Myocardial ischemia là gì

Nhồi máu cơ tim [myocardial infarction]

TS.DS. Phạm Đức Hùng2021-04-15T09:19:49+07:00
By TS.DS. Phạm Đức Hùng Bệnh học, Nổi bật

Nội dung bài viết

  • TỔNG QUAN
  • BỆNH SINH [7]
  • THĂM KHÁM [3,5]
  • ĐIỀU TRỊ
    • Điều trị không dùng thuốc:
    • Điều trị dùng thuốc [9]
      • Điều trị cấp tính
      • Điều trị mạn tính
  • MỘT SỐ GUIDELINE HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP [3]
  • TEAMWORK [11]
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Biên soạn: Đinh Thị Thủy, Trương Phạm Hà Đoan, Trần Thoại Khanh, Nguyễn Thị Hương Lan

Hiệu đính: Nguyễn Minh Huy, PharmD Candidate

TỔNG QUAN

Nhồi máu cơ tim [NMCT] là một trong những gánh nặng chính của các bệnh về tim mạch trên thế giới. Theo đó, năm 2012, Liên đoàn Tim mạch Thế giới và các hội tim mạch lớn thống nhất về định nghĩa nhồi máu cơ tim [1]. NMCT là bệnh có biểu hiện sự tăng của Troponin [chất chỉ điểm sinh học cơ tim] trên 99% bách phân vị của giới hạn trên, kèm theo ít nhất một trong các yếu tố:

[1] Đau thắt ngực điển hình trên lâm sàng.

[2] Có sự thay đổi mới đoạn ST trên điện tâm đồ hoặc có block nhánh trái hoàn toàn mới xuất hiện.

[3] Có sóng Q bệnh lý trên điện tâm đồ.

[4] Thăm dò hình ảnh cho thấy có rối loạn vận động vùng hoặc thiếu máu cơ tim mới xuất hiện.

[5] Có huyết khối trên phim chụp động mạch vành hoặc trên mổ tử thi.

Dịch tễ [4]

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, bệnh mạch vành [Coronary artery disease, CAD] là nguyên nhân dẫn đến 500,000 700,000 trường hợp tử vong mỗi năm, ước tính chiếm 1/3 tỉ lệ gây ra tử vong đối với người trên 35 tuổi. Khoảng 1.5 triệu ca nhồi máu cơ tim xảy ra hàng năm ở Mỹ. Tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim có ST không chênh lên [Non ST-elevation Myocardial infarction, NSTEMI] so với nhồi máu cơ tim có ST chênh lên [ST-elevation Myocardial infraction, STEMI] đã tăng dần và tổng số ca tử vong liên quan đến NMCT vẫn không có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, theo thống kê tại Châu Âu, bệnh mạch vành cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở các quốc gia này.

Phân loại [2]

Phân loại quốc tế của nhồi máu cơ tim:

  • Loại 1: Nhồi máu cơ tim nguyên phát
  • Loại 2: Nhồi máu cơ tim thứ phát do mất cân bằng cán cân thiếu máu cục bộ cơ tim
  • Loại 3: Nhồi máu cơ tim dẫn tới tử vong trong trường hợp không có kết quả men tim
  • Loại 4a: Nhồi máu cơ tim do can thiệp động mạch mạch vành qua da [PCI]
  • Loại 4b: Nhồi máu cơ tim do huyết khối trong stent
  • Loại 5: Nhồi máu cơ tim do mổ bắc cầu mạch vành

BỆNH SINH [7]

Tim là cơ quan trung tâm đảm bảo chức năng bơm máu của hệ tuần hoàn. Cơ tim được cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng thông qua hệ thống động mạch vành [*]. Bệnh mạch vành là hiện tượng những động mạch này trở nên hẹp lại làm cản trở sự lưu thông máu. Nguồn máu bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Chất béo, canxi, protein và các tế bào viêm tích tụ thành trong lòng mạch vành, tạo thành những mảng bám có đặc điểm cứng ở bên ngoài và mềm, nhão ở bên trong.

Khi mảng bám này cứng lại, lớp vỏ bên ngoài bị nứt, vỡ. Lúc này các tiểu cầu [tế bào hình đĩa giúp làm đông máu] đến khu vực này và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành, cơ tim bị thiếu oxy. Các tế bào cơ sớm chết đi, gây ra tổn thương vĩnh viễn.

