Nêu tóm tắt quá trình sinh sản của ếch

Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Đề bài

Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

* Sự sinh sản của ếch

- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.

- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.

* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:

- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước=> Nòng nọc mọc 2 chi sau => Nòng nọc mọc 2 chi trước=> Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Câu 4: Trang 115 - sgk Sinh học 7

Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.


  • Sự sinh sản:
    •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.


Trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng

Từ khóa tìm kiếm Google: sự sinh sản của ếch, sự phát triển của ếch, câu 4 bài 35 sinh học 7, câu 4 trang 115 sinh học 7

Thỉnh thoảng đứa cháu trai bốn tuổi của tôi vẫn hay hát nhỏ xíu xiu trong miệng rằng :

“ Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn

Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan ”

 Những ca khúc tuổi thơ nghe thật vui tươi và trong sáng. Nhưng trong thực tế thì ếch chẳng “ ngồi học bài ” đầy tính tưởng tượng và thú vị như lời bài hát ở trên đâu. Chúng sẽ có quá trình sinh ra và lớn lên theo một sự xoay vần đã được định sẵn của dòng giống, và quá trình đó như thế nào thì còn tùy theo từng loài cụ thể. Nhưng với chủ đề hôm nay, tôi xin được giới thiệu về vòng đời thông thường nhất của loài ếch.

Cứ đến mùa xuân thì hầu như đó là mùa sinh sôi nảy nở của sinh vật trên Trái Đất. Loài ếch cũng không ngoại lệ. Vào thời điểm đầu năm khi thời tiết ấm áp, và có những cơn mưa đầu mùa, các con ếch đực và ếch cái thường bắt cặp để giao phối với nhau. Cũng có khi trong quá trình di chuyển đến những vùng có khí hậu ấm, chúng cũng vô tình phát hiện đối phương và xem như bạn tình để thực hiện chức năng duy trì nòi giống.

Khi giao phối, ếch đực thường ngồi lên lưng ếch cái, hai chi trước ôm lấy bụng dưới của bạn nữ để rưới  tinh trùng lên trứng mà ếch cái đẻ ra. Người ta gọi diễn biến này là “ cõng ếch ”. Việc cõng ếch của chúng diễn ra ở dưới nước, hay những vùng đất gần ao, hồ, có loài thì cõng ở trên cây. Nhưng nhìn chung ếch thích giao phối và sinh sản ở những nơi nào có nhiều nước gần đó – và đó thường là những vùng nước tĩnh lặng. Chuyện sinh con đẻ cái ở loài ếch thường diễn ra trong nhiều ngày.

Nếu may mắn khi đến những đầm lầy, ao hồ vào mùa sinh sản của ếch cùng với thời tiết thuận lợi thì sẽ chứng kiến được hàng ngàn con ếch đang giao phối theo từng cặp với nhau.

Ếch cái đẻ ra rất nhiều trứng khi còn đang cõng bạn tình và ếch đực chịu trách nhiệm thụ tinh cho trứng ngay lập tức. Nhưng ở một số loài ếch đặc biệt, con đực có thể biến đổi thành con cái và đẻ trứng. Một cặp đôi ếch có thể đẻ ra vài ngàn trứng. Sở dĩ mà chúng đẻ nhiều trứng như vậy là để phòng khi một số trứng ếch kém may mắn tự chết đi hoặc trở thành bữa ăn của các loài động vật khác.

Nhưng sau khi đẻ thì đa phần ếch cái sẽ bỏ đi, một số ếch đực thì ở lại giữ gìn bảo vệ trứng, có một số loài thú vị hơn còn chăm sóc cho con của chúng cho đến khi bọn nhỏ tự kiếm ăn.

Khi trứng được đẻ ra,  vòng đời của ếch được bắt đầu.

Trứng sau khi được ếch cái sinh ra thường kết dính thành từng chùm và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp nhầy. Các lòng đỏ của mỗi trứng tự tách ra làm hai, ba, hoặc bốn… phôi thai. Các phôi dần dần thành hình những con nòng nọc nhỏ xíu đang ngọ nguậy trong đó. Nhìn đằng xa chùm trứng này trông giống như một quả mâm xôi.  Nhưng “ quả mâm xôi ” này rất trong suốt. Nếu dùng kính hiển vi quan sát rõ hơn, ta sẽ thấy những con nòng nọc sơ sinh đang ở bên trong mỗi trứng. [ Khác với loài cóc thì đẻ trứng thành những chuỗi dài ]

Những con nòng nọc sơ sinh đó ở trong trứng khoảng 14 ngày – 21 ngày thì bắt đầu chui ra khỏi trứng. Đôi lúc ta có thể bắt gặp những bao trứng nằm ở các vùng nước tĩnh lặng, đó là khi nòng nọc con đã ra đời sau khi được phát triển an toàn trong trứng mà không bị dòng chảy của nước tác động. Những loài ếch đẻ trứng trên cây thì trứng cũng nằm yên vị trên lá, khi mùa mưa đến rồi trải qua một tuần lễ hoặc hơn, các bọc trứng bắt đầu nhỏ giọt, rơi ra những nòng nọc con xuống vùng nước bên dưới.

Một số trứng không phát triển hết thành phôi thì các nòng nọc con sẽ ăn nốt lòng đỏ còn sót lại, trải qua vài ngày sau chúng ăn cả tảo, các vi sinh vật trong nước… Cơ thể nòng nọc con lúc này vẫn còn khá mơ hồ chưa phải là giống ếch, với một cái mang để hô hấp, có đuôi dài mỏng dẹt. Giai đoạn này nòng nọc con tập trung rất nhiều nhưng không phải tất cả đều lớn lên thành ếch trọn vẹn. Vẫn có một số con kém may mắn khi bị các loài động vật khác ăn thịt.

Vậy nên nòng nọc vẫn sống theo kiểu bầy đàn dưới nước để vừa hỗ trợ và đề phòng kẻ thù. Khi bị nguy hiểm chúng thường bám vào những lá rong hay cái gì có thể che chở chúng được bằng những cơ quan bám dính nhỏ xíu ở trên miệng và bụng của chúng. Những cơ quan này chúng ta không thể thấy bằng mắt thường. Vậy nên ta cứ thấy nòng nọc dính vào mà không thấy tay chân của chúng ở đâu để mà bám được thần kì như thế.

Khoảng 4 tuần sau, thì cái mang trên thân nòng nọc  đã bị lớp da che phủ. Chúng bắt đầu hít thở bằng hai lỗ mũi nhỏ xíu đã hình thành trên mặt và hô hấp bằng phổi. Cái đuôi dần dần ngắn lại. Hệ tiêu hóa của chúng ngày càng phát triển để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Từ 6 đến 9 tuần sau thì hai chi trước chi sau của chúng bắt đầu mọc ra, cái đuôi thì ngắn lại hơn nữa nhưng vẫn còn. Đầu của chúng trở nên giống ếch rõ ràng, thân to ra hơn và các chi dần dần cong lại có khuỷu tay, khuỷu chân hẳn hoi. Đặc biệt hai chi sau sẽ phát triển và to khỏe hơn hai chi trước. Chúng đã bắt đầu ăn được côn trùng chết và cả thực vật lớn hơn, cứng hơn một chút.

Đến lúc này thì nòng nọc đã gần giống một chú ếch con thật sự.

Đến khoảng tuần thứ 12 trở đi, thì đuôi nòng nọc chỉ còn lại một mẩu nhỏ xíu nhưng chưa biến mất hoàn toàn, nó chính thức biến thành ếch con. Đến giai đoạn này ếch con đã có thể rời khỏi nước và dành phần lớn thời gian sống trên cạn.

Từ tuần 12 trở đi thì ếch con dần dần trưởng thành, đã biết tìm kiếm thức ăn với các con mồi đa dạng hơn so với thời kì trước. Nhưng nếu ếch sống ở vùng có khí hậu lạnh thì vòng đời của nó sẽ diễn biến lâu hơn, có khi phải qua một mùa đông thì trứng mới nở ra nòng nọc. Một số loài đặc biệt thì chu trình của nó cũng được rút gọn, khác hẳn với vòng đời của ếch theo mottip thông thường.

 Tóm lại một vòng đời của ếch có thể được tóm tắt như sau : Ếch trưởng thành - trứng - nòng nọc - nòng nọc có chân - ếch con - ếch trưởng thành - trứng…

Loài ếch đa phần thường vô hại [ trừ một số loài ếch độc chạm vào có thể gây chết người ], thức ăn của chúng thường là những động vật nhỏ xíu và cả thực vật. Ếch là một thành phần quan trọng trong việc duy trì, ổn định chuỗi thức ăn tự nhiên của sinh vật trên Trái Đất.

Mọi người cũng không thể phủ nhận thịt ếch khá ngon đúng không ?  Hơn nữa, nó rất bổ dưỡng, làm giảm đường huyết trong máu, tốt cho người bị tiểu đường, có chức năng tăng cường sức khỏe.

Còn rất nhiều điều để nói đến tầm quan trọng của loài ếch trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin phép dừng lại tại đây. Các kiến thức khác về loài ếch sẽ được nói đến trong các bài viết tiếp theo.

“ Chú ếch ngồi học bài kề vườn xoan” đã có một quá trình sinh ra và lớn lên theo nhiều giai đoạn và thăng trầm như thế.  Xin cảm ơn mọi người đã đón nhận kiến thức trong lĩnh vực sinh học và cùng theo dõi những chủ đề tiếp theo tại goctomo.com nhé.

Tác giả: Phương Thụ

report this ad

Video liên quan

Chủ Đề