Ngành xã hội học có tương lai không

Bạn là người năng động, bạn muốn tham gia các hoạt động xã hội? Bạn đã được tư vấn học ngành xã hội học nhưng vẫn băn khoăn ngành Xã hội học học khối nào, học những gì, học ở đâu thì tốt, ra trường làm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngành này tại bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử loài người trải qua hàng ngàn năm nay, có rất nhiều hiện tượng mà con người, khoa học chưa thể lí giải được. Xã hội học đang là một ngành mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học ở nước ta ngang hàng với các ngành học khác.

Xã hội học là một thuật ngữ chỉ khoa học về các quy luật xã hội, sự phát triển và vận hành của xã hội về mặt lịch sử. Ngành xã hội học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội, có kỹ năng phân tích vấn đề, hiện tượng xã hội, hành vi con người để phục vụ và xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh hơn. Sinh viên sau khi mà tốt nghiệp ngành này sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực, có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp, tích lũy được các nguyên lý cơ bản và quy luật tự nhiên xã hội.

2. Tổ hợp môn thi ngành Xã hội học

Bạn đang tìm hiểu ngành xã hội học, bạn có ý định muốn học ngành này, điều đầu tiên các bạn thắc mắc chắc hẳn là: học ngành này thi khối nào? Ngành Xã Hội Học đang xét tuyển theo những khối thi như sau:

  • A01: Toán, Tiếng Anh và Vật Lí.
  • C00: Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa Lí.
  • C01: Ngữ Văn, Toán và Vật Lí.
  • C19: Ngữ Văn, Lịch Sử và Giáo Dục Công Dân.
  • D01: Ngữ Văn, Toán và Anh Ngữ.
  • D02: Ngữ Văn, Toán và Tiếng Nga.
  • D03: Ngữ văn, Toán và Tiếng Pháp.

Một số chuyên ngành của ngành Xã Hội Học:

  • Xã hội học tội phạm.
  • Xã hội học tâm lý
  • Xã hội học giáo dục.
  • Xã hội học đô thị.
  • Xã hội học nông thôn.
  • Xã hội học pháp luật.
  • Xã hội học chính trị.
  • Xã hội học gia đình.

Giáo trình ngành xã hội học:

3. Những tố chất cần có để học ngành Xã hội học

Yêu thích là một chuyện, để làm được lại là một chuyện khác. Bạn thích ngành xã hội học nhưng bạn cũng cần phải có tố chất phù hợp để học được ngành này. Hãy cũng chúng tôi điểm lại một số tố chất phù hợp để học ngành này nhé.

  • Thích học các môn thuộc khoa học xã hội.
  • Tư duy độc lập, sáng tạo.
  • Thích tìm hiểu các quy luật xã hội.
  • Có khả năng tự học, tự tổ chức công việc, tự nghiên cứu mọi vấn đề.

4. Đối tượng và vai trò của ngành Xã hội học

4.1. Đối tượng nghiên cứu trong ngành Xã hội học

Xã hội là một tổng thể lớn mà chúng ta phải nghiên cứu. Trong đó đối tượng chính mà chúng ta phải tìm hiểu đó là các mối quan hệ xã hội, tương tác xã hội, hành vi của con người hay nói cách khác là thì vấn đề đó là: quan hệ giữa người – xã hội, vi mô vĩ mô.

4.2. Vai trò của ngành Xã hội học

Như chúng ta thấy thì ngành xã hội học có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Học ngành xã hội học là đi giải quyết các vấn đề của xã hội, và thử đặt ra câu hỏi nếu các vấn đề không được giải quyết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Quá trình xã hội học diễn ra sẽ đem lại cho chúng ta những gì thì cùng chúng tôi điểm mặt ở dưới đây nhé: Thứ nhất, Đánh giá được các chính sách đưa ra có khả thi hay không. Thứ hai, Qua quá trình nghiên cứu xã hội chúng ta có thể lý giải được tại sao nó lại như vậy, tại sao chúng ta lại hành động như này như kia, giúp bản thân có thể tự khai sáng và một phần ảnh hưởng đến tương lai mỗi người. Thứ ba, Người được đào tạo trong ngành này nhất định sẽ có tầm nhìn xa hơn, có thể đưa ra được hướng giải quyết, giải pháp phù hợp cải thiện xã hội tốt lên.

