Kỹ năng tư duy của chủ nhà thuốc

Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm là điều vô cùng cần thiết ở vị trí trưởng khoa dược. Không những cung cấp dược phẩm cho đúng đơn vị, cá nhân mà còn phải cung cấp đúng loại, đúng số lượng và thời gian quy định. 

Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm

Việc quản lý tốt hoạt động này sẽ giúp hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình thực hiện việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nên người trưởng khoa càng cần phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động này; tránh những sai sót không đáng có gây ảnh hưởng tới bệnh nhân, uy tín của bệnh viện cũng như chính cá nhân trưởng khoa. 

1.1.2. Kỹ năng điều phối hoạt động xuất - nhập dược phẩm

Trưởng khoa dược cần có kỹ năng điều phối hoạt động xuất - nhập dược phẩm để đảm bảo không bị thiếu hụt những dược phẩm cần thiết trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân. 

Các loại thuốc cần được theo dõi về tần suất sử dụng, số lượng mua trong từng thời điểm để đưa ra số lượng tồn kho tối thiểu hiệu quả. Khi số lượng thuốc đã đạt tới định mức tối thiểu thì cần liên hệ sớm nhất với nhà cung cấp để đảm bảo hàng hóa không bị thiếu hụt. 

Kỹ năng điều phối hoạt động xuất và nhập dược phẩm

Bởi dược phẩm là sản phẩm có hạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nên cần phải thiết lập hàng tồn kho đúng cách, không tồn kho quá nhiều các loại thuốc ít được kê đơn, gây ảnh hưởng tới tài chính. 

1.1.3. Kỹ năng kiểm tra, bảo quản dược phẩm

Không phải dược phẩm nào cũng có cách bảo quản giống nhau, có những loại bảo quản dưới điều kiện thường, có những loại cần bảo quản trong tủ mát, nhưng cũng có những loại lại bảo quản trong tủ đông. 

Do đó, trưởng khoa dược cần phải nắm bắt được thông tin bảo quản của các loại dược phẩm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động bảo quản dược phẩm của các nhân viên dược. Nhất là trong những lần nhập kho dược thì cần có sự chỉ đạo sát sao, tránh sự sai phạm trong khâu bảo quản, gây ảnh hưởng tới chất lượng dược phẩm và kinh tế. 

1.1.4. Kỹ năng tham gia hội chẩn

Ở một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, trưởng khoa của các khoa cần phải tham gia một cuộc hội chẩn để tìm ra các phương án chữa trị cho bệnh nhân. Trưởng khoa dược cũng cần tham gia vào cuộc hội chẩn này để đưa ra những đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân này hỗ trợ trong quá trình điều trị. 

Kỹ năng tham gia hội chẩn và đề xuất phương án chữa trị phù hợp

Để làm được điều này, người trưởng khoa phải có kiến thức và kinh nghiệm về việc kê đơn thuốc cho các trường hợp đặc biệt để đảm bảo lượng dược phẩm sử dụng phù hợp về chủng loại, đúng liều lượng, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các phản ứng phụ. 

1.1.5. Kỹ năng nghiên cứu cách thức sử dụng dược phẩm

Các bệnh nhân có thể trạng, đặc điểm cơ thể khác nhau, dù có cùng một căn bệnh nhưng chưa chắc đơn thuốc đã giống nhau. Trưởng khoa dược phải là người có hiểu biết chuyên sâu về các loại dược phẩm, nghiên cứu kỹ các thông tin từng loại dược phẩm để đưa ra cách thức sử dụng dược phẩm phù hợp cho từng đối tượng. Thuốc kê đơn không những đúng - đủ mà còn phải tiết kiệm cho bệnh nhân. 

1.2. Các kỹ năng khác

1.2.1. Kỹ năng quản lý nhân sự

Ngoài các kỹ năng chuyên môn trong ngành dược, người trưởng khoa dược là “đầu tàu” trong khoa nên cần phải có những kỹ năng mềm khác để quản lý tốt các hoạt động trong khoa. 

Kỹ năng quản lý các nhân viên dược sĩ trong khoa

Kỹ năng quản lý nhân sự sẽ giúp cho người trưởng khoa điều phối tốt hoạt động của các nhân viên dược, phân công công việc đúng người đúng việc, dễ dàng kiểm soát hoạt động làm việc của mỗi người. Từ đó, đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu về dược phẩm cho các khoa khác trong bệnh viện và bệnh nhân. 

