Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Hiện nay, tỷ lệ người dân mắc các bệnh về tai mũi họng có xu hướng tăng rất nhanh. Nguyên nhân hàng đầu là do sự biến đổi của khí hậu và ô nhiễm môi trường. Các triệu chứng rất đa dạng, trong đó là một trong những triệu chứng hay gặp nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị triệu chứng này tại nhà hiệu quả nhất qua bài viết sau đây.

Đau họng nghẹt mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Theo thông tin từ Medline Plus, triệu chứng nghẹt mũi xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị viêm khiến các mô lót trong mũi bị sưng lên. Kèm với nghẹt mũi là chảy nước mũi. Khi dịch nhầy mũi chảy xuống phía cổ họng sẽ khiến người bệnh đau họng và có phản ứng ho. Đây là hội chứng chảy dịch mũi sau (Post-nasal drip).

Đau rát họng là triệu chứng đau rát và ngứa ở họng. Khi họng bị kích thích như vậy sẽ gây nên phản xạ ho. Kèm theo là các triệu chứng xảy ra ở mũi họng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt, khàn tiếng hoặc đau đến khó nuốt.

Nghẹt mũi và đau rát họng là hai triệu chứng thường đi đôi với nhau, xuất hiện trong các bệnh lý hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, nhiễm trùng xoang,…

\>>> Tìm hiểu thêm về , một trong những bệnh gây đau họng nghẹt mũi.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Hội chứng chảy dịch mũi sau gây đau họng nghẹt mũi

Một số nguyên nhân hàng đầu gây ra đau họng nghẹt mũi được The Harley Street ENT Clinic liệt kê ra như sau:

  • Cảm lạnh, cúm, nhiễm virus: Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là bệnh do nhiễm virus có thể lây lan như virus cúm, virus corona gây COVID-19,… Do vậy, cần điều trị sớm để bảo vệ bản thân và sức khỏe cộng đồng.
  • Viêm do vi khuẩn như: Viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang,… Các bệnh này đều có triệu chứng đau họng nghẹt mũi.
  • Do ảnh hưởng từ môi trường sống: Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi là nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh tai mũi họng và khiến triệu chứng đau họng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Acid từ dạ dày trào lên kích thích cổ họng có phản xạ ho, lâu ngày dễ đau rát họng và nghẹt mũi.
  • Các yếu tố kích thích khác: Các sản phẩm hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa mạnh được sử dụng trong các gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng bị rát, ngứa và khô.
    Áp xe ở khu vực họng (áp xe amidan, áp xe cạnh họng và áp xe sau họng ở trẻ em) tuy không phổ biến nhưng gây đau họng đáng kể cho người bị. Vi khuẩn gây bệnh thông thường là GABHS (Liên cầu khuẩn sinh mủ).

\>>> Viêm VA cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau họng nghẹt mũi, xem ngay về bệnh này qua bài viết , cách điều trị và phòng ngừa

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Cảm lạnh, đau họng, trào ngược dạ dày là các nguyên nhân gây đau họng nghẹt mũi

\>>> Xem thêm về nguyên nhân gây nghẹt mũi qua tài liệu sau:

Nguồn: MSD Manuals

Điều trị viêm họng nghẹt mũi như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị viêm họng nghẹt mũi cần xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh do virus phần lớn sẽ nhanh khỏi, người bệnh cần tập trung chăm sóc cơ thể tăng đề kháng để tiêu diệt nhanh virus. Hoặc có thể sử dụng một số thuốc cải thiện triệu chứng do dược sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.

Đối với bệnh do vi khuẩn, các triệu chứng sẽ khó chịu hơn, kéo dài hơn và cần điều trị kháng sinh kèm các biện pháp hỗ trợ như rửa mũi, súc họng, thuốc giảm đau,… Kháng sinh sẽ do bác sĩ kê và bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ đơn kê của bác sĩ để có hiệu quả và tránh kháng thuốc.

\>>> Nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ tìm ra được các bệnh tai mũi họng nguy hiểm, đọc ngay bài viết và những lưu ý

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Đau họng nghẹt mũi phần lớn bị gây ra bởi virus

Một số phương pháp điều trị có thể áp dụng tại nhà

Đau họng nghẹt mũi có thể tự điều trị ở nhà nếu như bạn biết áp dụng đúng các mẹo sau đây:

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương, an toàn và sử dụng được cho mọi lứa tuổi. Rửa mũi và súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp cho khoang miệng và họng sạch sẽ, loại bỏ virus gây bệnh. Hơn nữa, nước muối sẽ giúp làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau họng.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Nước muối sinh lý giúp làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau họng

Dùng trà mật ong

Mật ong dùng pha trà ấm uống rất tốt cho cổ họng. Có thể pha riêng mật ong hoặc pha cùng trà hoặc ngâm mật ong và gừng,… Uống trà mật ong khi pha ấm sẽ giúp làm dịu họng, giảm ho và thông thoáng đường thở.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Uống trà mật ong khi pha ấm sẽ giúp làm dịu họng, giảm ho và thông thoáng đường thở

Dùng trà hoa cúc

Các chất trong hoa cúc từ xưa đã được biết đến có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, đặc biệt là giảm ho, đau rát họng do .