5. Các trường đào tạo ngành Xã hội học

Khu vực miền Bắc:

  • Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Địa chỉ: đường Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
  • Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, Địa chỉ: đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Địa chỉ: số 336, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Đại Học Công Đoàn, Địa chỉ: số 169, đường Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Khu vực miền Trung:

  • Đại Học Hồng Đức, Địa chỉ: số 565, đường Quang Trung, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.
  • Đại Học Đà Lạt, Địa chỉ: số 1, đường P.Đ Thiên Vương, phường 8, TP.Đà Lạt.
  • Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế, Địa chỉ: số 77, đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, thành phố Huế.

Khu vực miền Nam:

  • Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đại Học Văn Hiến, Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đại Học Cần Thơ, Địa chỉ: đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
  • Đại Học Bình Dương, Địa chỉ: số 504 Đại lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, thành phố Bình Dương.

6. Học ngành Xã hội ra làm gì?

Ai ai cũng mong muốn khi ra trường có công ăn việc làm ổn định. Xã hội học là ngành mới, đang thiếu nguồn nhân lực, mà công việc của ngành này lại vô cùng đa dạng vậy nên các cử nhân Xã hội học sẽ không sợ thất nghiệp khi ra trường. Sinh viên sau khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn sẽ đảm nhận được những công việc như sau:

  • Quan hệ công chúng: bạn có thể làm việc tại các văn phòng quan hệ công chúng trong trường đại học, làm biên tập, quảng cáo, tổ chức sự kiện.
  • Lĩnh vực hành chính công: bạn có thể làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính công, cơ quam của Đảng nhà nước.
  • Giáo dục và đào tạo: giảng dạy tại các trường cao đẳng đại học, tập huấn các khóa học ngắn hạn cho các tổ chức có nhu cầu.
  • Dịch vụ và phục vụ con người.
  • Trung tâm nghiên cứu dư luận các vấn đề xã hội.
  • Cơ quan truyền thông đại chúng và xuất bản
  • Các hiệp hội trung tâm.

Với những công việc như vậy thì mức lương của các cử nhân xã hội học cũng tương đối hấp dẫn. Sinh viên mới ra trường trung bình lương từ 5-7 triệu /tháng, còn đối với người có kinh nghiệm thì lương sẽ từ 8-10 triệu/ tháng.

Kết luận: Đây là những chia sẻ về ngành Xã hội học, hi vọng sau bài viết này có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về thế nào là ngành xã hội học, học ở đâu, học ngành xã hội học ra làm gì và cơ hội việc làm như thế nào. Để từ đó bạn có thể đưa ra cho bản thân mình những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.

Cảnh báo những ngành học khó kiếm việc làm

Xã hội học: 90% sinh viên “thất nghề”

LTS: “80% - 90% sinh viên ra trường có việc làm”, đó là con số đẹp thường được các trường ĐH công bố chính thức. Thế nhưng, sự thật đằng sau những con số đẹp này là gì? Điều tra của phóng viên Báo NLĐ cho thấy có nhiều ngành học mà tỉ lệ sinh viên làm đúng nghề nếu thống kê ra sẽ rất thấp. Có người ví von tình trạng này là không thất nghiệp nhưng “thất nghề”. Nổi bật gần đây là ngành xã hội học.