1.2.2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp giúp cho trưởng khoa có thể phối hợp tốt với các nhân viên dược trong khoa, các khoa khác và các bệnh nhân. Y tế là ngành nghề khá áp lực, công việc không thể bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì thế mà kỹ năng giao tiếp giúp cho trưởng khoa dược có thể lắng nghe bệnh nhân, suy nghĩ thấu đáo hơn trong việc ra quyết định.

Để trở thành trưởng khoa dược không phải ngày một ngày hai là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để trở thành trưởng khoa dược thì người đó cần phải đầy đủ các tố chất, kỹ năng thì mới có thể xem xét để trở thành trưởng khoa. Chính vì thế, người dược sĩ cần phải chăm chỉ rèn luyện, tư duy tốt, không ngừng học hỏi và đổi mới các kiến thức. 

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên môn dược sĩ

Có những người rất giỏi chuyên môn, làm việc cực kỳ tốt ở vị trí nhân viên, nhưng lại không giỏi kỹ năng quản lý; khi được đề cử lên vị trí trưởng khoa lại không thể quản lý tốt được hoạt động trong khoa, gây ra sự xáo trộn trong nội bộ,... Do đó, ngoài kỹ năng chuyên môn thì trưởng khoa còn phải phát triển kỹ năng mềm của mình thì mới có thể phát huy được năng lực, vai trò của mình. 

Ngoài việc làm tốt trọng trách của một người trưởng khoa thì người làm việc còn phải nắm bắt, làm quen và tiếp cận với công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Không chỉ là các thiết bị hỗ trợ cho việc bảo quản thuốc mà còn là các phần mềm công nghệ giúp trao đổi công việc nhanh chóng với đồng nghiệp, bệnh nhân, quản lý hệ thống dược phẩm,... Đón đầu công nghệ chính là cách tốt nhất để phát triển bản thân, nâng cao cơ hội thăng tiến trong tương lai. 

Đặc biệt, cái “tâm” trong nghề luôn phải được đề cao, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng tới truyền thống tốt đẹp của nghề - “lương y như từ mẫu”. 

3. Viết kỹ năng chuyên môn trưởng khoa dược trong CV

Khi viết CV xin việc trưởng khoa dược, chúng ta cần có nội dung về kỹ năng chuyên môn. Các bạn có thể tham khảo các kỹ năng chuyên môn đã được liệt kê ở phần 1 của bài viết. Sau đó, đối chiếu với bản thân để có những kỹ năng thích hợp để điền vào CV. 

Viết kỹ năng chuyên môn trưởng khoa dược trong CV

Ngoài ra, các bạn còn có thể bổ sung các kỹ năng khác như: kiến thức chuyên sâu về ngành dược, kỹ năng phân tích nhanh nhạy, kỹ năng sử dụng công nghệ, phẩm chất đạo đức của người dược sĩ, kỹ năng quan sát, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng sắp xếp thời gian, công việc,... Cần nêu các kỹ năng phù hợp mà bản thân đã thực sự tích lũy được để tạo nên sự tin tưởng đối với nhà tuyển dụng. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu hơn về ngành dược cũng như công việc của người trưởng khoa dược. Hãy cố gắng tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc để trở thành một người có ích cho xã hội các bạn nhé.

Danh sách mẫu CV xin việc ấn tượng mới nhất

Bạn có muốn sở hữu một mẫu CV y tế dược gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. 

Mẫu CV

Kỹ năng giao tiếp bán thuốc cho các dược sĩ mới ra trường là điều rất cần thiết. Bởi đây chính là phương tiện để người bán hiểu rõ các triệu chứng bệnh nhằm đưa ra toa thuốc chuẩn xác nhất. Vậy đâu là những kỹ năng giao tiếp cần phải có đối với nghề này? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé.

Thuốc là một mặt hàng quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Liều lượng, thành phần thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, do đó trong quá trình bán thuốc người dược sĩ cần phải có các kỹ năng sau.

Kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ

Khi người mua tìm đến quầy của bạn để mua thuốc, với tư cách là một người dược sĩ bạn cần hỏi bệnh nhân một số câu hỏi như sau:

  • Đầu tiên là ngõ ý trao đổi về chứng bệnh của họ như thế nào? Câu hỏi triệu chứng sẽ giúp bạn chẩn đoán được bện tình của người mua thuốc.
  • Thuốc này sẽ cho ai sử dụng, chính người mua hay một đối tượng nào khác?
  • Người sử dụng có tiền sử bệnh gì, có dị ứng với thành phần thuốc nào không?
  • Ngoài bệnh này họ có đang điều trị bệnh khác bằng thuốc hay không?
Thăm hỏi người mua với thái độ ân cần, quan tâm

Đây là những thông tin cơ bản mà người bán thuốc cần phải nắm đầu tiên. Từ thông tin và chứng bệnh được miêu tả, dược sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp. Trách trường hợp dị ứng bởi các thành phần trong thuốc sẽ làm tình trạng bệnh tệ hơn. Trong trường hợp bênh nhận có đang điều trị bằng một loại thuốc khác, bạn phải hỏi rằng đó là thuốc gì? Để tránh được các thành phần trong thuốc kết hợp với nhau sẽ làm mất tác dụng.

Quá trình hỏi thăm tình trạng bệnh, bạn cần sử dụng kỹ năng giao tiếp để làm cho người mua có thể dễ giải bày và diễn đạt cụ thể triệu chứng. Nên giữ giọng điệu ân cần, quan tâm để tạo cảm giác gần gũi đối với khách hàng.

Bán thuốc không chỉ là nghề kinh doanh, đây còn là nghề có trách nhiệm đến sức khoẻ con người. Do đó, nếu tình trạng bênh nặng hay phức tạp, bạn phải khuyên người bệnh đi khám ngay. Đây chính là kỹ năng giao tiếp bán thuốc quan trọng thứ hai. Các đối tượng bạn nên khuyên đi khám để được chẩn đoán đúng là trẻ sơ sinh, trẻ em 3 – 5 tuổi và người cao tuổi.

Những người già thường sẽ thường sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh, vì vậy đến gặp bác sĩ mới có thể xác định được các loại thuốc phải kết hợp như thế nào.

Ngày nay, thị trường bán thuốc cũng đang có sức cạnh tranh rất lớn, do đó việc thiết lập quan hệ khách hàng là điều đặt lên hàng đầu. Để kết nối với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của nhân viên bán thuốc là yếu tố quyết định phần lớn. Người bán niềm nở, thân thiện là một điểm cộng trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua trì chuyện bạn còn phải thể hiện được tinh thần tôn trọng người mua cũng như bày tỏ sự cảm thông với họ.

Nên tạo quan hệ tốt đẹp với khách hàng để có thể duy trì tiềm năng buôn bán

Bên cạnh thông tin về bệnh tình và cách dùng thuốc, người bán còn phải dành lắng nghe bênh nhân và hồi đáp để họ cảm nhận mình đang được chăm sóc tận tình. Chắc chắn rằng, mỗi khi mua thuốc họ sẽ nghĩ đến địa chỉ quầy bán của bạn đầu tiên.

Bên cạnh các vấn đề xung quanh, việc kiểm kê số lượng thuốc cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Việc này tránh trường hợp khách hàng thiếu thuốc và tránh thất thoát lượng thuốc của cửa hàng. Sau khi kê đơn và soạn thuốc xong khi giao cho người mua bạn cần dặn dò họ kiểm tra lại số lượng và tên thuốc theo đơn.

Bạn phải sử dụng kỹ năng giao tiếp trong lúc nhờ khách hàng kiểm lại thuốc. Bạn cần phải nhờ bằng lời nói nhỏ nhẹ, chân thành để khách hàng cảm thấy sẵn lòng nếu trong trường hợp có thiếu thuốc. Bởi việc lên đơn và soạn thuốc chính là trách nhiệm của bạn.

  • Không kiệm lời “cảm ơn” đối với khách hàng, đây là lời nói thể hiện sự tử tế trong giao tiếp
  • Khi khách vào phải mở đầu bằng lời chào và ngõ ý muốn giúp đỡ như “Chào anh/chị, em có thể giúp được gì cho anh/chị?”
  • Khi giao tiếp luôn nhìn thẳng vào mắt khách hàng
  • Không tiếp đón nhiều người cùng một lúc, nên chăm sóc từng khách hàng để có thể quá trình chẩn đoán và kê đơn thuốc hoàn chỉnh nhất
  • Khi đón khách và chào khách luôn giữ thái độ vui vẻ, nét mặt tươi và mỉm cười
  • Khi có thắc mắc hay nhận những lời phàn nàn từ khách, bạn nên tiếp nhận điềm tĩnh và xử lý đến khi khách hài lòng.

Trên đây là kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ. Từ thông tin trên, hy vọng bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng bán hàng thật xuất sắc. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác hãy theo dõi những bài viết mới được cập nhật mỗi ngày bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề