Nang phần phụ trái là gì

Chào bác sĩ. Cháu bị bệnh u nang buồng trứng trái, đi khám ở nhiều nơi họ đều bảo phải phẫu thuật. Cháu lo sợ nếu phẫu thuật sẽ không sinh con được nữa. Bị nang buồng trứng trái có nguy hiểm không? Cách xử trí u nang buồng trứng trái như thế nào? Cháu có nhu cầu có thai nên không biết u nang buồng trứng trái khi mang thai có nguy hiểm không? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên?


Minh Ngọc [Từ Liêm, Hà Nội]
Trả lời
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những băn khoăn, thắc mắc về bệnh u nang buồng trứng trái.
U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 14-55. U nang buồng trứng là hiện tượng một quả bóng nhỏ trong chứa đầy không khí hay chất dịch lỏng nằm ở một bên buồng trứng gây áp lực lên phần bụng dưới. 95% trường hợp u nang buồng trứng là lành tính. Dấu hiệu u nang buồng trứng trái là trướng bụng, đau phần bụng dưới, đau theo chu kỳ, đau mỏi lưng, khó thở và khó cử động…U nang buồng trứng có thể gây vô sinh, sảy thai, đẻ non, khó đẻ.

U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 14-55 tuổi

U nang buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây ra như sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa hormon như các loại thịt và sữa, chế độ ăn uống không cân bằng, ít thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, dùng quá nhiều thuốc tránh thai, gan bị nhiễm độc hoặc do làm việc quá sức, béo phì, stress.
Trường hợp của bạn bị u nang buồng trứng bên trái và đều được chỉ định phẫu thuật thì bạn nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu  buồng trứng trái có nang sẽ tiến triển to hơn, gây biến chứng xoắn u nang hoặc vỡ u nang gây chảy máu rất nguy hiểm.

Phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng trái là phương pháp giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh

Phẫu thuật u nang buồng trứng là phương pháp hỗ trợ điều trị phổ biến hiện nay và tương đối an toàn nên bạn không cần quá lo lắng kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe. Để mang lại hiệu quả cao sau hỗ trợ điều trị, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín với bác sĩ chuyên khoa Ngoại và Sản phụ khoa giỏi. Căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật u nang buồng trứng trái nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm buồng trứng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể. 

Khối u phần phụ thường xuất hiện ở vùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các mô liên kết. Chúng thường lành tính, nhưng đôi khi có thể hóa ác. Những khối u phần phụ thường không cần phải điều trị và thường sẽ tự mất.

Một số dấu hiệu gợi ý bệnh u phần phụ là gì?

Thông thường, khối u phần phụ không có triệu chứng rõ rệt. Chúng thường được phát hiện tình cờ khi bác sĩ thăm khám phụ khoa. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể có các dấu hiệu sau:

  • Đau vùng chậu
  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Khối u xuất huyết
  • Tiểu khó, tiểu gấp
  • Táo bón
  • Một số triệu chứng ở đường tiêu hóa

Thông thường, kích thước của khối u sẽ ảnh hưởng đến triệu chứng nó gây ra cho người bệnh. Do đó, khi bạn có một số triệu chứng như trên, tốt nhất bạn nên tìm bác sĩ để có được những lời khuyên thích hợp.

Nguyên nhân gây nên khối u phần phụ là gì?

Có đến hàng trăm nguyên nhân gây nên khối u phần phụ. Tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Nang buồng trứng: thường là nang chứa đầy dịch, rất hay gặp. Thực tế, rất nhiều phụ nữ từng bị nang buồng trứng ít nhất một lần trong đời. Và chúng thường không đau cũng như không có bất kì triệu chứng gì.
  • U buồng trứng lành tính: do sự phát triển quá mức của mô ở buồng trứng. Chúng thường là các nang đặc và là u lành. Do đó, khối u buồng trứng lành tính sẽ không xâm lấn và di căn các cơ quan khác.
  • Ung thư buồng trứng: đây là một trong những loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Khối u này có khả năng phát triển và di căn đến các cơ quan khác. Một số triệu chứng có thể đi kèm gồm: sụt cân, đau vùng chậu kéo dài…
  • Thai ngoài tử cung: đây là do trứng sau khi đã thụ tinh làm tổ ở một vị trí ngoài tử cung. Sau khi đã làm tổ ở vòi tử cung, trứng sẽ tiếp tục phát triển. Do vậy, túi thai có thể vỡ và xuất huyết ồ ạt nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Thường quá trình vỡ rất đột ngột, rất đau đớn kèm xuất huyết ồ ạt bên trong ổ bụng. Do đó, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Khối u phần phụ sẽ được điều trị như thế nào?

