Năm 2023 là năm con gì ở trung quốc năm 2024

Theo lịch âm, năm mới 2023 là năm Quý Mão. Tuy nhiên, điều thú vị là trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm Mão đại diện bởi con thỏ, còn Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện.

Nguồn gốc của 12 con giáp

Theo sách "12 con giáp trong văn hóa người Việt", 12 con giáp có nguồn gốc từ lịch Can - Chi. Loại lịch này xuất hiện vào thời nhà Thương [1766-1122 TCN] ở Trung Quốc. Theo đó, 12 con giáp gắn với Thập Nhị Chi.

Theo đó, người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống hoặc được con người thuần dưỡng sớm nhất để đưa vào lịch Can - Chi, theo thứ tự: Tý [Chuột], Sửu [Trâu], Dần [Hổ], Mão [Thỏ], Thìn [Rồng], Tỵ [Rắn], Ngọ [Ngựa], Mùi [Dê], Thân [Khỉ], Dậu [Gà], Tuất [Chó], Hợi [Lợn].

Còn trong văn hóa Việt Nam, theo sách "Chuyện Đông, Chuyện Tây" của tác giả An Chi, "con giáp" là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ.

Mèo và Thỏ đều là con giáp thứ 5 trong lịch Can - Chi ở Việt Nam và Trung Quốc.

Con giáp là chu kỳ 12 năm âm lịch, gọi từ tên của 12 địa chi, từ Tý đến Hợi, cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm cho đến năm cuối cùng một chi với nó sau đó 12 năm.

Trong phương ngữ Bắc Bộ, "giáp" thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành chi kỳ 12 năm như hiện nay.

Khác biệt của 12 con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là con mèo được dùng thay thế cho con thỏ.

Vì sao năm Mão ở Việt Nam là con mèo?

Có nhiều lý giải khác nhau về việc trong văn hóa Việt, mèo là con vật đại diện cho năm mão.

Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu, nhưng về ngữ âm thì "mèo" [măo] và mèo [máo] có cách đọc giống nhau, đều là mao. Trong "Việt Nam tự điển", chữ "mão" - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.

Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn, cũng giải thích rằng mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập Nhị Chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ [máo - âm Hán Việt là miêu].

Mèo là con vật thân thuộc trong đời sống người dân Việt Nam. Ảnh: Kelvin Valerio/Pexels.

Dù đã tiếp thu Thập Nhị chi [12 con giáp] của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.

Ở Việt Nam, điều kiện môi trường thuận lợi cho loài mèo phát triển mạnh hơn hẳn thỏ. Vì Việt Nam là văn hóa thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.

Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau.

Mặt khác, ở Việt Nam, thỏ vốn không phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là "tiểu hổ" và gần gũi với đời sống các gia đình.

Mèo còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát... Mèo cũng có tài bắt chuột, giúp ích nhiều cho các gia đình, đặc biệt trong nền kinh tế nông nghiệp.

Một lý giải khác cho rằng thay thế thỏ bằng mèo trong 12 con giáp đã được chấp thuận rộng rãi và hợp lý. Theo Reuters, thỏ là một loài gặm nhấm, chuột [Tí] cũng là loài gặm nhấm, trong khi 12 con giáp cần độc nhất và khác biệt.

Mèo còn tạo ra thế đối xứng với chó [Tuất]. Theo thuyết âm dương, điều này tạo ra thế cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn, dung hòa các mặt đối lập và khiến vòng tròn hoàng đạo cân bằng hơn.

Theo Zingnews

Tử vi tuổi Ngọ năm 2023 [P2]

Người tuổi Ngọ sinh năm 1978 có thể sẽ phải trải qua một năm đầy thách thức khi mọi phương diện cuộc sống đều xảy ra vấn đề.

Tử vi tuổi Ngọ năm 2023 [P1]

Điểm sáng nhất trong tử vi năm 2023 của tuổi Ngọ là phương diện sức khỏe hầu như không bị tác động nhiều. Đương số duy trì được thể trạng khỏe mạnh, ít đau ốm.

Trong mười hai con giáp của Việt Nam, dùng chung nền tảng cung hoàng đạo Trung Quốc, theo đó ấn định một con vật và các thuộc tính nổi tiếng của nó cho mỗi năm trong chu kỳ mười hai năm âm lịch lặp lại, có tới bốn sự khác biệt rõ ràng với mười hai con giáp của Trung Quốc và những quốc gia cũng ăn Tết âm lịch khác.

  • Sửu - là năm con Trâu của người Việt, nhưng lại là năm con Bò với người Hoa và người Hàn
  • Dần
  • Mão / Mẹo - là năm con Mèo của người Việt, nhưng là năm con Thỏ của người Hoa và người Hàn
  • Thìn
  • Tị
  • Ngọ
  • Mùi - là năm con Dê của cả người Việt và người Hoa, nhưng là năm con Cừu của người Hàn
  • Thân
  • Dậu - đều là năm con Gà, nhưng phải là Gà Trống với người Hoa và người Hàn
  • Tuất
  • Hợi

Sự khác biệt trong con vật đại diện năm của Tết 2023 có lẽ người Việt ở Úc có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi những tin bài, báo chí, và quảng cáo về những con người, sự kiện, lễ hội, và cả khuyến mãi nhân dịp này xuất hiện, rất nhiều nơi chỉ là năm Thỏ "Year of the Rabbit".

Vì đâu có sự khác biệt này?

Trong khi trả lời phỏng vấn của Zingnews, Tiến sĩ Sim Sang - Joon, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc,

giải thích mọi "rắc rối" đều có thể bắt đầu từ chuyện đồng... âm.

Trong tiếng Trung, hai từ này khác nhau về dấu, tuy nhiên lại được ghi âm chữ Hán giống nhau, thì thỏ [măo] và mèo [máo - âm Hán Việt là “miêu”] đều là mao.

Ông Sim Sang - Joon cho rằng yếu tố môi trường tự nhiên cũng giữ vai trò quyết định trong chuyện này. Theo đó điều kiện môi trường ở Việt Nam để loài thỏ phát triển sinh sôi rất hạn chế so với loài mèo.

Ông dùng cụm từ "điều kiện tiếp thu có biến động từ ngôn ngữ đến hình ảnh" để giải thích sự khác biệt Thỏ / Mèo trong mười hai con giáp Trung Quốc và Việt Nam, và lưu ý cách người Việt chọn con Mèo [thay vì con... gì khác] vì âm tiếng Hán con mèo do có cùng âm tiếng Hán với con thỏ.

Nếu nói đến âm, ghi âm, chữ viết, nghĩa, ngôn ngữ... trong khác biệt này thì cuộc tranh luận còn kéo dài đến năm con Thỏ, con Mèo tiếp theo, tức Tết 2035.

Mèo và Thỏ Credit: Antoni Shkraba on Pexels

Tiếng Việt cổ và xã hội nông nghiệp

Rất nhiều ý kiến khác nhau tranh luận tại sao lại là con mèo trong Việt giáp và con thỏ trong Hoa giáp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông hiện đang sinh sống ở Úc cho rằng cách giải thích thường gặp trong tài liệu Trung Quốc là âm 'mão' khi du nhập vào tiếng Việt đọc giống như mèo hay miêu tiếng Hán Việt nên người Việt dùng mèo làm biểu tượng thay vì thỏ là... không hợp lý. Ông đã chứng minh cho quan điểm của mình qua nhiều trang viết.

Ông Nguyễn Cung Thông cho rằng khả năng rất lớn nguồn gốc tên gọi 12 con giáp đến từ tiếng Việt cổ.

Ông dẫn giải từ lịch sử thuần hóa, mèo đã sống chung với loài người và có khả năng được thuần hoá cách đây khoảng 9500 năm, so sánh với thỏ mới gần 3000 năm trở lại đây.

Ông chỉ ra mèo, loài ăn thịt, thích hợp với xã hội nông nghiệp như thế nào, đã là vị "cứu tinh" từ hoang sơ tiêu diệt loài chuột phá hoại thóc lúa mùa màng của người nông gia, so với con thỏ chỉ ăn rau cải và... phá hoại mùa màng.

Ông cũng lưu ý về khí hậu và thời tiết. Loài thỏ thuần hoá không thể tồn tại khi nhiệt độ môi trường chung quanh lên trên 32 độ C, so với loài mèo có thể sống sót với môi trường ở nhiệt độ 52 độ C. Ông cho rằng thân nhiệt của mèo trung bình 38 độ C tương thích với một xã hội nông nghiệp có khí hậu ôn hoà như Việt Nam, còn thỏ lại là nguồn thực phẩm có lượng đạm cao cho xã hội du mục và săn bắn.

Nếu các em bé trong nhà hỏi quý vị? Quý vị làm sao giải thích? Chắc lúc này không thể dùng yếu tố lịch sử hay văn hóa suy luận như trên, mà phải dùng chuyện kể dân gian.

Chuyện kể một ngày kia, Ngọc Hoàng Thượng Đế truyền tin đi cho muôn loài, mời mọi động vật tham dự một cuộc đua để giành quyền trị vì kiểm soát một năm trong 12 năm của cung hoàng đạo ở hạ giới. Đến ngày thi, tất cả động vật đều cắm đầu chạy quyết tâm giành 12 hạng đầu. Chuột và Mèo cùng đi với nhau từ mờ sáng.

Mâu thuẫn xảy ra khi đến đoạn cần qua một khúc sông lớn. Cả hai gặp được Trâu và nhờ quá giang qua sông. Tuy nhiên tranh thủ lúc Mèo không để ý, Chuột đã nhanh chân đạp Mèo xuống nước và cùng Trâu qua sông. Lúc lên thiên đình thì Chuột nhanh trí nhảy xuống trước nên ở vị trí đầu tiên, sau đó là Trâu.

Chuyện kể Trung Quốc và Hàn Quốc, con Mèo hoàn toàn thất bại. Thay vào đó, con Thỏ giành vị trí thứ 4 trong 12 hạng đầu. Mối... thù hận giữa Mèo và Chuột bắt đầu từ đây.

Chuyện Việt Nam, con Mèo dù bị lừa, vẫn lọt vào cung hoàng đạo. Mèo gặp Hổ và được Hổ cứu, nên thứ tự tiếp theo là Hổ và Mèo. Một cách kể chuyện dân gian khác, Mèo về đến nơi thì 12 hạng đầu đã ấn định. Khóc lóc. Hằng Nga thấy vậy mới xin được mang Thỏ về cung Trăng để làm bạn. Mèo thay vào vị trí của Thỏ.

Chủ Đề