Mục tiêu của quảng cáo sản phẩm là gì

Top 9 mục tiêu của quảng cáo thương hiệu quan trọng nhất

Đăng bởi admin | 09/12/2019

Quảng cáo thương hiệu luôn là mối quan tâm hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp. Vậy mục tiêu của quảng cáo thương hiệu là gì, tại sao quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết được mục tiêu của quảng cáo thương hiệu và vì sao lại nên quảng cáo doanh nghiệp nhé.

Xem thêm:

  • 3 cách đo lường quảng cáo nhận thức thương hiệu hiệu quả
  • Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ cho doanh nghiệp

Quyết định về mục tiêu quảng cáo

Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm…Các mục tiêu quảng cáo thường được phân loại thành mục tiêuđể thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở.

  • Quảng cáo thông tin hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thị trường bết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả.
  • Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dùng thể loại so sánh. Ví dụ: hãng Toyota đã so sánh loại xe Lexus của họ với loại xe Mercedes của Đức cả về giá cả lẫn chất lượng [động cơ chạy êm như thế nào]. Quảng cáo so sánh cũng được sử dụng nhiều đối với các loại thuốc khử mùi hôi, kem đánh răng, rượu và các loại thuốc giảm đau.
  • Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành [bão hòa] của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu v.v…

MỤC ĐÍCH CỦA QUẢNGCÁO

by

MỤC ĐÍCH CỦA QUẢNG CÁO

Doanh nghiệp xây dựng nên một mẫu quảng cáo có nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, để tăng doanh số bán hoặc để củng cố thái độ có sẵn của khách hàng về sản phẩm, dù mục tiêu của quảng cáo có nhằm vào tăng doanh số hay củng cố thái độ của khách hàng thì các mục tiêu này cũng có mối liên hệ với mục đích của doanh nghiệp, sau đây là 6 mục đích của quảng cáo được liệt kê theo mức độ trực tiếp giảm dần:

1 – Nhằm thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng

Quảng cáo nhằm để thúc đẩy khán giả đi đến hành động mua sắm sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của mình và hành động này xảy ra càng sớm càng tốt. Hành động mua sản phẩm trực tiếp có thể là gọi điện thoại, gửi thư hoặc fax đơn đặt hàng hoặc làm cho khán giả hình thành quyết định mua sắm ngay lập tức. Hành vi mua sắm từ quảng cáo trực tiếp thường được thực hiện tại các điểm bán lẻ, mục đích của quảng cáo trực tiếp là phạm trù duy nhất thích hợp với mục tiêu tăng doanh số. Nếu doanh nghiệp gửi thư chào hàng hoặc brochure giới thiệu sản phẩm mà các sản phẩm này chưa bao giờ xuất hiện trước đây hoặc chưa bao giờ được quảng cáo và khách hàng chỉ mua sản phẩm từ thư chào hàng của doanh nghiệp thì chắc chắn rằng doanh số của sản phẩm
có liên quan mật thiết với hình thức quảng cáo trực tiếp.

2 – Nhằm khuyến khích khán giả tìm hiểu thông tin về sản phẩm

Như đã đề cập ở trên, đôi lúc doanh nghiệp không thể hy vọng khán giả thực hiện hành vi mua sắm sau khi đã xem quảng cáo về sản phẩm. Họ cần biết thêm thông tin, cần được thứ qua sản phẩm và một vài hình thức giới thiệu khác trước khi đi đến quyết định mua sắm. Đây là trường hợp các sản phẩm quan trọng và đắt tiền như xe hơi. nhà cửa, vốn đầu tư, kêu gọi tài trợ … thông thường thì các mẫu quảng cáo thường đính kèm số điện thoại để những người có quan tâm gọi đến tìm hiểu thêm thông tin. Trong trường hợp này. để thẩm định hiệu quả của quảng cáo, doanh nghiệp có thể tính trên số cuộc gọi đến tìm hiểu về nội dung quảng cáo của mình, ngoài ra để thẩm định được phương tiện quảng cáo nào đã sử dụng gây sự chú ý cho khán giả, doanh nghiệp có thể hỏi thăm khách hàng của mình đã tiếp cận với số điện thoại của doanh nghiệp từ nguồn nào nếu trường hợp doanh nghiệp tung quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.

3 – Tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu

Đây là hình thức quảng cáo ít mang tính trực tiếp hơn, mục đích của hình thức quảng cáo này là xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng mối quan hệ giữa sản phẩm và nhu câu. Qua đó một nhãn hiệu từ tình trạng chưa được biết trớ thành được biết đến, từ tình trạng được chấp nhận sang tình trạng được ưa chuộng. Mục đích chủ yếu của hình thức quảng cáo này là làm cho sản phầm được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận. Đây là hình thức quảng cáo nhằm thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm sẽ thoả mãn nhu cầu của họ.

