Nêu những lỗi của cách diễn đạt không dùng phong cách khoa học trong các bài văn nghị luận

4. Hướng dẫn về nhà [ 1 phút]

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ [ 5 PHÚT]

- Các loại văn bản khoa học ?

- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học .

- Chuẩn bị bài: TRẢ BÀI SỐ I

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Phần I

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết:

I - LỐI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN ĐIỂM

1. Tìm hiểu những đoạn trích trong SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi là gì?

Trả lời:

a.Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý [“Cảnh vật.. vắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm”, “cảnh sắc im ắng”].

b.Không nêu được luận điểm khái quát [ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài], diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn không diễn tả được đúng bản chất, cốt lõi vấn đề.

c. Ở đoạn văn c, giữa luận điểm: "Văn học dân gian ra đời từ phát triển", với luận cứ tiếp theo: “nhắc đến nó... cuộc sống" rời rạc và không có sự 1 liên kết về nội dung. Vấn đề trình bày nghèo nàn, sơ lược.

2. Chữa lại các đoạn văn, nêu rõ luận điểm cần trình bày [xem SGK].

Trả lời:

a. Ở đoạn văn a, nên thay từ “vắng vẻ" bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ.

b. Ở đoạn văn, luận điểm chỉ cần ngắn gọn “người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh".

c. Ở đoạn văn c, luận điểm cần sửa lại là: văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa.

Phần II

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết:

II - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN CỨ

Chỉ rõ các lỗi đã nêu luận cứ trong các đoạn văn [SGK] và sửa lại.

Trả lời:

a.

- Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác:

+ Trời lên xanh bát ngát.

+ Khi chiều đã xuống thì bầu trời không thể "xanh mênh mông bát ngát" được.

- Sửa lại luận cứ:

+ “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.

+Khi "nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận".

b.

-Lỗi:

+ Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.

+ Luận cứ đưa ra chưa đầy đủ, mới chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.

- Sửa lại:Cần bổ sung cho phù hợp luận điểm: "Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có"

c.

-Lỗi:

+ Luận cứ thiếu tính hệ thống, logic. Luận cứ không phù hợp với luận điểm: "Ải Chi Lăng .... Cửa biển Bạch Đằng".

+ Các địa danh này không phải là "tên tuổi".

-Sửa: Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Nguyễn Huệ

Phần III

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết:

III - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong các đoạn văn [SGK] và sửa lại.

Trả lời:

a.

- Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng rõ cho luận điểm chính.

- Sửa:Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,... Nhưng người phản ánh một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ là Nguyễn Du.

b.

- Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.

- Sửa:"Nam Cao viết nhiều về vấn đề miếng cơm manh áo".

c.

- Luận điểm không rõ ràng. Phần gợi mở dẫn dắt không phù hợp cho việc nêu bật lên luận điểm chính.

- Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài nêu trong những câu trước: “Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” [Thu hứng].

- Sửa:Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân. Ta biết đến Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu vô biên, một Nguyễn Du với rừng phong thu nhuộm màu chia ly. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, với chùm thơ thu: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

1. Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, ngắn 1

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Khi viết văn nghị luận, cần lưu ý tránh một số lỗi sau:
- Nếu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
- Nếu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá lan man, rườm rà.
- Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. Dẫn chứng đưa ra không phù hợp với luận cứ.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Phát hiện lỗi nêu luận điểm trong ví dụ a, b, c trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 194.
a] – Luận điểm nêu chưa rõ khi bàn về cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Nội dung triển khai trùng lặp, không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý: “cảnh vật... vắng vẻ”, “ngưng đọng, im lìm,” “cảnh sắc im ắng”. Các lập luận này có thể thay thế cho nhau, không cho thấy sự mạch lạc và quan hệ nhân quả với nhau...
- Cách chữa có thể như sau: câu luận điểm cần có các từ vắng vẻ, ngưng đọng, im lìm. Các luận cứ sau đều tập trung làm rõ luận điểm ấy.
b] - Đoạn văn nghị luận về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão mà không nêu được luận điểm khái quát.
- Người viết chỉ phân tích hai câu thơ của Phạm Ngũ Lão mà không nêu lên luận điểm nào cả, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề cần được nghị luận.
- Cách chữa có thể như sau: Nêu luận điểm làm trai phải trả món nợ công danh với dân tộc, đất nước.
c] - Lỗi cơ bản là có quá nhiều luận điểm được đưa ra một cách tuỳ tiện, xô bồ trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ.
- Luận cứ đưa ra không tương ứng với luận điểm đã trình bày
- Tất cả không có sự gắn kết và mạch lạc.
- Có thể sửa chữa bằng cách nêu luận điểm về tính bách khoa thư của văn học dân gian. Các luận cứ đều tập trung vào luận điểm này. Chẳng hạn: từ khả năng lưu giữ kinh nghiệm sống, đến tiếp nhận và ứng dụng trong đời sống...

2. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Phát hiện lỗi nêu luận cứ trong ví dụ a, b, c trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 195 .
a] - Từ việc trích dẫn sai sâu chót vót chứ không phải xanh chót vót người viết đưa ra luận cứ thiếu chính xác.
- Cần nêu rõ luận cứ quan trọng nhất liên quan đến đối tượng nghị luận của hai câu thơ này: sự tương đồng giữa thiên nhiên và tâm trạng riêng của Huy Cận: sự hiu quạnh của thiên nhiên gợi nỗi cô đơn trong tâm hồn thi sĩ.
- Sửa lại cho chính xác luận cứ: Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
b] - Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ... thắng lợi hoàn toàn”.
- Chỉ nêu dẫn chứng về hai bà Trưng nên luận cứ thiếu toàn diện. Cần bổ sung các luận cứ cho phù hợp với luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có”.
- Chẳng hạn có thể nêu thêm Lí Bí, Lê Lợi, Quang Trung...
c] – Luận cứ thiếu tính hệ thống, thiếu tính lôgic: xếp Nguyễn Huệ trước Lê Lợi...
– Cần sắp xếp hệ thống luận cứ theo trình tự hợp lí của lịch sử dân tộc: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ...
_ Luận cứ không phù hợp với luận điểm: “ải Chi Lăng... cửa biển Bạch Đằng”.
– Có thể sửa chữa như sau: Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Nguyên, giành lại nền độc lập cho đất nước. Cửa biển Bạch Đằng là nơi Trần Hưng Đạo lập chiến công lừng lẫy non sông. Lê Lợi đại phá quân Minh, ải Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược. Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Những tên tuổi đó mãi sống cùng non sông đất nước.

3. Lỗi về cách thức lập luận
Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong ví dụ a,b,c SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 195 – 196
a] - Trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn.
- Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ.
- Có thể chữa như sau: + Sắp xếp lại hệ thống luận cứ cho phù hợp.
+ Đổi bi kịch của người phụ nữ ở câu cuối thành vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ cho thống nhất với luận điểm đã nêu.
b] – Luận điểm không rõ ràng [chỉ nói về nông thôn chung chung] và không tập trung vào “cái đói” như các luận cứ triển khai sau đó.
- Luận cứ không đầy đủ, không bao quát [chỉ tập trung vào “cái đói “ trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nam Cao].
– Có thể sửa chữa như sau: Nam Cao viết nhiều về cái đói trong đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
c] - Luận điểm không rõ.
- Phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính vì đang nói thơ Trung đại Việt Nam thì nhảy cóc sang nói thơ Đường của Đỗ Phủ.
– Do vậy, luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước.
- Có thể sửa chữa như sau:
“Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Chính vì thế, mùa thu là một thi đề quen thuộc trong thơ ca. Đời Đường, Đỗ Phủ tái hiện cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên trong Thu hứng. Trong thơ ca Trung đại Việt Nam, Nguyễn khuyến chính là nhà thơ của mùa thu làng quê với chùm thơ “Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm”

Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Hướng dẫn soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trang 71 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

Nội dung bài gồm:

  • I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
  • II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...
  • Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...
  • Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...
  • Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Các loại văn bản khoa học:

  • Văn bản khoa học chuyên sâu: Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu
  • Văn bản khoa học giáo khoa: Phù hợp với trình độ sinh học theo từng caaos lớp
  • Văn bản khoa học phổ cập: Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.

2. Ngôn ngữ khoa học :

  • Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
  • Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở hai dạng:
    • Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…
    • Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khai quát, trừu tượng

  • Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
  • Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát [các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể].

2. Tính lí trí, logic:

  • Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ
  • Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
  • Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

3. Tính khách quan, phi cá thể:

  • Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc
  • Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945...

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Trả lời:

a. Nội dung thông tin:

  • Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa
  • Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
  • Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm:

  • Dùng nhiều thuật ngữ khoa học
  • Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: Có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.

Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường...

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thườngqua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Trả lời:

  • Đoạn thẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
    • Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
  • Mặt phẳng:
    • Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
    • Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
  • Điểm :
    • Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
    • Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.

Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,...

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí,logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:

Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ [Thiệu Hóa, Thanh Hóa] nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương [vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ] của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc [Đồng Nai] cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn

[Sinh học 12]

Trả lời:

  • Thuật ngữ khoa học trong đoạn văn trên là: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…
  • Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:
    • Câu đầu nêu luận điểm khái quát
    • Các câu sau nêu lên luận cứ [các cứ liệu thực tế]; đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học...

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa họcphổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống [nước, không khí và đất].

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,...Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài mẫu 2:

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.

Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Câu 1: Lỗi như thế nào được cho là lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm?

  • A.Luận điểm trong bài chưa rõ ràng, nội dung bị trùng lặp thiếu sự nhấn mạnh, phát triển ý
  • B.Không nêu được luận điểm chính có ý nghĩa khái quát, diễn đạt không mạch lạc, logic, không làm nổi bật được cốt lõi vấn đề.
  • C.Không có sự thống nhất về chủ đề, cách diễn đạt sơ sài
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong đoạn trích sau:

"Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo… Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy."

  • A. Luận điểm ở đây không phù hợp với nội dung tác phẩm, làm sai lệch ý đồ của tác giả
  • B. Luận điểm với luận cứ ở đây không phù hợp với nhau. Luận điểm muốn nêu cảm nhận còn luận cứ lại miêu tả khung cảnh là chính
  • C. Luận điểm ở đây bị lặp ý, lặp từ ngữ ở câu 1, 3 và 4 đều nói về sự vắng vẻ của bài thơ "Thu Điếu" thay vì chỉ cần nêu luận điểm ở câu đầu.

Câu 3: Với lỗi sai đã phát hiện thì nên sửa thế nào cho hợp lí?

  • A.Cảnh vậttrong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyếnthật là tẻo teo. Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Phải là một người rất yêu quê hương đất nước, Bắc Bộ, tác giả mới có thể miêu tả cảm xúc chân thật đến thế.
  • B.Cảnh vậttrong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyếnthật là lạnh lẽo. Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Đây là một sự thành công khitạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy của Nguyễn Khuyến.
  • C.Cảnh vậttrong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyếnthật là nhạt nhẽo.Mọi thứ dường như ngưng đọng lại. Buồn chán và không cảm xúc.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra lỗi sai

"Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nhắc đến nó, người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Tiếp nhận văn học dân gian là tiếp nhận tri thức hữu ích từ cuộc sống. Không cần lý lẽ, hình ảnh quá trừu tượng mà chính là kinh nghiệm của đời sống phong phú sinh động đã khiến văn học dân gian có tính hấp dẫn. Ví dụ câu tục ngữ: "cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy/ cơn mưa đằng nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ đã đúc kết được từ kinh nghiêm thực tế: Cơn mưa từ đông kéo tới thì mưa rất nhanh. Trái lại, cơn mưa đằng nam kéo đến thì rất lâu mới có mưa. Câu tục ngữ này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân."

