Nên ngừng retinol bao lâu trước khi mang thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết rằng những gì họ đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến đứa con đang lớn trong bụng mình. Nhưng bạn có thể không nghĩ rằng những gì bạn bôi lên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn và con.

Mặc dù hầu hết các sản phẩm được sử dụng phổ biến đều an toàn, nhưng có một số chuyên gia cho rằng tốt nhất nên tránh. Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi dưới đây về những điều cần chú ý khi mua sắm các sản phẩm làm đẹp. Và nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ, hãy tiếp tục theo các hướng dẫn dưới đây cho đến khi ngừng cho con bú.

Retinoid

Những chất mạnh này được tìm thấy trong một số kem dưỡng ẩm chống lão hóa và các liệu pháp điều trị mụn, rối loạn sắc tố, vẩy nến, mảng bám. Retinoid [còn được gọi là tretinoins] là một loại vitamin A làm tăng tốc độ phân chia tế bào [đẩy nhanh quá trình làm mới da] và ngăn ngừa các sợi collagen trong da bị vỡ. Nhưng retinoid là một trong những thành phần chăm sóc da mà các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh xa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống liều cao vitamin A trong thời kỳ mang thai có thể có hại cho thai nhi. Và retinoid đường uống, như isotretinoin [một loại thuốc điều trị trứng cá được bán dưới tên Accutane] được biết đến sẽ gây dị tật bẩm sinh.

Nếu bạn đang sử dụng kem dưỡng da chứa retinoid, đừng hoảng sợ. Retinoid mà bạn bôi trên da của bạn vẫn chưa được chứng mình gây ra vấn đề ở thai phụ. Nhưng các bác sĩ vẫn rất thận trọng khuyên bạn nên tránh sử dụng chúng.

Tránh các sản phẩm có thành phần dưới đây:

  • Avage, Fabior, Tazorac [tazarotene]
  • Avita [tretinoin]
  • Differin [adapelene]
  • Panretin [alitretinoin]
  • Retin-A, Renova [tretinoin]
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Gel Targretin [bexarotene]

Tóm lại: Không uống retinoid đường miệng, như isotretinoin, trong khi mang thai. Để an toàn, tốt nhất cũng nên tránh bôi retinoid [các thành phần được liệt kê ở trên].

Hydroxy acid

Các hydroxy acid như beta hydroxy axit [BHA] và alpha hydroxy acid [AHA] được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị các chứng bệnh về da nhất định, bao gồm mụn trứng cá, viêm da và tấy đỏ. Chúng cũng được tìm thấy trong một số loại chất tẩy rửa, nước hoa hồng và chất tẩy tế bào chết để giảm các dấu hiệu lão hóa.

Axit Salicylic là BHA phổ biến nhất bạn sẽ thấy được liệt kê như một thành phần và là loại BHA duy nhất đã được nghiên cứu trong thai kỳ. Liều cao của loại axit này ở dạng đường uống [đó là một thành phần trong aspirin] đã chỉ ra trong các nghiên cứu rằng có thể gây dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác trong thai kỳ. Các BHA khác vẫn chưa được nghiên cứu trong thai kỳ.

Rất ít BHA được hấp thụ vào da khi nó được bôi tại chỗ, nhưng vì axit salicylic đường uống không an toàn trong quá trình mang thai, nên các bác sĩ cũng khuyên tránh sử dụng quá nhiều hoặc tránh dùng thường xuyên các sản phẩm chứa BHA.

Tuy nhiên một lượng nhỏ được bôi lên da – như nước hoa hồng chứa axit salicylic bôi ngày một hoặc 2 lần – được coi là an toàn.

Một mối lo ngại lớn hơn khác đó là các loại kem tẩy da chết cho vùng mặt và cơ thể cũng có chứa axit salicylic. Do đó, luôn phải kiểm tra với bác sĩ trước khi điều trị tẩy da chết. Tốt hơn hết là nếu bạn thực hiện tẩy da chết, hãy thực hiện ở phòng khám bác sĩ da liễu có chuyên môn. Một bác sĩ da liễu sẽ biết làm thế nào để thực hiện điều đó một cách an toàn trong thai kỳ.

Nếu bạn sử dụng một sản phẩm BHA, hãy dùng nó kết hợp với kem chống nắng vì BHA có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng.