Hiếm gặp hơn, cơn co thắt của động mạch vành cũng có thể gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Trong kiểu co thắt mạch vành này, động mạch vành của bệnh nhân bị tắc nghẽn toàn bộ, ngắt nguồn cung cấp máu cho cơ tim [thiếu máu cục bộ]. Hiện tượng này có thể xảy ra cả khi nghỉ ngơi và không hề mắc bệnh động mạch vành nghiêm trọng trước đó.

Mỗi nhánh động mạch vành cung cấp máu đến các vùng cơ tim khác nhau. Mức độ tổn thương cơ tim phụ thuộc vào kích thước vùng bị thiếu máu cục bộ và thời gian cấp cứu

Ngay sau cơn nhồi máu cơ tim, các tế bào cơ dần hồi phục và lành lại. Quá trình này mất khoảng 8 tuần. Cũng giống như vết thương ngoài da, sẹo sẽ hình thành ở vùng bị tổn thương. Nhưng mô sẹo mới không còn linh động được như ban đầu. Vì vậy, sau cơn nhồi máu cơ tim, khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng và không còn được nhiều như ban đầu. Mức độ ảnh hưởng này tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sẹo.

  • MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ: [5]
  1. Tuổi tác: Đàn ông trên 45 và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ.
  2. Thuốc lá: bao gồm cả hút thuốc và hút thuốc thụ động trong khoảng thời gian dài.
  3. Cao huyết áp: Theo thời gian, huyết áp cao có thể gây tổn thương đến các động mạch nuôi tim. Ngoài ra, cao huyết áp thường xảy ra với một số bệnh khác như béo phì, hàm lượng mỡ máu cao hay tiểu đường, làm tăng thêm nguy cơ NMCT.
  4. Hàm lượng mỡ máu cao: Cholesterol xấu [lipoprotein tỷ trọng thấp- LDL cholesterol] nếu tích tụ quá nhiều sẽ tạo thành các mảng bám trên thành động mạch, khiến chúng càng lúc càng hẹp lại. Hàm lượng triglyceride [loại chất béo dữ trữ năng lượng thừa từ chế độ ăn uống] cao cũng làm tăng nguy cơ của NMCT. Ngược lại, Cholesterol tốt [lipoprotein tỷ trọng cao- HDL cholesterol] làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  5. Béo phì: Béo phì thường đi chung với cao huyết áp, hàm lượng mỡ máu cao và tiểu đường. Giảm khoảng 10% khối lượng cơ thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
  6. Tiểu đường: Tuyến tụy nếu không sản xuất đủ hormone [insulin] hay không phản ứng hiệu quả với insulin sẽ làm tăng lượng đường huyết, và tăng nguy cơ NMCT.
  7. Hội chứng chuyển hóa: hội chứng này thường xảy ra đối với người bị béo phì, cao huyết áp, và lượng đường huyết cao. Người mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có gấp đôi nguy cơ NMCT.
  8. Tiền sử NMCT trong gia đình
  9. Ít vận động: Ít vận động có thể gây ra béo phì và làm tăng lượng mỡ máu. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng sức khỏe, hạ huyết áp.
  10. Căng thẳng [Stress]
  11. Sử dụng một số loại thuốc cấm: các thuốc kích thích, như cocaine hay amphetamines, có thể gây co rút các động mạch vành và dẫn đến NMCT.
  12. Tiền sử bệnh tiền sản giật: Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý gây ra tăng huyết áp trong quá trình thai nghén và hệ lụy NMCT sau này.
  13. Các bệnh tự miễn: các bệnh như viêm khớp dạng thấp [rheumatoid arthritis] cũng có thể tăng nguy cơ NMCT.

THĂM KHÁM [3,5]

  1. Lâm sàng:
  • Đặc điểm lâm sàng của người bệnh: Tuổi tác/ Bệnh nền [Đái tháo đường/ Tăng huyết áp/ Rối loạn lipid máu].
  • Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng điển hình là đau ngực kiểu động mạch vành: đau thắt [bóp] nghẹt sau xương ức, có thể lan lên vai trái, lên cằm, lên cả hai vai, cơn đau thường xuất hiện sau một gắng sức nhưng đau có thể xảy ra cả trong khi nghỉ, cơn đau thường kéo dài trên 20 phút.
  • Khám lâm sàng:
  • Khám lâm sàng ít có giá trị để chẩn đoán xác định bệnh nhưng khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt cũng như đánh giá các yếu tố nguy cơ, biến chứng
  • Khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh như viêm màng ngoài tim, viêm phế quản, viêm khớp ức sườn, các bệnh tim thực tổn kèm theo
  • Phát hiện các triệu chứng của suy tim, tiếng T3, hở van tim
  1. Cận lâm sàng
  • Điện tim đồ:
  • Trong cơn đau có thể thấy sự biến đổi của đoạn ST: thường gặp nhất là đoạn ST chênh xuống [nhất là kiểu dốc xuống], T âm nhọn, đảo chiều, ST có thể chênh lên thoáng qua. Nếu ST chênh lên bền vững hoặc mới có xuất hiện block nhánh trái thì ta cần phải nghĩ đến NMCT.
  • Có tới trên 20% bệnh nhân không có thay đổi tức thời trên điện tâm đồ, nên làm điện tâm đồ nhiều lần.
  • Việc phân biệt đau thắt ngực không ổn định với NMCT cấp không có ST chênh lên chủ yếu là xem có sự thay đổi của các chất chỉ điểm sinh học cơ tim hay không.
  • Các chất chỉ điểm sinh học cơ tim:
  • Các chất chỉ điểm sinh học cơ tim thường được dùng để chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và theo dõi là Troponin T hoặc I. Tốt nhất là các xét nghiệm siêu nhạy [như TroponinT hs hoặc I hs].
  • Hiện nay, các hướng dẫn chẩn đoán phân tầng hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên [Non-ST segment elevation myocardial infraction- NSTEMI] khuyên nên sử dụng phác đồ 3 giờ hoặc phác đồ 1 giờ trong chẩn đoán loại trừ NSTEMI [Hình 2 và 3, phần VI.]
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim giúp đánh giá rối loạn vận động vùng [nếu có], đánh giá chức năng thất trái [đặc biệt sau NMCT] và các bệnh lý thực tổn van tim kèm theo hoặc giúp cho việc chẩn đoán phân biệt [với các nguyên nhân gây đau ngực khác].
  • Các nghiệm pháp gắng sức [điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức]:
  • Cần chú ý là khi đã có chẩn đoán chắc chắn là NSTEMI thì không có chỉ định làm các nghiệm pháp gắng sức do tính chất bất ổn của bệnh.
  • Các nghiệm pháp này chỉ đặt ra khi bệnh nhân ở nhóm nguy cơ thấp, lâm sàng không điển hình, không có thay đổi trên điện tâm đồ và đã điều trị ổn định [sau 5 ngày].
  • Chụp động mạch vành: Chụp động mạch vành được chỉ định ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao, cao hoặc vừa. Thời gian chụp tùy mức độ phân tầng nguy cơ.

ĐIỀU TRỊ

    1. Điều trị không dùng thuốc:

Mục tiêu đầu tiên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong việc quản lý nhồi máu cơ tim cấp tính là chẩn đoán tình trạng bệnh một cách rất nhanh chóng.

Theo nguyên tắc chung, điều trị ban đầu cho nhồi máu cơ tim cấp là khôi phục lượng máu cung cấp càng sớm càng tốt để cứu vãn các cơ tim bị nguy hiểm . Điều này có thể được thực hiện thông qua các phương pháp y khoa hoặc cơ học, chẳng hạn như:

  • Can thiệp động mạch vành qua da [PCI- percutaneous coronary intervention]
  • Phẫu thuật ghép nối động mạch vành [CABG- coronary artery bypass graft].

Việc điều trị ban đầu đối với các loại hội chứng mạch vành cấp [ACS- acute coronary syndrome] khác nhau có vẻ giống nhau, nhưng điều rất quan trọng là phải phân biệt xem bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên [ST segment elevation myocardial infraction- STEMI] hay nhồi máu cơ tim có ST không chênh [NSTEMI], bởi vì liệu pháp điều trị dứt điểm khác nhau giữa hai loại nhồi máu cơ tim này. [6]

  • Một số phương pháp khác [7]:
  • Thông tim: Ngoài việc chẩn đoán, thông tim có thể được sử dụng cho các thủ thuật can thiệp [chẳng hạn như chụp động mạch hoặc đặt stent] để mở rộng các động mạch bị hẹp hoặc bị tắc.
  • Phẫu thuật bắc cầu: có thể được thực hiện trong vòng vài ngày sau cơn đau tim để khôi phục nguồn cung cấp máu cho tim.
  • Bệnh mạch vành không thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp điều trị [cả phẫu thuật và dùng thuốc]. Bệnh nhân sau khi hồi phục vẫn có nguy cơ bị những đau tim khác [7]. Do vậy, để giảm nguy cơ, bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống của, bao gồm [8]:
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cholesterol
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp
  • Tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh [Mức mục tiêu đối với trọng lượng cơ thể là chỉ số khối cơ thể từ 20 đến 25 kg/m2 và vòng eo < 94 cm đối với nam và

Chủ Đề