.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC & ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GOOD HOPE

Số điện thoại: 028 2220 2220 Hotline: 0968 88 00 55

Email:

Văn phòng 1: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM

Văn phòng 2: Tầng 8, Tòa nhà Licogi 13, Số 164, Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

>>> Tìm hiểu thêm các thủ tục pháp lý khi xây dựng nhà, biệt thự: 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0968 88 00 55

Mục lục bài viết

  • 1.Khái niệm giấy phép xây dựng là gì?
  • 2. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì ?
  • 3.Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • 4.Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
  • 5.Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

1.Khái niệm giấy phép xây dựng là gì?

Khoản 17 Điều 3Luật Xây dựng 2014quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

- Giấy phép xây dựng mới;

- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

- Giấy phép di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm những loại nào ?

– Giấy phép xây dựng mới.

Loại giấy phép này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng được chia ra làm hai loại giấy:

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn: Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

>> Xem thêm: Khái niệm cơ bản về giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả của hàng hóa ?

+ Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

Như vậy, theo Luật Xây dựng 2014, quy định về Giấy phép xây dựng còn có Giấy phép xây dựng có thời hạn và Giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Theo đó, Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là cấp phép xây dựng cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo.

Pháp luật quy định đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án thì người dân sẽ cần phải xin giấy phép. Trong trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.

Các chủ thể sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để nộp cơ quan thẩm quyền để được xem xét đề nghị. Với các hồ sơ hợp lệ thì sẽ được hẹn nhận giấy phép trong vòng 15 ngày với nhà ở riêng lẻ, 30 ngày với công trình khác. Các hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải bổ sung hoặc sửa đổi giấy tờ phù hợp.

– Giấy phép di dời công trình.

Những trường hợp cụ thể mà các chủ thể cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình như sau:

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa – lịch sử cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

>> Xem thêm: Độc quyền là gì ? Khái niệm độc quyền được hiểu như thế nào ?

Các chủ đầu tư về công trình cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về di dời công trình. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, lệ phí cần thiết mới được cấp giấy phép.

2. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì ?

Tên công trình thuộc dự án.

Tên, địa chỉ của chủ đầu tư [riêng với trường hợp nhà ở riêng lẻ mà hộ gia đình, cá nhân tự xây hoặc thuê người khác xây thì chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân đó].

Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình với công trình theo tuyến.

Loại, cấp công trình xây dựng.

Cốt xây dựng công trình.

Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

Mật độ xây dựng[nếu có].

Hệ số sử dụng đất[nếu có].

>> Xem thêm: Dân tộc là gì ? Các khái niệm về dân tộc ?

Riêng với công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định từ [1] đến [8] thì còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 [còn gọi là tầng trệt], số tầng [bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tum, tầng kỹ thuật], chiều cao tối đa toàn công trình.

Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

3.Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Căn cứ quy định tạiLuật Xây dựng sửa đổi 2020[có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021] thì các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

Mức phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép

Khoản 5Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CPquy định mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng như sau:

- Phạt tiềntừ 10 - 20 triệu đồngđối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2022 ?

- Phạt tiềntừ 20 - 30 triệu đồngđối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng tại khu vực đô thị.

Lưu ý: Khu vực đô thị gồm khu vực nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [theo khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009]. Khu vực nông thôn là khu vực còn lại.

4.Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại cácĐiều 91, 92, 93 và Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Luật số 62/2020/QH14. Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng [đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị] là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta [nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư] thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng. Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tạikhoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.

Cấp giấy phép xây dựng nhà ở là vô cùng cần thiết bởi các nguyên nhân

– Khi xây dựng nhà ở hay các công trình thì các chủ đầu tư đều phải đề nghị về việc xin giấy phép xây dựng. Ngoại trừ những trường hợp mà pháp luật quy định được miễn.

– Việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở là thủ tục pháp lý bắt buộc với các công trình xây dựng nhà ở và đã được pháp luật Việt Nam quy định và có hiệu lực thi hành.

– Việc xin cấp giấy phép xây dựng góp phần làm giảm thiểu được rủi ro khi xảy ra các tranh chấp kiện tụng, liên quan đến xây dựng công trình.

– Việc xin cấp giấy phép xây dựng đã tạo điều kiện để các dự án xây dựng được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

– Giấy phép xây dựng đã giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch; Giám sát sự hình thành và phát triển của cơ sở hạ tầng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Thông qua việc xin cấp giấy phép xây dựng đã góp phần phát triển nền kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc.

>> Xem thêm: Quản lý là gì ? Khái niệm, vai trò chức năng của người quản lý ?

– Đối với hoạt động đất đai sẽ cần phảichuyển mục đích sử dụng đấttrong hạn mức trước khi xin phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

– Trong trường hợp nếu các chủ đầu tư không thực hiện cácthủ tục xin giấy phép xây dựngnhà ở thì đối với việc cố tình thực hiện sẽ được cơ quan chức năng nhà nước xử lý và hủy bỏ chế độ vận hành.

5.Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.

Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

[MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Video liên quan

Chủ Đề