Nếu khối u có kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng cuộc sống người bệnh, bác sĩ sẽ không điều trị gì thêm. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn phải theo dõi diễn tiến bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, có thể bạn cần phải phẫu thuật:

  • Khối u lành tính đang lớn dần
  • Triệu chứng ngày càng rầm rộ
  • Nang diễn tiến hóa đặc

Sau khi đã phẫu thuật khối u vùng chậu, có thể bác sĩ sẽ gửi khối u đến phòng giải phẫu bệnh để xem liệu đây phải là ung thư hay không. Nếu thực sự khối ung thư, bác sĩ sẽ phải điều trị chuyên sâu hơn.

Làm sao để chẩn đoán khối u phần phụ?

Thông thường, trong một số ca người mắc không có bất kì triệu chứng gì. Đôi khi chỉ là sự phát hiện tình cờ được khối u do thăm khám tổng quát.

Khi đã biết chắc có khối u phần phụ, bác sĩ sẽ phải đánh giá xem đây có phải là một tình trạng cần xử trí cấp cứu ngay không. Có thể bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm để xem liệu bạn có đang mang thai. Nếu kết quả là bạn không mang thai, bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thai ngoài tử cung.

Sau khi đã loại trừ tình trạng bệnh cần cấp cứu, bạn và bác sĩ sẽ phải tìm nguyên nhân gây khối u này. Từ đó sẽ quyết định xem phương thức điều trị nào là thích hợp nhất. Do đó, có thể bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm một số cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất có thể.

Khối u phần phụ ở phụ nữ đang mang thai nên được điều trị như thế nào?

Đôi khi khối u phần phụ được phát hiện tình cờ lúc người phụ nữ đang mang thai khi thai phụ đi siêu âm hay được bác sĩ thăm khám.

Bởi vì phần lớn khối u phần phụ không gây nguy hiểmm và thường sẽ tự hết, nên thông thường bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi diễn tiến của khối u này trong suốt thai kì mà không điều trị gì thêm.

Tuy vậy có một số trường hợp thực sự cần phải điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm:

  • Bác sĩ nghi ngờ đây là một khối u ác
  • Hoặc khối u có biến chứng
  • Hoặc khối u phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đên sự phát triển của thai kì.

Theo một nghiên cứu lâm sàng năm 2007, khoảng 10 phần trăm khối u phần phụ xuất hiện trong giai đoạn thai kì là ác tính. Tuy vậy, những khối u ác thường được phát hiện và giai đoạn sớm, do đó tiên lượng của người mẹ thường tốt và thường bác sĩ sẽ không yêu cầu thai phụ chấm dứt thai kì trừ khi khối u gây nguy hiểm đến sức khỏe người mắc.

Đôi khi khối u phần phụ phát hiện tình cờ trong thai kỳ

Nếu mắc một khối u phần phụ, tiên lượng của bệnh sẽ như thế nào?

Thường khối u phần phụ không gây hại, do đó chúng không cần phải được điều trị gì thêm trừ khi chúng gây phiền hà cho người bệnh. Phần lớn khối u phần phụ sẽ tự biến mất trước khi bác sĩ can thiệp.

Tuy nhiên, phần nhỏ nguyên nhân khối u phần phụ là ung thư buồng trứng. Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị sớm trước khi chúng di căn, khả năng sống còn của bệnh nhân lên đến 92 phần trăm sau 5 năm.

Tóm lại, khi phát hiện một khối u phần phụ, có thể có hay không các dấu hiệu khác, bạn vẫn nên đi đến gặp một bác sĩ chuyên khoa và làm thêm một số xét nghiệm để tìm được nguyên nhân chính xác nhất và điều trị phù hợp.

Bác sĩ Vũ Thành Đô

>> Xem thêm: U mỡ khối u lành tính thường gặp và những điều bạn cần biết  

>> Xem thêm: Khối u cột sống và những điều bạn cần lưu ý

U nang buồng trứng trái là một bệnh lý u phần phụ nếu được điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng nhiều lên sức khỏe. Tuy nhiên nếu xuất hiện các biến chứng thì tương đối nguy hiểm. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng bên trái là bệnh lý gây ra bởi sự xuất hiện khối u nang tại buồng trứng bên trái. Các khối u này có dạng túi dịch. U nang buồng trứng trái thường là lành tính. Bệnh có thể gặp ở tất cả độ tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh.

Bệnh thường không gây ra các triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của nữ giới.