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Trà hoa cúc giúp giảm ho, đau rát họng do viêm mũi họng

Dùng gừng

Gừng có tính nóng nên rất hiệu quả trong trường hợp làm ấm cổ họng, bổ phế. Các hoạt chất có trong gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp chữa viêm họng, trị ho và đau rát cổ họng. Có thể dùng gừng tươi để pha trà uống hoặc giã nát gừng với muối để ngậm.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp chữa viêm họng, trị ho và đau rát cổ họng

Dùng tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, rất hiệu quả trong chữa các bệnh viêm gây đau và sưng tấy. Hoạt chất này có tác dụng tương tự kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Giúp cổ họng được tiêu đờm, dịu họng và giảm ho.

Dùng vài tép tỏi nhai và ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Nên thực hiện các mẹo trên đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả chữa đau họng nghẹt mũi tốt nhất bạn nhé.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp tiêu đờm, giảm ho

Cách phòng ngừa tình trạng viêm họng nghẹt mũi

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Chúng ta nên bổ sung đầy đủ đạm và vitamin từ thịt nạc, cá, rau củ, hoa quả và các loại ngũ cốc. Nên lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp hạn chế cơ thể hấp thu các chất béo bão hòa và đường gây tăng cholesterol trong máu.

Nâng cao thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn, dễ chịu hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng cường các hoạt động thể chất sẽ rất có lợi cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng được nâng cao rõ rệt, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý và người mắc chứng béo phì sẽ có đáp ứng thấp hơn với hiệu quả của các vaccine phòng bệnh như cúm, uốn ván, viêm gan B. Với những người có BMI lớn hơn 30 thường dễ bị suy giảm miễn dịch. Do vậy, duy trì cơ thể có được cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ là phương pháp rất tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao.

Đảm bảo ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi điều độ, hạn chế rối loạn các chức năng và cơ thể luôn tỉnh táo, khỏe mạnh chống lại tác nhân gây bệnh đau họng nghẹt mũi.

Nói không với rượu và thuốc lá

Rượu và thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một cách rất rõ rệt. Hạn chế rượu bia và không sử dụng thuốc lá, chất kích thích sẽ là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật.

Nghẹt mũi sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc, không thuốc lá giúp giảm đau họng nghẹt mũi

Một số thắc mắc về tình trạng đau họng nghẹt mũi

Các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho kèm đau họng nhẹ có phải mắc Covid-19 không?

Rất nhiều bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp trên có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho kèm đau họng nhẹ. Các căn nguyên bao gồm virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus (virus gây bệnh covid 19),…. Hoặc vi khuẩn như Haemophilus influenzae; Streptococcus pneumoniae,… Do vậy, để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh để điều trị thì tốt nhất nên đến bệnh viện khám.

Đau họng nghẹt mũi dùng thuốc nhưng lại thấy càng nặng hơn là tại sao?

Thuốc co mạch mũi thường có tác dụng làm giảm tắc nghẽn mũi nhưng khi sử dụng kéo dài tại chỗ từ 3 -5 ngày sẽ dễ gây tác dụng ngược, khiến mũi càng khó thở hơn do nghẹt mũi. Lúc này bạn nên dùng thuốc và đến gặp bác sĩ tư vấn về tình trạng của mình nhé.

Trẻ em dưới 4 tuổi có dùng thuốc để trị đau họng nghẹt mũi được không?

Thuốc kháng histamin dùng trong điều trị giảm nghẹt mũi, hắt xì và đau họng không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi và bệnh nhân cao tuổi.

\>>> Xem thêm về cách trị nghẹt mũi bằng phương pháp cấy ghép LATERA® qua video sau:

Như vậy, đau họng nghẹt mũi là bệnh có triệu chứng dễ quan sát và có thể chữa trị tại nhà theo các hướng dẫn của bác sĩ như bài viết đã trình bày. Nếu như bệnh không có sự thuyên giảm thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ nhé.

Tại sao khi khóc hay bị nghẹt mũi?

Tại sao khóc khiến bạn bị nghẹt mũi? Những giọt nước mắt khi bạn vui buồn cũng có những hệ quả cơ học của nó gây ra như nghẹt mũi, mắt sưng và đỏ. Điều này một phần là do nước mắt chảy vào mũi, nơi chúng kích hoạt mũi tiết ra chất nhầy. Khi khóc lượng máu cung cấp lên mắt tăng tạo ra sưng nhẹ và gây đỏ mắt.

Làm sao để hết sổ mũi và nghẹt mũi?

2.1. Tắm nước ấm..

2.2. Uống đủ nước và thức uống ấm..

2.3 Tạo độ ẩm không khí trong nhà.

2.4 Xịt rửa mũi..

2.5. Chườm gạc ấm và chườm túi nước ấm..

2.6. Sử dụng biện pháp xông hơi..

2.6 Massage để giảm nghẹt mũi..

2.7 Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi..

Tại sao một bên mũi lúc nào cũng nghẹt?

Lệch vách ngăn mũi Vách phân chia 2 lỗ mũi không thẳng do bẩm sinh, lão hóa, sưng và kích ứng khoang mũi hay xoang hoặc chấn thương khiến 1 bên đường thở nhỏ hơn. Lệch vách ngăn mũi nghiêm trọng có thể chặn 1 bên mũi và làm giảm luồng không khí, gây ra nghẹt mũi 1 bên.

Ngạt mũi bao lâu thì khỏi?

Nếu bạn bị ngạt mũi cùng các dấu hiệu khác như đau họng, hắt hơi, ho và có thể sốt, thì rất có thể bạn đã bị cảm lạnh, cảm cúm. Thông thường, nếu do cảm lạnh, bạn chỉ cần ủ ấm cơ thể, triệu chứng ngạt mũi sẽ giảm. Nếu do cảm cúm, bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày và tình trạng ngạt mũi cũng sẽ hết.