"Chỉ khoảng 10% - 15% sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học làm đúng nghề. Phần lớn làm những ngành gần như công tác xã hội, báo chí, nghiên cứu thị trường... thậm chí làm những ngành không có liên quan gì đến ngành học. Đây chắc không chỉ là tình trạng riêng của ngành xã hội học mà là tình trạng chung của đa số các ngành khoa học xã hội nhân văn hiện nay”, thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM, đưa ra nhận định như vậy. Tại sao lại có tình trạng này? Hiếm trường hợp làm đúng nghề Hỏi 3 sinh viên ngành xã hội học: Loan, Điệp, Phượng đã ra trường từ 2-5 năm nay, em nào cũng thở dài: “Sinh viên được học để nghiên cứu nhưng chẳng mấy ai làm đúng nghề. Số đông làm trái nghề hoặc học thêm chuyên ngành khác để tìm việc”. Ví dụ như Loan, sau khi ra trường, em phải học thêm khóa kế toán, nghiệp vụ văn phòng để đi làm, kiến thức xã hội học không sử dụng. Một sinh viên khác phải học khóa nghiệp vụ sư phạm để về quê công tác trong ngành giáo dục... Tại sao lại có tình trạng sinh viên ngành này ra trường rất khó tìm việc làm phù hợp chuyên môn? Thạc sĩ Lê Minh Tiến cho biết: “Ngành xã hội học chủ yếu đào tạo sinh viên để làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban của Trung ương, tỉnh, tP...; làm cán bộ giảng dạy... Tuy nhiên, để làm được những công việc này đòi hỏi sinh viên phải có năng lực tốt. Những sinh viên trung bình, trung bình khá rất khó làm”.

Đào tạo nhiều hơn nhu cầu

Sinh viên ngành xã hội học càng ngày càng tăng. Tại TPHCM, Trường ĐH Mở mở khóa đầu tiên năm 1992 với 45 sinh viên thì nay đã có thêm 3 trường: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Hiến. Hằng năm, 4 trường này tuyển sinh tổng cộng khoảng 600 sinh viên. Con số này theo các giảng viên xã hội học là nhiều. Mỗi trường chỉ nên tuyển khoảng 50 sinh viên chia thành 2 lớp để có thể đào tạo tốt hơn.

Thực tế, các viện nghiên cứu có đến các trường ĐH xin người nhưng họ yêu cầu phải là sinh viên giỏi, số này lại rất hiếm. Do biên độ áp dụng rộng nên đa số sinh viên xã hội học tìm việc làm ở những ngành gần với xã hội học như công tác xã hội, báo chí, nghiên cứu thị trường... như đã nói ở trên. Nên tuyển ít hơn, đào tạo chất lượng Nguyên nhân của tình trạng này đến từ cả hai phía: sinh viên và nhà đào tạo. Theo một giảng viên lâu năm, nhiều sinh viên chọn ngành xã hội học khi không đủ điểm vào các ngành khác [phần lớn là nguyện vọng 2, 3] nên không có sự đam mê ngành học, thời gian dành cho việc học ít và tai hại hơn không hiểu ngành xã hội học là gì nên nhiều em chỉ cố gắng “nuốt” chương trình cốt để có tấm bằng. Điểm chuẩn ngành học này mấy năm nay chỉ tương đương điểm sàn, vào khoảng 14-15. Cũng theo giảng viên này, càng ngày năng lực sinh viên ngành xã hội học càng giảm sút. Kỹ năng viết bài luận và thuyết trình là hai kỹ năng quan trọng của sinh viên xã hội học nhưng có em còn viết sai chính tả, hành văn lủng củng. Trong chương trình có giờ thuyết trình nhằm rèn luyện kỹ năng lập luận, phản biện, bảo vệ... nhưng nhiều sinh viên chỉ làm cho xong nghĩa vụ. Tệ hơn, với các đề tài nghiên cứu theo nhóm, có sinh viên không tham gia nhưng vẫn để tên để lấy điểm. Với những sinh viên này, việc làm đúng nghề sau khi ra trường là rất khó xảy ra.

Một thực tế khác cũng phải nhìn nhận là năng lực đào tạo của ngành học còn giới hạn. Một giảng viên xã hội học nói thẳng: “Lực lượng giảng viên xã hội học vừa thiếu vừa yếu. Bằng cấp không thiếu nhưng chuyên môn về xã hội học chưa bảo đảm yêu cầu. Không có trường nào đảm nhận hết việc đào tạo của trường mình”. Do đó, giảng viên ngành xã hội học đi dạy ở 3 - 4 trường là bình thường.

Diệu Hằng

Video liên quan

Chủ Đề