Mừng mùa lễ hội năm 2023 ngày nào năm 2024

Lào Cai - Tối 3.3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội mùa Hè, khởi động chuỗi sự kiện hưởng ứng kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.

Lễ hội mùa Hè sẽ khởi đầu cho chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa trong năm 2023. Ảnh: Hồng Hải.

Ngay trong tối khai mạc, hàng nghìn du khách và người dân đã có mặt tại Trung tâm Sa Pa [Sân Quần], hòa mình trong chương trình biểu diễn nghệ thuật sôi động, lôi cuốn với các tiết mục hát, múa dân tộc, Yoga nghệ thuật, biểu diễn thời trang... Tất cả đều mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc của Sa Pa - Lào Cai nói riêng và Tây Bắc nói Chung.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đỗ Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa nhấn mạnh, với văn hóa đặc trưng vùng miền, Sa Pa hy vọng chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 120 năm du lịch sẽ mang lại những trải nghiệm ý nghĩa, ấn tượng, mãn nhãn, đáng nhớ cho nhân dân và du khách.

Rất đông người dân, du khách đến tham gia chương trình. Ảnh: Trần Hồng Hải.

Sau đêm khai mạc ngày 3.3, Lễ hội mùa Hè Sa Pa 2023 sẽ kéo dài đến hết tháng 6, với hàng loạt sự kiện đặc sắc như: Lễ hội Đền Mẫu Sơn – Mẫu Thượng – Mẫu Fansipan [ngày 20 - 22.4], Ngày hội văn hóa các dân tộc tại thị xã Sapa lần thứ I [ngày 22 - 23.4], Lễ hội Mộng Mị Sapa [ngày 29 - 30.4], Giải chạy Sa Pa - mùa nước đổ [tháng 4 - 5], Lễ hội Vó ngựa trên mây lần thứ 6 [tháng 6]...

Đây là dịp để Sa Pa giới thiệu các chương trình đặc sắc, các sự kiện văn hóa, thể thao độc đáo gắn với thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa... Thời điểm này, đến với Sa Pa du khách có thể cảm nhận được sự biến đổi diệu kỳ của khí hậu, khi tiết trời bốn mùa hội tụ trong một ngày.

Tiết mục múa dân tộc trong đêm khai mạc. Ảnh: Trần Hồng Hải.

Đồng thời, cũng là dịp Sa Pa phát động "Phong trào thi đua toàn dân chung tay xây dựng thương hiệu Sa Pa khu du lịch quốc gia Sạch - Đẹp - Văn minh" trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa, du lịch, xây dựng Sa Pa thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia mang tầm quốc tế.

Bà Hoàng Thị Vượng - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa cho biết, Lễ hội mùa Hè là chương trình đầu tiên để khởi đầu cho chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.

Tiết mục biểu diễn thời trang trong đêm khai mạc. Ảnh: Trần Hồng Hải.

"Chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại nhiều sắc thái khác nhau ghi lại dấu ấn của các chương trình, sự kiện sẽ diễn ra trong năm 2023. Cũng để tạo hứng khởi cho du khách và nhân dân đến thăm quan và cổ vũ cho các chương trình trên địa bàn thị xã" - bà Vượng chia sẻ.

Hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, năm 2023 này, dự kiến thị xã sẽ tổ chức 5 lễ hội theo mùa: Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội mùa Hè, Lễ hội Tình yêu, Lễ hội mùa Thu, Lễ hội mùa Đông.

Các lễ hội được tổ chức từ ngày khai mạc Lễ hội mùa Hè [ngày 3.3] đến hết 31.12.2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, quy mô và trải đều khắp các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa.

Hai tháng đầu năm 2023, Sa Pa đã đón hơn nửa triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Trong năm 2023, Sa Pa đặt mục tiêu đón được 3,5 triệu lượt khách với tổng doanh thu 12.000 tỉ đồng.

Festival Huế 2023 sẽ tiếp nối 4 mùa lễ hội với chuỗi sự kiện trải dài trong suốt cả năm - Ảnh: VGP/Nhật Anh

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong suốt cả năm.

Năm 2023 là năm định kỳ tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế. Đặc biệt đây là dịp kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 20 năm Nhã nhạc được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Vì vậy, 2 sự kiện này sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động diễn ra trong năm.

Với Chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế 2023 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm mở đầu bằng Chương trình Khai hội-Lễ Ban Sóc ngày 01/01/2023 và kết thúc bằng Chương trình Countdown ngày 31/12/2023.

Cụ thể, Lễ hội mùa Xuân "Xuân Cố đô" [tháng 1-3] trải dài suốt 3 tháng đầu năm, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù, với điểm nhấn là chương trình Khai mạc Festival Huế Bốn mùa 2023 và lễ Ban Sóc và nhiều hoạt động Tết cung đình và dân gian vô cùng phong phú, độc đáo với những tập tục đón Tết, những không gian văn hóa Tết truyền thống, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô Huế xưa kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế.

Lễ hội mùa Hạ "Kinh thành tỏa sáng" [tháng 4-6] sẽ lấy chương trình nghệ thuật kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh kết hợp với các hoạt động Festival Nghề truyền thống Huế "Tinh hoa Nghề Việt" làm điểm nhấn.

Lễ hội mùa Thu "Huế vào thu" [tháng 7-9] với điểm nhấn là Lễ hội Áo dài gắn với Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế kết hợp các hoạt động: Vui Tết Trung Thu như Lễ hội đèn lồng, Ngày hội Lân và các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…

Lễ hội mùa Đông "Mùa Đông xứ Huế" [tháng 10-12] sẽ tổ chức một số hoạt động lễ hội mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế với điểm nhấn là Festival Âm Nhạc quốc tế và Chương trình Countdown chào đón năm mới.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế sẽ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Festival Huế 2023 với chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Chủ Đề