Ngành công nghệ Kỹ thuật máy tính là gì

Khi nghe tới tên ngành KỸ THUẬT MÁY TÍNH hầu hết các bạn học sinh đều nghĩ ngành này liên quan nhiều đến việc làm [lập trình phần mềm] trên máy vi tính; hoặc một số bạn khác thì lại suy luận ngành này liên quan đến việc lắp ráp máy vi tính cho người ta xài hoặc lắp ráp máy vi tính cho công ty. Nhưng ngành này không phải như các bạn suy luận như thế.

Vai trò và vị trí của ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành khoa học máy tính có tên tiếng anh Computer Engineering là ngành rất phát triển trên thế giới thu hút nguồn nhân lực khổng lồ và đang tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ.

Ngành khoa học máy tính là ngành giao thoa giữa ngành kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin. Khối lượng kiến thức và công việc của ngành này liên quan đến ngành điện tử rất nhiều. Điểm khác biệt so với ngành điện tử là kỹ thuật máy tính đưa các chương trình phần mềm chạy thẳng trên hệ thống mạch điện tử theo yêu cầu. Để đưa được chương trình phần mềm chạy trên các hệ thống điện tử này, đòi hỏi có thêm lượng kiến thức khoa học từ ngành công nghệ thông tin.

Vì sao ngành này được sinh ra? Thực tế là mạch điện tử đơn thuần không thể chạy được các chức năng phức tạp trên đó, và chỉ hoạt động theo một công năng duy nhất. Nhưng với yêu cầu của khoa học hiện đại, người ta cần có các thiết bị phải thật nhỏ gọn, hoạt động một cách thông minh hơn, phức tạp hơn. Vì vậy người ta xây dựng và tích hợp các chip điện tử có thể lập trình lên các mạch điện tử, đến lúc này các mạch điện tử chỉ còn đóng vai trò nền tảng, việc hoạt động và chức năng của mạch điện tử phụ thuộc vào người lập trình cho chip đó.

Ví dụ như một máy MP3 nhỏ gọn vừa nghe nhạc, vừa thu âm, vừa lưu thông tin, vừa dùng để mở cửa… bao gồm các mạch điện tử nhỏ gọn và các chương trình được lập trình cho mạch điện tử đó hoạt động.

Vì sao người ta không sử dụng máy vi tính để điều khiển? Một phần vì người ta cần tiết kiệm không gian, thiết bị, cũng như chi phí. Tiếp nữa là thiết bị phải nhỏ gọn, phải chạy liên tục và không bị lỗi trong nhiều môi trường khác nhau, điện năng khác nhau. Nguồn www.huongnhghiepviet.com

Ví dụ khác: bộ não của một chú robot thông minh là các mạch điện tử nhỏ gọn được lập trình; việc nó thông minh đến mức nào là phụ thuộc vào người lập trình cung phương pháp lập trình. Các mạch điện tử nhỏ gọn hoạt động theo các chương trình được lập trình này chính là công việc của ngành khoa học máy tính.

Các thiết bị hiện nay đều tích hợp một hệ thống mạch điện tử với các chức năng thông minh được lập trình tích hợp ngay trên mạch điện tử đó

Thế giới hiện tại đang chuyển mình với các thiết bị yêu cầu ngày càng thông minh và nhỏ gọn hơn: xe hơi thông minh, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, áo thông minh, chìa khóa thông minh… Các hệ thống điều khiển dần chuyển sang các hệ thống điều khiển thông minh cả trong hoạt động công nghiệp và đời sống. Chính vì vậy, ngành kỹ thuật máy tính đang có nhu cầu rất rất lớn.

Một vài công việc của ngành này như thiết kế các cấu trúc máy tính, các công nghệ để thiết kế chip, xử lý thuật toán một cách tối ưu bằng phần cứng, hay nghiên cứu để giải quyết các vấn đề cần nhiều công suất của máy tính ví dụ mô phỏng hoạt động của não người chẳng hạn.