U nang buồng trứng trái là bệnh lí có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Tuy nhiên, đối tượng thường bị u nang buồng trứng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thường xuyên tiếp xúc khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại cho cơ thể
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin, protein hay thói quen ăn nhiều chất béo, đường bột…
  • Sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
  • Tiền căn thường xuyên rối loạn kinh nguyệt, hệ nội tiết tố không ổn định, có kinh nguyệt lần đầu sớm
  • Phụ nữ không lập gia đình không sinh con hay không nuôi con bằng sữa mẹ dễ mắc các bệnh lý u phần phụ
  • Tiền căn gia đình có người mắc các bệnh u nang, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung,… có nguy cơ bị u nang buồng trứng nhiều hơn người bình thường

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại u nang buồng trứng trái thuộc nhóm nào, dạng gì. U nang buồng trứng được chia ra làm 2 loại đó là dạng cơ năng và dạng thực thể. Mỗi loại u nang sẽ có những đặc điểm riêng biệt:

  • U nang dạng cơ năng: nguồn gốc hình thành bắt nguồn từ những rối loạn chức năng của buồng trứng. Thể bệnh dạng này hầu như không biểu hiện triệu chứng mà diễn tiến âm thầm, thường tự thoái triển dần sau một vài chu kỳ kinh. Do đó, tiên lượng của dạng cơ năng tương đối không gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • U nang dạng thực thể: bắt nguồn từ các tổn thương thực thể ở buồng trứng. Loại tổn thương này khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh thường xuyên gây ra các triệu chứng, do đó cần chú ý đến những bất thường của cơ thể để kịp thời thăm khám.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bao gồm: cảm giác đau tức hạ vị, rối loạn kinh nguyệt, đau cột sống thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục, cảm giác bị chướng bụng hay rối loạn tiêu hóa, tiểu khó, táo bón hay có thể sờ thấy khối u… Khi xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi các triệu chứng liên kết với nhau xuất hiện cùng lúc bạn phải đi khám chuyên khoa ngay để giảm thiểu nguy hiểm đến sức khỏe và phòng tránh biến chứng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng trái có thể gặp

Các trường hợp u nang thường không gây ra nhiều triệu chứng báo hiệu. Nếu có triệu chứng cũng không thật sự đặc hiệu do đó người bệnh dễ chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý khác mà không điều trị kịp thời. Triệu chứng có thể gặp để báo hiệu u nang buồng trứng trái chị em phụ nữ cần lưu ý để kịp thời ngăn chặn diễn tiến bệnh:

  • Triệu chứng u nang buồng trứng trái trong giai đoạn đầu của bệnh:

Cảm giác đau hạ vị và bộ phận sinh dục ngoại hay hạ bộ. Thường gặp hơn là cảm giác đau khi hoạt động mạnh hay khi giao hợp [tần suất đau tăng dần từ mức độ nhẹ tới mạnh bạo]. Cảm giác nặng nề, chướng ở phần bụng dưới dễ nhầm lẫn với đau bụng đi ngoài nhưng người bệnh không có cảm giác mót mà chỉ cảm thấy khó chịu, nặng bụng . Có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

  • Các dấu hiệu khi u nang buồng trứng trái khi bệnh đã gây ra các biến chứng:

Xảy ra khi u nang buồng trứng trái bị vỡ hoặc u nang buồng trứng xoắn. Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột ở hạ vị, phía bên trái [bên phía có khối u nang]. Một số dấu hiệu trên lâm sàng có thể gặp đó là nôn, tụt huyết áp , nhịp tim nhanh,… Khi xuất hiện các triệu chứng này người bệnh phải lập tức được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

Mắc u nang buồng trứng trái có thai được không và điều trị như thế nào?

U nang buồng trứng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định thì người bệnh vẫn có thể hồi phục và sinh con bình thường. U nang buồng trứng tuy rằng tiến triển lặng lẽ, nhưng vẫn có thể đột ngột gây biến chứng cấp tính hoặc bán cấp như: xoắn u nang, xuất huyết trong nang, vỡ nang, viêm phúc mạc, chèn ép tiểu khung.

Khi có sự xuất hiện của các khối u nang khiến buồng trứng không thể hoạt động trơn tru như bình thường. Cụ thể là ảnh hưởng lên quá trình rụng trứng hay phóng noãn có thể bị chậm lại, do đó có thể làm giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định chắc chắn rằng u nang có thai được không mà câu trả lời còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại u nang, mức độ tiến triển của u nang, biến chứng xảy ra chưa, đáp ứng điều trị như thế nào,…

Trường hợp u nang 2 bên có kết quả giải phẫu bệnh ác tính thì gần như phải cắt bỏ 2 bên buồng trứng thì khả năng sinh sản tự nhiên lúc này không còn. Nếu tổn thương chỉ xảy ra ở bên trái thì vẫn bảo tồn được buồng trứng bên phải tuy nhiên khả năng thụ thai tự nhiên sẽ thấp hơn bình thường. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo tồn được cấu trúc và chức năng buồng trứng thì chị em vẫn có thể mang thai bình thường.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U nang buồng trứng trái là bệnh gì, mang thai được không?”. Tùy vào mức độ nguy hiểm của khối u nang và kế hoạch điều trị mà chức năng sinh sản của từng bệnh nhân sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng cách bảo tồn được chức năng sinh sản thì chị em vẫn có thể mang thai bình thường.

Nguồn tham khảo: NHS

Video liên quan

Chủ Đề