Có hai loại alpha hydroxy axit [AHA] phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là axit glycolic và axit lactic. AHA vẫn chưa được nghiên cứu trong thai kỳ, nhưng vì chỉ có một lượng nhỏ được hấp thụ qua da nên chứng vẫn được coi là có nguy cơ thấp khi sử dụng trong các phương pháp điều trị da. Tuy nhiên, để an toàn, tốt hơn hết là chỉ dùng chúng với lượng nhỏ.

Các sản phẩm có chứa những thành phần dưới đây chỉ nên được sử dụng với lượng nhỏ:

  • Alpha hydroxy axit [AHA]
  • Axit azelaic
  • Benzoyl peroxit
  • Beta hydroxy axit [BHA]
  • Beta hydroxybutanoic acid
  • Salicylate Betaine
  • Axit citric
  • Axit dicarbon
  • Axit glycolic
  • Axit hydroxit
  • Axit hydroxy axetic
  • Axit hydroxycaproic
  • Axit lactic
  • Axit salicylic
  • Axit Trethocanic
  • Axít tropic
  • Axit 2-hydroxyethanoic

Tóm lại: không dùng đường uống và tốt nhất là nên sử dụng kem bôi hạn chế.

Đậu nành

Trong khi các sản phẩm kem bôi mặt và kem dưỡng da từ đậu nành nhìn chung có thể sử dụng, nhưng đậu nành có tác dụng đến nội tiết tố có thể khiến các lớp da sẫm màu [còn gọi là sạm da] trở nên tồi tệ hơn cũng như tinh dầu chanh cam, có chứa trong nhiều sản phẩm hữu cơ.

Tuy nhiên “đậu nành hoạt tính” [active soy] được tìm thấy trong một số dòng sản phẩm vẫn có thể chấp nhận được vì các thành phần tác động đến nội tiết tố đã được tách ra.

Tránh những sản phẩm có các thành phần dưới đây nếu bạn bị sạm da:

  • Lethicin
  • Phosphatidylcholine
  • Đậu nành
  • Protein từ rau [TVP]

Tóm lại: nếu bạn có vùng da tối màu hoặc bị sạm da, hãy tránh những sản phẩm này hoặc chọn những sản phẩm đậu nành hoạt tính để thay thế vì nó có thể sử dụng an toàn.

Các sản phẩm trị mụn

Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong tam cá nguyệt đầu tiên do thay đổi mức estrogen, ngay cả khi trước đó họ luôn có làn da sáng mịn. Nếu bạn đang phải đối phó với mụn trứng cá do mang thai, bác sĩ da liễu có thể cho bạn một loại thuốc kháng sinh bôi tại chỗ an toàn.

Nhưng nếu bạn không muốn phải thăm khám bác sĩ da liễu thì có thể sử dụng một loại sữa rửa mặt có chứa không quá 2% axit salicylic [tìm số % trên nhãn sản phẩm]. Số lượng nhỏ này được coi là an toàn.

Nếu bạn muốn chính xác hơn nữa, hãy hỏi bác sĩ sản khoa chính xác mức độ an toàn để sử dụng. Đối với những sản phẩm cần tránh khi điều trị mụn trứng cá, hãy tránh dưỡng thể, kem hoặc gel bôi trị mụn, cũng như các sản phẩm tẩy da chết tại nhà có thể chứa axit salicylic hoặc retinoids và một lần nữa cần nhắc lại phải tránh retinoid Accutane đường uống.

Tránh những sản phẩm có các thành phần dưới đây:

  • Avage, Fabior, Tazorac [tazarotene]
  • Avita [tretinoin]
  • Differin [adapelene]
  • Panretin [alitretinoin]
  • Retin-A, Renova [tretinoin]
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Axit salicylic
  • Gel Targretin [bexarotene]
  • Tretinoin

Tóm lại: tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch tự mua có độ làm sạch ở mức nhẹ nhàng.

Tẩy lông và hạn chế mọc lông

Tin vui là các loại kem tẩy lông chứa chất hóa học [làm rụng lông] hoặc hạn chế mọc lông giữa các lần tẩy được coi là an toàn, miễn là bạn sử dụng theo đúng hướng dẫn.

Nếu bạn có phản ứng da dị ứng với các loại kem tẩy lông hoặc hạn chế mọc lông trong quá khứ thì cũng nên tránh những sản phẩm này trong thai kỳ.

