Nếu và nhận xét quả trình nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Bài Làm : 

 - Nội bộ Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh tận dụng thời cơ lật đổ Triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn 

 - Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

 - Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

 -  Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

 - Ban hành "Hoàng triều luật lệ" [Luật Gia Long]

 - Chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ. 

 **Cuộc sống nhân dân cơ cực vì địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất. Nạn bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi. Bọn quan lại tham nhũng, nhân dân sống trong cảnh áp bức, bóc lột của quan lại, cường hào, tô thuế phu dịch nặng nề.

Sau khi chiếm được Quy Nhơn [tháng 6 - 1801], Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương. Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ [còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh]. Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc [Thừa Thiên]. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ. Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.

Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà nguyễn?

Các câu hỏi tương tự

Nhà nguyễn làm gì để lập chế độ phong kiến hợp quyền[ nêu chính sách về chính trị, đối ngoại] . Những chính sách đối ngoại đó đã tác động như thế nào đến tình hình đất nước?

Nhà Nguyễn thành lập vào năm bao nhiêu [Lịch sử - Lớp 5]

4 trả lời

Tìm các số nguyên x; y biết [Lịch sử - Lớp 6]

1 trả lời

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Đề bài

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 134, 136 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ [luật Gia Long].

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc [Thừa Thiên]. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Loigiaihay.com

Tóm tắt mục 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Video liên quan

Chủ Đề