  • A. Giữa luận điểm và luận cứ không có sự kết nối mà nó quá rời rạc.
  • B. Luận điểm quá dài
  • C. Luận cứ quá ít, chưa đủ chân thực với người đọc.

Câu 5: Sửa lỗi vừa phát hiện ở trên?

  • A. Thay câu "Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển" bằng câu "Nhắc đến văn học dân gian,người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống."
  • B. Bỏ đoạn "Ví dụ câu tục ngữ...." đến hết
  • C. Thay bằng câu tục ngữ "chuồn chuồn bay thấp thì mưa/bay cao thì nắng/bay vừa thì râm."

Câu 6: Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ là lỗi như thế nào?

  • A.Luận cứ mơ hồ, cách dùng từ chưa hợp lý
  • B.Luận cứ thiếu chính xác, cách sắp xếp ý lộn xộn
  • C.Lỗi ở sự thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Phát hiện lỗi sai ở đoạn trích sau?

“Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

Thường thì khi nắng xuống thì bầu trời trở nên xanh mênh mông bát ngát, cảnh đẹp của quê hương cũng không lấp được nỗi mênh mông trống trải cô đơn trong lòng người."

  • A. Dẫn thơ sai không phải là “Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát” mà là “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”
  • B. Phân tích câu thơ chưa đúng ý thơ
  • C. Cả 2 lỗi sai đã nêu trên

Câu 8: Sửa lỗi sai cho câu trên như thế nào?

  • A. Sửa lại câu thơ và phân tích lại
  • B. Tìm dòng thơ khác phù hợp với ý phân tích
  • C. Giữ nguyên như ban đầu, không cần phải sửa

Câu 9: Phát hiện lỗi sau trong đoạn trích sau?

"Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn."

  • A. Luận cứ thiếu chính xác “đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.
  • B. Dẫn chứng về Hai Bà Trưng là không đủ cho luận điểm anh hùng hảo kiệt đời nào cũng có.
  • C. Cả 2 lỗi trên

Câu 10: Đoạn trích nào sau đây không còn mắc lỗi nữa?

  • A. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
  • B. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
  • C. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 11: Những lỗi nào sau đây là lỗi về cách thức lập luận?

  • A.Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm.
  • B.Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều.
  • C.Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm.
  • D. Tất cả những lỗi trên.

Câu 12: Phát hiện lỗi trong đoạn trích sau

"Từ xưa, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là một đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người đã phản ánh một cách sâu sắc nhất bi kịch của người phụ nữ chính là Nguyễn Du."

  • A. Luận cứ không phù hợp với luận điểm bởi cách liên kết và dẫn dắt luận điểm chưa hợp lý.
  • B. Luận cứ quá ngắn, không đủ sức thuyết phục người đọc.
  • C. Luận điểm quá dài, lan man

Câu 13: Dòng nào sau đây sửa lỗi hợp lí nhất

  • A.Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều.
  • B.Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người phản ánh về bi kịch của người phụ nữ chỉ có Nguyễn Du.
  • C. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du là người duy nhất phản ánh về bi kịch của người phụ nữ.

Câu 14: Đọc đoạn văn và chỉ ra lỗi sai

"Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói."

  • A. Luận cứ và luận điểm không phù hợp.
  • B. Luận cứ chưa đủ sức hấp dẫn người đọc.
  • C. Luận điểm không đúng với bản chất của tác giả.

Câu 15: Dòng nào dưới đây sửa lỗi sai hợp lí nhất?

  • A. Nam Cao viết nhiều về người nông dân và miếng cơm manh áo. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
  • B. Nam Cao viết về cuộc sống làng quê. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.
  • C. Nam Cao là một tác giả của người nông dân. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.

Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm văn 12, câu hỏi trắc nghiệm văn 12, bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Top 5 Bài soạn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận [Ngữ Văn 12] hay nhất

23-01-2021 5 104 0 0

Video liên quan

Chủ Đề