Nên cho bé ngủ riêng từ khi nào năm 2024

Bố mẹ và con cái ngủ chung hay ngủ riêng đều có những ưu/nhược điểm nhất định. Với việc để trẻ ra ngủ riêng từ nhỏ không chỉ giúp bố mẹ có được giấc ngủ sâu hơn, mà còn có lợi cho sự phát triển của con. Trẻ được ngủ riêng sớm sẽ hình thành tính cách tự lập ngay từ nhỏ, tăng sự tự tin, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ khi bước vào độ tuổi đi học.

Bên cạnh đó, việc ngủ riêng giúp bé an toàn hơn, tránh những nguy hiểm không may xảy ra như bị bố mẹ đè vào người. Và dù có thương yêu con như thế nào thì bé từ 3 tuổi trở lên không nên nằm chung giường với bố mẹ. Bởi vì lúc này con đã có khả năng nhận biết giới tính, dễ bị tác động tới tâm lý tình cảm. Việc không ngủ chung phòng với con còn đảm bảo sự riêng tư cho bố mẹ, duy trì hạnh phúc gia đình.

Phương pháp luyện trẻ ngủ riêng thành công

Rèn cho con ngủ riêng không thể đột ngột mà cần diễn ra từ từ để trẻ dần thích nghi, đặc biệt là với trẻ đã được ngủ cùng bố mẹ từ nhỏ. Con sẽ có cảm giác sợ hãi, thậm chí là lo lắng về việc bị bỏ rơi nếu bố mẹ bắt chúng ngủ riêng ngay tức thì. Nếu được, bố mẹ nên áp dụng một số cách sau.

- Khi con còn nhỏ, hãy để một chiếc cũi bên cạnh bố mẹ: Việc này đảm bảo bố mẹ có thể kiểm soát tình trạng của con cũng như cho con một không gian an toàn. Đừng quên kiểm tra giấc ngủ của bé giữa đêm để đảm bảo con ngủ ngon và không có bất cứ điều gì xảy ra.

- Ngăn cách chỗ ngủ của con và bố mẹ: Trong giai đoạn luyện trẻ ngủ riêng, có thể áp dụng cách dựng vách hoặc màn ngăn trong căn phòng chung để tạo cảm giác không gian riêng. Bạn cũng cần chú trọng bài trí khu vực ngủ của con bắt mắt, thích hợp, đảm bảo an toàn. Đừng quên dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư, chẳng hạn đến giờ ngủ thì "ai về chỗ nấy", không tự ý xâm phạm...

Bố mẹ cần làm gương cho con, nếu muốn vào thăm con cũng nên xin phép trước, tương tự như gõ cửa. Lưu ý, việc chung phòng riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp, không thể là giải pháp lâu dài vì con vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ ở chung không gian với bố mẹ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh không nên.

- Động viên con ngủ riêng: Đầu tiên, hãy bài trí phòng ngủ của con thật đẹp. Nơi đó có những món đồ con thích, những chú gấu bông đáng yêu. Mẹ có thể ở lại đây sinh hoạt và chơi cùng bé, rồi vỗ về cho con ngủ để tạo cảm giác thân thuộc với căn phòng, giảm lo lắng. Dặn trẻ rằng bố mẹ ở ngay cạnh, nếu có vấn đề gì quan trọng thì có thể gọi mẹ đến. Những ngày đầu bé sẽ thao thức vì sợ và cô đơn, nhưng dần dần sẽ quen. Mẹ không được mềm lòng ngủ lại với con hay cho con sang phòng mình, sẽ rất khó dứt khoát sau này. Nếu trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì phải tôn trọng cam kết và thực hiện đúng.

Dĩ nhiên, không có một con số cụ thể nào về việc bao lâu trẻ mới "ra riêng" thành công, điều này phụ thuộc vào tính cách, cảm xúc và khả năng thích nghi của con. Dẫu vậy, hãy luôn tôn trọng và nhẹ nhàng, kiên nhẫn, đừng trách mắng hay la hét vì điều đó càng làm cho con sợ hãi hơn mà thôi.

Khi nào không nên bắt ép trẻ ngủ riêng

Có một số thời điểm không thích hợp để bé ngủ riêng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như thể trạng của con trong tương lai.

- Sức khỏe của bé không tốt: Nếu như trẻ bẩm sinh ra đã có thể trạng yếu ớt hoặc mắc một số bệnh nguy hiểm thì cần có sự chăm sóc toàn diện của bố mẹ, tuân theo yêu cầu của bác sĩ và không nên tập cho trẻ ngủ riêng quá sớm. Nếu muốn, trước hết bố mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ cách cho trẻ ngủ riêng an toàn, phù hợp với điều kiện sức khỏe của con.

- Khi sắp có em bé mới: Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn này, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị "ra rìa", bị bỏ rơi hay bị em bé chiếm chỗ. Điều này có thể gây tổn thương sâu sắc, ngoài cảm giác tủi thân, đau khổ, con thậm chí có thể nảy sinh ghen tị và căm ghét em bé. Vì vậy, bạn phải thật tế nhị, giải thích cho con hiểu rằng ngủ riêng là vì lợi ích của chính con. Quan trọng là phải tỏ cho con biết bố mẹ vẫn yêu và quan tâm, chăm sóc con như xưa. Có thể thuyết phục: "Em bé sẽ khóc suốt đêm làm con khó ngủ", "Bé hay tè dầm khiến căn phòng không thơm tho, sạch sẽ như phòng con...".

Cho trẻ ngủ riêng sớm và đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý, cũng như hình thành tính cách của trẻ trong tương lai.

Trẻ nhỏ ngủ chung cùng bố mẹ vẫn là nếp sống của nhiều gia đình Việt hiện nay, thậm chí vì nhiều lý do khác nhau có những bé lớn học đến cấp 2 rồi vẫn ngủ chung cùng bố hoặc mẹ. Điều này không những không tốt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực đến hành vi và tính cách của trẻ. Ngược lại nếu bố mẹ sớm cho con ngủ riêng đúng cách lại có thể thu về không ít lợi ích cho trẻ và cho chính bản thân họ.

Trẻ ngủ riêng có lợi ích gì?

Trẻ nhỏ thường được bố mẹ chăm sóc chiều chuộng từ bữa ăn đến giấc ngủ, dẫn đến hiện tượng chúng hay làm nũng, mè nheo và đòi hỏi mỗi khi ở gần người thân. Giấc ngủ của trẻ cũng vậy, nếu các bé ngủ chung với bố mẹ hay có xu hướng quấy khóc, ỉ ôi. Trước khi ngủ làm nũng đòi cha mẹ cho ăn, cho uống, cho chơi rồi mới chịu ngủ. Điều này sẽ tạo thói quen không tốt vì bố mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian để đáp ứng những đòi hỏi của con và có thể ru bé ngủ. Vì thế, nếu có phòng ngủ riêng cho bé, bé sẽ ý thức được việc sẽ phải tự ngủ bởi không có ai để làm nũng và đòi hỏi cả. Nhờ đó bé được cho ngủ riêng sớm thường sẽ ngoan hơn, tự lập hơn, đồng thời cũng hình thành những tư duy tích cực hơn.

Cụ thể, heo các chuyên gia tâm lý, việc ngủ riêng sẽ giúp trẻ giảm bớt thói quen ỷ lại, sợ hãi hay có thể chủ động trước những tình huống như tỉnh dậy giữa đêm khuya, đi vệ sinh … Từ những việc đơn giản này dần dần cũng sẽ giúp trẻ hình thành sự tự chủ hơn, giảm bớt sự phụ thuộc, bao bọc của cha mẹ hay người lớn trong gia đình.

Ngoài ra, khi trẻ được ngủ trong một phòng riêng tư, trẻ sẽ có không gian yên tĩnh, vừa học vừa chơi và đặc biệt mang đến một giấc ngủ sâu, ngon hơn. Chất lượng giấc ngủ tốt cũng sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn và sức khỏe của trẻ cũng sẽ được củng cố và cải thiện đáng kể.

Đặc biệt việc tách bé ra ngủ riêng đúng thời điểm cũng là cơ hội để bố mẹ hướng dẫn trẻ những kiến thức và hình thành nhận thức về giới tính. Đây là điều hết sức quan trọng để bé lớn lên lành mạnh và biết tự bảo vệ bản thân.

Nên cho trẻ ngủ riêng từ mấy tuổi

Đây là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay nhưng lại không dễ trả lời. Có thể chính bản thân cha mẹ cũng muốn được ngủ riêng cho thoải mái, tuy nhiên những nỗi lo thường trực về sự an toàn của con khiến họ nghi ngại, đắn đo. Mấy tuổi cho bé ngủ riêng thực sự là một câu hỏi không dễ trả lời bởi ngay cả các nhà nghiên cứu cũng chưa có đáp án thống nhất.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn, nhất là sau 3 tuổi. Bởi vì, ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng phân biệt giới tính, nếu vẫn tiếp tục ngủ với cha mẹ thì có thể sẽ gặp những hoàn cảnh thật trớ trêu. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng khi được 3 tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể dẫn đến lo lắng và sợ hãi. Mặc dù thế, cha mẹ vẫn nên tìm các thuyết phục, đồng thời cũng trấn an để trẻ có thể tự ngủ riêng khi được khoảng 4 đến 6 tuổi.

Ngoài ra, mỗi em bé đều có những nhu cầu ngủ khác nhau và mỗi gia đình sẽ cần cân nhắc nhu cầu của riêng mình trước khi quyết định môi trường ngủ nào sẽ tốt nhất cho con. Nếu bé thích nghi với việc ngủ riêng sớm thì đương nhiên tốt, tuy nhiên nếu tách ra mà bé không ngủ được, quấy khóc hơn, sức khỏe suy giảm… thì bố mẹ cũng không cần quá vội vàng bắt ép bé ngủ riêng mà cần có biện pháp thuyết phục từ từ hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu cần về sự lựa chọn an toàn nhất cho bé. Chưa kể không phải tất cả các gia đình đều có thể cho con ngủ riêng vì nhà không đủ lớn nên bố mẹ cũng cần tính toán điều kiện thực tế của nhà mình trước khi quyết định.

Hướng dẫn cho trẻ ngủ riêng

Việc luyện cho bé ngủ riêng không hề dễ dàng và đòi hỏi bố mẹ cần có sự kiên nhẫn, có kỹ năng. Dưới đây là một số mẹo để giúp khuyến khích con ngủ trên giường riêng của chúng và đảm bảo rằng bé có một giấc ngủ an toàn, thư thái, bố mẹ có thể tham khảo:

- Hãy kiên nhẫn xuyên suốt quá trình: Tập ngủ riêng có thể khiến bé cảm thấy lo lắng vì xa cách bố mẹ. Do đó, mẹ đừng quá vội mong đợi con sẽ nằm riêng được sau một thời gian ngắn; đây có thể là một hành trình dài. Có thể sẽ mất khoảng vài tuần để thuyết phục trẻ thực hiện việc này. Nếu quá nóng vội thì mọi nỗ lực cho trẻ ngủ riêng có thể sẽ bị thất bại.

- Thực hiện các bước nhỏ và đơn giản: Ban đầu, mẹ có thể ở lại trên giường với bé cho đến khi bé thiếp đi. Sau đó, hãy ngồi xa hơn trên chiếc ghế trong phòng ngủ của con.

- Khiến quá trình chuyển đổi trở nên thú vị: Hãy khuyến khích bé bằng những cử chỉ và lời nói động viên. Đôi khi cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ ngủ riêng bằng cách chiều một vài sở thích nhỏ của chúng.

- Khuyến khích sự độc lập: Đưa trẻ đi ngủ khi chúng buồn ngủ chứ không phải khi chúng đã ngủ gật. Điều này sẽ giúp con học cách tự ngủ độc lập hơn.

- Tuân thủ lịch đi ngủ đều đặn: Có một lịch trình ngủ nhất quán giúp đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc. Điều này giúp rèn luyện trí óc của trẻ để ngủ đúng lịch trình.

- Đảm bảo không gian ngủ của con bạn an toàn và thoải mái.

- Cha mẹ hãy dùng lời nói dịu dàng và có lý lẽ để thuyết phục trẻ ngủ riêng. Đối với trẻ em, việc sử dụng những lời nói mang tính chất khiển trách hay tiêu cực có thể khiến cho việc trao đổi ngôn ngữ trở nên khó khăn, thậm chí trẻ có thể có những phản ứng thái quá.

- Nói chuyện với trẻ về vấn đề trẻ ngủ riêng từ sớm. Điều này có thể giúp trẻ có thời gian để chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng tham gia hoạt động này.

- Cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu những nỗi sợ hãi của trẻ trong trường hợp ngủ riêng và xoa dịu chúng. Mọi nỗi sợ hãi sẽ khiến việc ngủ riêng của trẻ trở nên khó khăn hơn.

- Cha mẹ luôn luôn thể hiện yêu thương và quan tâm tới trẻ. Đa số trẻ đều thích được ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của cha mẹ. Vì vậy cha mẹ có thể ôm hôn con trước khi đi ngủ để con cảm thấy dù ngủ riêng thì con vẫn luôn được yêu thương và che chở.

Chủ Đề