Theo học ngành khoa học máy tính

Các thông tin định hướng nghề nghiệp về ngành khoa học máy tính đều chỉ ra điểm đặc trưng của ngành này cần nền tảng của hai ngành là điện tử và công nghệ thông tin. Phần nhiều liên quan về điện tử nên thường người ta xếp ngành này vào nhóm ngành điện tử. Do vậy khối lượng kiến thức liên quan đến điện tử sẽ nhiều trong thời gian học ban đầu. Các kiến thức về công nghệ thông tin cũng không thể thiếu nằm trong phạm vi của ngành này. www.huongnghiepviet.com

Điện tử và xây dựng mạch điện tử là cơ sở quan trọng trong việc theo đuổi ngành này

Theo những kỹ sư trong ngành, ngành này khá thú vị vì giải quyết được hầu hết các vấn đề của đời sống, cũng như trong công nghiệp. Tuy vậy đòi hỏi khả năng tư duy tốt, thiên hướng suy luận toán học, cùng với đó cần độ tập trung cao, chịu khó tìm hiểu nghiên cứu.

Cơ hội việc làm của ngành khoa học máy tính

  • Kỹ sư kỹ thuật máy tính có nhiều vị trí công việc ở khắp các nhà máy điện tử [như INTEL, SAMSUNG, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…]
  • Vị trí công việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng như LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
  • Vị trí tại các công ty sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp.
  • Vận hành các hệ thống máy tính hệ thống server lớn nhỏ trong các công ty.

Hướng nghiệp Việt

Danh sách các trường tuyển sinh ngành KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Tìm Việc Làm Máy Tính

1. Khái quát chung về Kỹ thuật máy tính

Khái quát chung về Kỹ thuật máy tính

Bạn có thể là người tiếp xúc và làm việc bên cạnh chiếc máy tính hàng ngày, nhưng bạn đã thực sự hiểu bản chất kỹ thuật máy tính hay chưa? Computer Engineering hay là thuật ngữ chính thức trong tiếng Anh chỉ ngành Kỹ thuật máy tính. Đây là chuyên ngành đề cập đến toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình nghiên cứu, phát hiện hoặc xây dựng những phương pháp và nguyên lý cụ thể. Từ các phương pháp và nguyên lý đó, sẽ được đưa vào ứng dụng để thực hiện phát triển và thiết kế các hệ thống cấu thành nên một chiếc máy tính [bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm].

Kỹ thuật máy tính bao hàm rất nhiều hoạt động khi nói đến các vấn đề và khía cạnh của một chiếc máy tính. Nó có thể là các thiết kế đơn giản như mạch điện tử, hay vi xử lý, từ những hệ thống máy tính khổng lồ cho đến các máy tính xách tay nhỏ bé. Bên cạnh đó, Kỹ thuật máy tính cũng đề cập đến các quy trình thiết kế những hệ thống nhúng. Hệ thống máy thường được sử dụng ở hầu hết các thiết bị phổ biến, từ smartphone cho đến các hệ thống ô tô,...

2. Kỹ thuật máy tính trong hệ thống giáo dục Việt Nam

2.1. Mục tiêu đào tạo

 Mục tiêu đào tạo

Công nghệ kỹ thuật máy tính cũng có thể là tên gọi được thay thế cho chuyên ngành này. Theo đó, khi đề cập đến Kỹ thuật máy tính trong khía cạnh giáo dục và đào tạo, ngành có sứ mệnh mang lại những nền tảng tri thức cho sinh viên về các hệ thống kiến thức nền tảng tự nhiên như Toán hay Lý, kiến thức về cơ sở dữ liệu, về hệ thống thông tin hay các thuật toán từ cơ bản đến nâng cao có thể ứng dụng trong quá trình thiết kế. Đồng thời, ngành cũng cung cấp sự hiểu biết về hạ tầng, cơ chế vận hành và kết nối, cơ chế điều khiến và hoạt động, tính bảo mật cũng như các vấn đề về an ninh thông tin, mạng internet.

Kỹ thuật máy tính có sứ mệnh giảng dạy và cung cấp những nguồn cung chất lượng về mặt con người, có thể đáp ứng được những nhu cầu cụ thể của xã hội liên quan đến chuyên ngành. Sau khi hoàn thành khóa học Kỹ thuật máy tính, các bạn sinh viên có thể trang bị một cách đầy đủ và được hoàn thiện về chuyên môn, kỹ năng, kỹ thuật, có thể hỗ trợ trong quá trình phát hiện và đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến triển khai, xây dựng, thiết lập phần mềm cũng như phần cứng, ứng dụng linh hoạt trong các hệ thống máy tính cụ thể.