4 – Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sự thoả mãn trong quá khứ và thúc đầy họ mua sản phẩm trở lại

Hình thức quảng cáo này nhằm nhắc cho người tiêu dùng nhớ lại sự hài lòng mà họ đã từng có trước đây khi sứ dụng sản phẩm từ đó thúc đẩy họ tiếp tục mua sản phẩm, nhiều sản phẩm khi trở lại thị trường Việt Nam sau một thời gian dài có mẫu quảng cáo với nội dung như: “xuất hiện tại Việt Nam từ năm”, “Hãy cùng khám phá … một lần nữa”.

5 – Thay đổi thái độ của người tiêu dùng

Đây là một trong những mục tiêu thách thức nhất của quảng cáo. Doanh nghiệp áp dụng hình thức quảng cáo này nếu như sản phẩm đang gặp tiếng xấu vì một lý do nào đó, hoặc bổ sung một tính năng mới mà khách hàng chưa từng nghĩ đến, hoặc muốn giữ lại khách hàng đang chuyển sang sử dụng sản phẩm mới.

6 – Củng cố thái độ

Mục liêu cuối cùng của quảng cáo là củng cố thái độ hiện tại của người tiêu dùng về sản phẩm. Hình thức quảng cáo này thường được các doanh nghiệp có sản phẩm hàng đầu trên thị trường áp dụng để giữ thị phần và doanh số của mình. Chúng ta thường thảy các mẫu quảng cáo của Coca Cola và các công ty khổng lồ khác xuất hiện thường xuyên ở hầu hết mọi quốc gia. Đôi lúc, những công ty này đưa ra một sản phẩm mới nhưng mục tiêu chính rất đơn giản của họ là làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến tên tuổi của mình và gắn bó với nhãn hiệu. Ngoài các mục đích trên, chiến lược và mục tiêu của quảng cáo còn thay đổi mỗi khi sản phẩm trải qua một giai đoạn trong chu kỳ sống của nó. Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, trường thành và suy thoái. Doanh nghiệp có sản phẩm đã được nhiều người biết đến tất nhiên áp dụng các chiến lược quảng cáo khác với những doanh nghiệp có sản phầm mới vừa được tung ra thị trường

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

This entry was posted on Tháng Mười 4, 2008 at 6:15 chiều and is filed under Uncategorized. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

1. Quảng cáo là gì?

Nhận thấy rằng Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, có lẽ từ khi bắt đầu có thành thị và buôn bán thì cũng có quảng cáo. Mỹ là nước đi đầu trong hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ, không phải ngẫu nhiên mà người ta ví các chương trình quảng cáo của Mỹ là một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức hút kỳ lạ đối với hàng triệu người trên thế giới.

Quảng cáo gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ phát triển đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong phú hơn, quảng cáo xuất hiện nhiều nơi, được thể hiện bằng nhiều hình thức, truyền tài bằng nhiều phương tiện khác nhau…quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng thời cũng là sự sáng tạo văn hóa và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng chính vì vậy cần đặt ra vấn đề trung thực

Tư vấn các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại: 1900.6568

Vậy quảng cáo là gì mà lại cần đặt ra vấn đề trung thực? để tìm hiểu vấn đề một cách rộng hơn dựa trên những phương diện khác nhau.

– Dưới góc độ kinh tế: Theo từ điển Kinh tế thị trường “ quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhắm tranh thủ được nhiều khách hàng”

– Dưới góc độ pháp lý:

Theo Luật thương mại năm 2005 quy định “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”. [ Điều 102]

Trong khi đó, Luật Quảng cáo quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáolà việc sử dụng các phương tiện nhằmgiới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”

Kết luận: Tuy nhiên, trong phạm vi này sẽ chỉ đề cập quảng cáo thương mại, vì vậy sẽ tiếp theo sẽ tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tùy theo từng trường hợp tiếp cận cụ thể.Theo nghĩa hẹp :Quảng cáo là khái niệm chỉ bao gốm các hoạt động, các hình thức xúc tiến thương mại đơn thuần mang tính chất giới thiệu hàng hóa, sản phẩm mà không có các hoạt động mua bán, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trực tiếp, tức là không bao gồm hình thức quảng cáo tại hội chợ triển lãm

Xem thêm: Quy định quảng cáo không trung thực, quảng cáo sai sự thật

Theo nghĩa rộng: Quảng cáo là tất cả các hoạt động, hình thức giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động giới thiệu tại hội chợ triển lãm.

Video liên quan

Chủ Đề