Ngoài ra, da của một số phụ nữ sẽ rất nhạy cảm trong thời kỳ mang thai, vì vậy bạn có thể phản ứng với các thành phần này ngay cả khi trước đây không hề bị. Trước khi bôi kem tẩy toàn thân, hãy thử trên một vùng nhỏ ở phía sau gối và chờ 24 giờ xem có phản ứng gì hay không.

Những thành phần dưới đây được xem là có nguy cơ thấp trong quá trình mang thai:

  • Calcium thioglycolate [làm rụng lông]
  • Protein đậu nành thủy phân [hạn chế mọc lông]
  • Potassium thioglycolate [làm rụng lông]
  • Chiết xuất gốc cây Địa du [hạn chế mọc lông]
  • Natri hydroxit [hạn chế mọc lông]

Kem chống nắng

Chỉ vì mang thai không có nghĩa là bạn không thể ra bãi biển. Nhưng đừng quên kem chống nắng. Ngay cả những kem chống nắng có các thành phần xâm nhập vào da cũng được xem là an tàn trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, giống như một biện pháp phòng ngừa bổ sung, bạn có thể lựa chọn sản phẩm sử dụng titanium dioxide và kẽm oxide – kem chống nắng vật lý không xâm nhập vào da.

[Ngoài kem chống nắng, hãy tránh mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ tối, đội mũ rộng vành, đeo kính mát và mặc quần áo chống nắng cũng như bôi kem chống nắng mỗi 2 giờ một lần].

Và nếu bạn bị sạm da thì có thể thử sử dụng sản phẩm bảo vệ chống tia cực tím với chất làm sáng da. Hydroquinone được sử dụng kết hợp với các sản phẩm chống nắng cho mục đích này, đôi khi kết hợp cả với acid glycolic. Có rất ít dữ liệu về sự an toàn của nó khi sử dụng trong thai kỳ nhưng có vẻ chất này có nguy cơ thấp.

Những thành phần dưới đây được xem là có nguy cơ thấp khi sử dụng trong thai kỳ:

  • Avobenzone [Parsol 1789]
  • Benzophenon
  • Dioxybenzone
  • Hydroquinone
  • Octocrylene
  • Octyl methoxycinnamate [OMC]
  • Oxybenzone
  • Axit para-aminobenzoic [PABA]
  • Titanium dioxide
  • Kẽm oxide

Page 2

Tập thể dục trong thời kỳ mang thai giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và chuẩn bị sức lực cho ca chuyển dạ và sinh đẻ sau này, nhưng điều quan trọng là phải thận trọng hơn trong thời gian luyện tập. Cho dù bạn là một huấn luyện viên đã được đào tạo hoặc một vận động viên chuyên nghiệp thì việc tuân theo 13 quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn và con khỏe mạnh và an toàn hơn.

Luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi thói quen tập thể dục. Nếu bạn tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai và thai kỳ không có biến chứng, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục như trước đây chỉ cần thay đổi một chút [ghi chú dưới đây]. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn không nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về thói quen tập thể dục để đảm bảo rằng các hoạt động không gây nguy hiểm cho bản thân và con.

Nếu bạn không tập luyện nhiều trước khi thụ thai, hãy xem hướng dẫn tập thể dục thai kỳ cho người mới bắt đầu và nói chuyện với bác sĩ về việc bắt đầu tập.

2. Nạp đủ lượng calo

Tập luyện sẽ đốt cháy nhiều calo, do đó hãy đảm bảo ăn uống thật tốt để nuôi dưỡng và tăng sức cho cơ thể. Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân một cách tự nhiên khi con lớn lên. Số cân bạn cần tăng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng trước khi thụ thai của bạn.

Nếu chỉ số khối cơ thể [BMI] trong khoảng khỏe mạnh [từ 18,5 đến 24,9], bạn sẽ cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai thai và khoảng 450 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba - và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào thói quen tập thể dục của mình. Nếu thiếu cân hoặc thừa cân, bạn có thể cần tăng nhiều hơn hoặc ít hơn so với người có chỉ số BMI khỏe mạnh và điều chỉnh lượng calo nạp vào cho phù hợp.

Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn khi quá trình mang thai tiến triển, điều đó sẽ giúp bạn duy trì tăng cân theo đúng hướng.

3. Không tập các môn thể thao nguy hiểm

Tránh các môn thể thao có sự liên kết nhiều như bóng rổ và bóng đá cũng như các hoạt động có thể khiến bạn mất cân bằng và dễ bị ngã, như cưỡi ngựa, lướt sóng, trượt nước, thể dục dụng cụ, trượt tuyết đổ dốc hoặc đi xe đạp leo núi. Đạp xe trong giai đoạn đầu thai kỳ thì có thể được nếu bạn đã từng thoải mái khi đạp xe nhưng tốt nhất là nên gắn bó với hoạt động này sau khi sinh.

Tránh các môn thể thao trượt nhiều như trượt tuyết nếu bạn không bao giờ chơi chúng trước khi mang thai vì những chuyển động nhanh và những thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của bạn và khiến bạn ngã.

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên tránh bộ môn lặn - trẻ sơ sinh trong dạ con không được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ thay đổi áp lực và kết quả có thể dẫn đến không phát triển bình thường.

Xem danh sách các kiểu bài tập tốt nhất cho thai kỳ

4. Mặc quần áo phù hợp

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Mặc theo lớp để bạn có thể cởi bỏ dễ dàng một hoặc hai lớp sau khi người nóng lên hoặc nếu cảm thấy quá nóng. Đảm bảo áo ngực đủ hỗ trợ và chọn những đôi giày thể thao phù hợp.

Nếu kích cỡ giày của bạn thay đổi do tình trạng sưng phù nhẹ trong thai kỳ hãy thay đổi và mua một đôi mới. Bạn cũng có thể muốn thay đổi các lớp lót giày bằng lớp lót dạng gel giúp chống sốc tốt hơn.

5. Khởi động

Làm nóng cơ và khớp để chuẩn bị tập luyện và từ từ tăng nhịp tim lên. Nếu bạn không khởi động mà tập luyện nặng luôn trước khi cơ thể sẵn sàng, bạn có thể bị căng cơ, dây chằng và có thể bị đau nhức nhiều hơn sau khi tập luyện.

Cách tốt nhất để khởi động là bắt đầu các hoạt động ở cường độ thấp và từ từ tăng lên trong vòng 5-8 phút đầu. Điều này giúp chuẩn bị cho các cơ mà bạn sẽ sử dụng trong các chuyển động mạnh hơn. Ví dụ nếu bài tập của bạn là đi bộ, hãy đi chậm trong vài phút đầu và dần dần nhịp nhàng tăng tốc.

6. Uống nhiều nước

Uống nước trước, trong, và sau khi tập thể dục. Nếu không, bạn có thể bị mất nước, gây ra một loạt các sự kiện dẫn đến việc giảm lượng máu đi đến nhau thai. Mất nước cũng có thể làm tăng nguy cơ bị quá nóng hoặc thậm chí gây co thắt.

Không có khuyến cáo chính thức nào cho thấy phụ nữ mang thai cần uống bao nhiêu nước trong khi tập thể dục, nhưng nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng một kỹ thuật đơn giản để đánh giá xem mình đã uống đủ chưa: Kiểm tra màu nước tiểu. Nước tiểu màu vàng đậm là biểu hiện mất nước. Nếu thế, hãy uống một hoặc hai ly nước mỗi giờ cho đến khi nước tiểu chuyển màu vàng nhạt hoặc gần như trong.

Tìm hiểu về cách giữ nước trong thai kỳ.

7. Đừng nằm ngửa

Sau tam cá nguyệt thứ nhất, tránh tập luyện các tư thế nằm ngửa. Trọng lượng tử cung sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chính được gọi là Vena cava, có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, não và tử cung, khiến bạn bị chóng mặt, hơi thở ngắn hoặc buồn nôn.

Một số phụ nữ lại cảm thấy thoải mái khi nằm tư thế này trong các thai kỳ của họ, nhưng điều này không nhất thiết là một dấu hiệu tốt về việc liệu lưu lượng máu chảy đến tử cung có bị ảnh hưởng hay không.

Kê gối hoặc nệm sau lưng để đỡ phần trên cơ thể trong khi tập luyện sẽ giúp bạn gần như giữ thẳng lưng mà không chèn ép vào tĩnh mạch Vena cava.

8. Duy trì chuyển động

Không hoạt động hoặc đứng yên một chỗ trong thời gian dài - như khi bạn nâng tạ hoặc tập yoga, có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim và tử cung, làm máu tụ ở hai chân, giảm huyết áp và làm cho bạn chóng mặt. Tiếp tục di chuyển bằng cách chuyển vị trí hoặc đi bộ tại chỗ.

9. Đừng lạm dụng

Đừng tập luyện cho đến khi cảm thấy kiệt sức. Tập chậm lại nếu bạn không thể nói chuyển thoải mái. Nhìn chung, tốt nhất là nên lắng nghe cơ thể. Dừng lại ngay nếu có gì đó bị đau. Tốt nhất là bạn nên cảm thấy mình đang hoạt động cơ thể chứ không phải đang trừng phạt nó. Nếu cảm thấy hoàn toàn kiệt sức thay vì được kích thích khỏe mạnh hơn thì có thể bạn đã hoạt động quá mức.

Sau khi tập thể dục, hãy cố gắng nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian tương đương với thời gian đã tập luyện. Ví dụ: nếu bạn đã chạy bộ 30 phút, hãy ngồi nghỉ trong 30 phút. Để an toàn hơn, hãy đọc các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm của chúng tôi trong khi tập thể dục.

10. Không tập thể dục ở nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao

Tăng lưu lượng máu và tỷ lệ trao đổi chất cao hơn khi bạn đang mang thai có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường, đặc biệt là khi tập thể dục. Kết quả là, bạn có thể bị quá nóng nhanh hơn bình thường, ngay cả trước khi bụng to lên. Đó là lý do tại sao điều đặc biệt quan trọng là tránh tập thể dục trong điều kiện nóng hoặc ẩm trong thai kỳ. Khi nóng lên, cơ thể sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ. Các dấu hiệu bị quá nóng ở mỗi thai phụ khác nhau, nhưng chú ý nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc cảm thấy nóng, buồn nôn, chóng mặt hoặc thở hổn hển.

Để cơ thể nhanh mát mẻ trở lại, dừng tập thể dục, cởi bỏ các lớp quần áo và thay đổi môi trường của bạn: đến đâu đó có máy lạnh hoặc đứng dưới một vòi hoa sen mát mẻ. Cấp nước cũng là một chìa khóa then chốt, vì vậy hãy uống nhiều nước.

Lưu ý: Tránh các hoạt động như tập yoga nóng Bikram hoặc "Pilates", vào phòng xông hơi khô hoặc bồn nước nóng. Những hoạt động này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn đến mức không an toàn vì cơ thể không thể phân tán nhiệt một cách hiệu quả trong môi trường nóng.

11. Từ từ đứng dậy từ sàn nhà

Trọng tâm của trọng lực sẽ thay đổi khi bụng bạn to lên, vì thế quan trọng là phải cẩn thận hơn khi thay đổi vị trí. Đứng dậy quá nhanh có thể khiến bạn chóng mặt, loạng choạng và ngã.

12. Làm mát cơ thể

Vào cuối buổi tập luyện, đi bộ tại chỗ từ 5-10 phút và làm một số động tác căng cơ quen thuộc trong thai kỳ. Điều này sẽ cải thiện sự linh hoạt của bạn trong khi nhịp tim trở lại bình thường. Căng cơ cũng ngăn ngừa đau cơ bắp.

13. Duy trì thói quen

Giữ thói quen tập thể dục thường xuyên. Duy trì một thói quen sẽ dễ dàng cho cơ thể của bạn hơn là tập luyện trong thời gian dài, điều mà dễ dàng bị gián đoạn bởi các hoạt động khác. Theo Trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, bạn có thể tập ít nhất 20 đến 30 phút với cường độ vừa phải vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần miễn là có hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Một trong những cách tốt nhất để gắn bó với một thói quen tập luyện là tập cùng với một người, cùng đi bộ, chạy, hoặc đến phòng gym. Bạn có nhiều động lực hơn để thực hiện và sẽ có khoảng thời gian chất lượng hơn với bạn của bạn trong khi làm điều gì đó quan trọng cho sức khỏe và thai kỳ.

Page 3

Chắc hẳn bạn đã biết tập luyện rất tốt cho bạn nhưng nó đặc biệt có lợi cho thai phụ. Tập luyện được coi là một phần quan trọng của thai kỳ mà trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ đã khuyến cáo nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất từ ​​20 đến 30 phút vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần [miễn là bác sĩ cho phép hoặc không giới hạn các hoạt động thể chất của bạn vì tình trạng sức khoẻ hoặc biến chứng]. Dưới đây là 8 lợi ích mà tập luyện trong thai kỳ mang lại cho bạn và con. Tập luyện khi mang thai có thể:

Mang thai làm giảm năng lượng của bạn, nhưng tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn có thể cáng đáng được những công việc hàng ngày hoặc đối phó với một lịch trình yêu cầu dễ dàng hơn. Vì tập thể dục giúp tăng cường hệ thống tim mạch, do đó bạn không dễ dàng mệt mỏi và có đủ năng lượng để vượt qua khoảng thời gian căng thẳng. Với cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai, bạn sẽ không cần phải cố gắng nhiều khi tham gia vào các hoạt động, cho dù đó là mua sắm ở cửa hàng tạp hóa hay ngồi lâu trong các cuộc họp ở văn phòng.