2.2. Sự khác biệt với Khoa học máy tính

Sự khác biệt với Khoa học máy tính

Song song với sự ra đời và phát triển của Kỹ thuật máy tính [KTMT], ngành Khoa học máy tính [KHMT] cũng được quan tâm không kém. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm ngành học này bạn nhé. Vì cơ bản:

- Ngành KHMT đề cập đến các hoạt động nghiên cứu về việc vận dụng các thuật toán, phương pháp vào các những chương trình cụ thể trên máy tính. Các chuyên gia KHMT sẽ thiết lập ra những phương thức mới thông qua việc ứng dụng các thuật toán cụ thể và phù hợp để dễ dàng truyền đạt cũng như vận hành hệ thống thông tin. Các tập lệnh, hệ thống quản lý hay hệ thống phần mềm chính là những nội dung nghiên cứu của các chuyên gia KHMT. Theo đó, trong giáo dục, chuyên ngành này sẽ giúp người học định hình được những tri thức về KHMT từ cơ bản đến nâng cao. Đảm bảo trình độ cho người học có thể vận dụng để thực hiện xây dựng những thiết kế hệ thống tin học ứng dụng hoặc các hệ thống tính toán đa năng khác.

- Ngành KTMT đề cập đến các hoạt động nghiên cứu về phương pháp và nguyên lý trong việc ứng dụng để phát triển và thiết kế các hệ thống cấu thành nên chức năng của máy tính [bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm]. Tựu chung, người học sẽ được trang bị các kiến thức để ứng dụng phổ biến trong các vấn đề xử lý đơn giản và phức tạp liên quan nhiều đến phần cứng của máy tính. Chẳng hạn như thiết kế hoặc sửa chữa, lắp ráp các linh kiện điện tử trong các hệ thống máy tính cụ thể,...

Tham khảo: Ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì - “Sức Nóng” thời đại công nghệ

3. Sinh viên Kỹ thuật máy tính được học những gì?

Sinh viên Kỹ thuật máy tính được học những gì?

Chương trình đào tạo với mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức về Kỹ thuật máy tính, cụ thể như:

+ Kiến thức về CNTT nói chung và Kỹ thuật máy tính nói riêng từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Các kỹ năng về xây dựng, thiết kế, phân tích và vận hành các hệ thống máy tính [bao gồm cả phần cứng và phần mềm] trong các ngành như: Thiết kế chip, hệ thống nhúng, điện - điện tử, Robot, điều khiển tự động,...

+ Kỹ năng lập trình trên các hệ thống từ nhỏ gọn như điện thoại, máy tính bảng cho đến máy tính. Trang bị kiến thức IT về các ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java, Assembly, C#,...

+ Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế thông qua các khóa thực tập thực tế ở những công ty hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

+ Năng lực tư vấn với trình độ tương đương của một chuyên gia trong ngành CNTT.

Chương trình đào tạo

Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo của ngành này tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên:

+ Các môn đại cương: Triết học - Mác LÊNIN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại số tuyến tính, Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Giải tích 1 và 2, Elementary, Pre-Intermediate 2, Intermediate 1, Vật lý 1 và 2, Hóa đại cương, Quản trị doanh nghiệp CN,...

+ Các môn cơ sở: Xác suất và thống kê, Kỹ thuật điện tử tương tự, Lập trình trong kỹ thuật, Hệ thống nhúng, Xử lý tín hiệu số, Toán rời rạc, Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, Cơ sở lý thuyết mạch điện 1, Kỹ thuật điện tử số, Vi xử lý-vi điều khiển, Đồ án Hệ thống nhúng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật,...

+ Các môn học chuyên ngành: Quản trị mạng, Phân tích và thiết kế hệ thống, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Đồ án Công nghệ phần mềm, Lập trình trên thiết bị di động, Lập trình hướng đối tượng, Kỹ thuật ghép nối máy tính, Công nghệ phần mềm, Kiến trúc máy tính,...

+ Một số học phần tự chọn: Thị giác máy, Xử lý âm thanh/tiếng nói, Các mô hình máy tính thế hệ mới, Vẽ kỹ thuật, Lý thuyết điều khiển tự động, Trí tuệ nhân tạo, Lập trình trong môi trường Windows, An toàn công nghiệp, Kỹ thuật nhiệt,...

+ Thực tập và làm đồ án

Ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì?

4. Kỹ thuật máy tính và những cơ hội nghề nghiệp điển hình

Kỹ thuật máy tính và những cơ hội nghề nghiệp điển hình

Là một trong những chuyên ngành có nhu cầu nhân lực rất cao, đối với những ai tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính, bạn có thể không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm. Cụ thể, một số công việc bạn có thể tham gia như sau:

+ Thứ nhất, thực hiện các thiết kế, viết chương trình và chế tạo các hệ thống nhúng, các lõi điều khiến của các hệ thống nhúng. Chẳng hạn như các thiết bị di động không dây, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí,....

+ Thứ hai, làm việc như một chuyên viên lập trình hệ thống, ứng dụng các phương pháp, thuật toán để xây dựng các hệ thống nhúng trên Smartphone thông minh.

+ Thứ ba, làm việc như một chuyên viên quản trị HTMT. Thực hiện tổng hợp các hoạt động về xây dựng thiết kế, trực tiếp lắp ráp, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo mật,... các hệ thống máy tính và siêu máy tính.

+ Thứ tư, làm việc với tư cách một giáo viên, giảng viên giảng dạy các kiến thức về Kỹ thuật máy tính trong các cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp.

Ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội cho những vị trí này ở những đơn vị tuyển dụng phổ biến sau: các công ty và tập đoàn viễn thông; các công ty có ứng dụng CNTT và máy tính trong hoạt động kinh doanh và sản xuất; các đơn vị sản xuất và chế tạo thiết bị điện tử gia dụng; các chi nhánh nước ngoài về lắp ráp và sản xuất máy tính ở VN; các nhà máy, xưởng công nghiệp có ứng dụng hệ thống điều khiển tự động và dây chuyền sản xuất; các cơ sở giáo dục và đào tạo;...

5. Tham khảo thông tin tuyển sinh mới nhất

Đọc đến đây, nếu Kỹ thuật máy tính vẫn là một ngành học tiềm năng nằm trong dự kiến của bạn. Hãy tiếp tục tìm hiểu những thông tin có liên quan đến tuyển sinh ngành học này nhé!

5.1. Các trường đào tạo và các khối thi

Các trường đào tạo và các khối thi

Các cơ sở giảng dạy Kỹ thuật máy tính tại Việt Nam bạn có thể tham khảo: ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh; ĐH Công nghệ thông tin [ĐHQG TPHCM]; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; ĐH CNTT và Truyền thông Đà Nẵng; ĐH Bách khoa [ĐHQG TPHCM]; ĐH Cần Thơ.

Kỹ thuật máy tính tiến hành xét tuyển các tổ hợp môn như sau:

  • Tổ hợp môn A00: Hóa - Lý - Toán
  • Tổ hợp môn A01: Lý - Toán - Anh
  • Tổ hợp môn D01: Toán - Ngữ Văn - Anh
  • Tổ hợp môn D90: KHTN - Anh - Toán
  • Tổ hợp môn D07: Hóa - Anh - Toán
  • Tổ hợp môn C01: Văn - Lý - Toán

5.2. Các tố chất thích hợp với ngành

Các tố chất thích hợp với ngành

  • Ưa thích và có niềm đam mê với CNTT, máy tính, phần mềm,...
  • Có năng lực sáng tạo và tư duy logic
  • Có trí thông minh, nhạy bén
  • Học tốt các bộ môn thuộc khối tự nhiên
  • Tiếng Anh giỏi
  • Cẩn thận và chu toàn
  • Năng lực chịu được tần suất làm việc và áp lực cao
  • Ham học hỏi, không ngừng bồi dưỡng và nâng cao kiến thức

Mức lương của ngành Kỹ thuật máy tính nằm trong top các nhóm ngành có thu nhập cao. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện trình độ cũng như năng lực thực tế của mình. Với những ai còn hoang mang trên con đường tìm việc thì có thể truy cập vào website vieclam88.vn để cập nhật tin tuyển dụng việc làm kỹ sư máy tính nhé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn sẽ sớm phát triển sự nghiệp học tập và làm việc với ngành Kỹ thuật máy tính!

Video liên quan

Chủ Đề