Tuy nhiên trước khi lên máy chạy bộ hoặc vào hồ bơi để bắt đầu tập luyện, hãy đảm bảo đọc các hướng dẫn về an toàn và xem các lời khuyên của chúng tôi khi bắt đầu một chương trình tập luyện.

2. Giúp bạn ngủ ngon hơn

Khi thai kỳ tiến triển, việc tìm được một vị trí ngủ thoải mái có thể thực sự là một thách thức. Nhưng tập luyện có thể đủ để bạn thoát khỏi những mệt mỏi thai kỳ và có được một giấc ngủ ngon hơn [Đọc thêm về các lời khuyên để có giấc ngủ ngon trong thời kỳ mang thai.]

3. Giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến thai kỳ

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị tiền sản giật hoặc chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tập thể dục. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và số tuần thai của bạn mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh hoạt động thể chất nào đó. 

Ở phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, tập thể dục đều đặn có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng: Một nghiên cứu lớn cho thấy khi những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tập thể dục vừa phải ba lần một tuần, nguy cơ sinh con quá khổ giảm xuống còn 58%, từ đó nguy cơ sinh mổ thấp hơn 34%.

4. Giảm cảm giác khó chịu khi mang thai

Tập thể dục đều đặn tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể bạn chống chọi tốt hơn trước những cơn đau nhức trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục và tập yoga giúp giảm đau, đi bộ cải thiện tuần hoàn máu và bơi lội có thể tăng cường sức bền cơ bụng.

Tìm hiểu thêm về những vấn đề này và các bài tập khác được khuyến cáo trong suốt thai kỳ.

5. Chuẩn bị sức khỏe để sinh con

Tập luyện giúp tạo cảm giác hoàn hảo: hình dáng hiện tại của bạn càng khỏe khoắn thì khi bước vào chuyển dạ, sinh con bạn sẽ càng khỏe mạnh hơn. Sinh con có thể được so sánh với một cuộc chạy marathon vì cả hai đều đòi hỏi sức chịu đựng, ý chí quyết tâm và tập trung cao độ.

Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ nhưng việc chuẩn bị cho ca sinh bằng cách tập thể dục có thể giảm bớt thời gian chuyển dạ và thậm chí rút ngắn thời gian sinh con. Một nghiên cứu nhỏ gần đây cho thấy phụ nữ tham gia chương trình tập luyện 3 lần một tuần suốt thai kỳ sẽ vượt qua giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nhanh hơn so với những người không tham gia vào chương trình này.

6. Giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần của bạn

Mang thai có thể gây căng thẳng và dễ bị tổn thương tâm trạng. Một nghiên cứu nhận thấy rằng tập thể dục làm tăng mức độ serotonin, một chất hoá học não liên quan đến tâm trạng, giúp bạn có được tinh thần tốt hơn.

Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn mời một người bạn cùng tham gia. Bạn sẽ không chỉ có khả năng gắn bó hơn với chương trình tập luyện của mình mà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có sự kết hợp từ bạn bè có thể là một trong những sợi dây xóa bỏ căng thẳng tốt nhất.

Nếu vẫn cảm thấy thất vọng, hãy nói chuyện với bác sĩ xem liệu bạn có thể bị trầm cảm hay không và có cần được giới thiệu đến chuyên gia tư vấn hay không.

7. Cải thiện diện mạo của bạn

Nhìn thấy cơ thể ngày càng to lên có lẽ sẽ khiến bạn bối rối. Duy trì hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn giữ cảm giác tốt hơn về chính mình và cải thiện khả năng đạt được mục tiêu tăng cân.

8. Về lại dáng nhanh hơn sau khi sinh

Khi duy trì được sức mạnh và độ dẻo dai cơ bắp trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ có thời gian hồi phục dễ dàng hơn sau khi sinh. Bạn cũng ít có khả năng bị thừa cân nếu tập luyện trong thai kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề