Nghịch lý trong phát triển khoa học công nghệ gắn với sản xuất nông nghiệp

Nói về nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay thì có rất nhiều điều để nói, tích cực có, tiêu cực có, vui cũng có mà buồn cũng không ít.Đại biểu Hồ Thị Thủy [Vĩnh Phúc] đã mở đầu như vậy trong phần phát biểu của mình trước Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 5/6 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Trước đó, trong báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đầu tư cho “tam nông” nói trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày cũng đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của quá trình thực hiện chính sách này.Theo đó, ngoài một số kết quả đạt được nhất định trong việc đầu tư vốn, hạ tầng, tạo việc làm, giảm hộ nghèo… quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vẫn tồn tại và bộc lộ vô số những hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng  pháp luật.Cụ thể, theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhưng nhu cầu thực tế rất lớn, vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn, chưa tương xứng với tỷ lệ dân số Việt Nam gắn với nông nghiệp, nông thôn, chưa có chính sách, giải pháp hữu hiệu để huy động được nhiều nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp và toàn xã hội cho khu vực này.Đặc biệt, qua giám sát cho thấy, vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn rất thấp và có xu hướng giảm dần, từ tỷ lệ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 giảm xuống còn 1% năm 2010. Tính chung cả thời kỳ 1990-2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới thu hút được khoảng 738 dự án [không kể các dự án chế biến thực phẩm] với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,3 tỷ USD, chiếm 2,3% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký của cả nước.Ngoài ra, những hạn chế, vướng mắc trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như thực hiện Luật đất đai, đầu tư hỗ trợ vốn, huy động sức dân...cũng đã phần nào kéo lùi mục tiêu của Đảng và Nhà nước về tam nông.Chẳng hạn, trong khi Nhà nước ta mong muốn có một nền sản xuất hàng hóa lớn, tập trung thì chính việc khống chế hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân của Luật đất đai đã ảnh hưởng đến quá trình tích tụ ruộng đất, ngăn cản việc tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh lớn có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho nông nghiệp.Cùng với đó, quy định liên quan đến công tác giải phóng mặt, giải quyết quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất; giữa quyền của Nhà nước [đại diện sở hữu toàn dân về đất đai] khi thực hiện thu hồi đất vẫn còn nhiều bất cập; sự khác nhau giữa mức đền bù của các dự án, do giá đất khác nhau giữa các địa phương liền kề; chính sách, giá bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất luôn thay đổi,... là những vướng mắc chưa được tập trung xử lý.Còn về thời hạn sử dụng đất, đến nay một số loại đất đã gần hết thời hạn nhưng Nhà nước chưa có chủ trương, quyết định cụ thể đã khiến cho nông dân không yên tâm mạnh dạn đầu tư.Ngay cả việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng thì lại quy định thời hạn hỗ trợ lãi suất quá ngắn, nên các hộ nông dân nghèo không có khả năng hoàn vốn đúng hạn. Đó là chưa nói đến điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với điều kiện, thủ tục cho vay thông thường.Đồng thuận với báo cáo trên, trong phần phát biểu của mình, hầu hết các đại biểu đều chỉ ra những nghịch lý, bất cập của công tác đầu tư cho tam nông hiện nay.Đại biểu Hồ Thị Thủy cho rằng, thời gian qua, trước cơn suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như ở nước ta, hàng loạt doanh nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thua lỗ, ngừng sản xuất, phá sản, song sản xuất nông nghiệp trong đó có doanh nghiệp, nông nghiệp, thủy sản tuy cũng gặp khó khăn nhưng vẫn trụ được.Nhiều vùng nông thôn lại trở thành hậu phương vững chắc cho lao động bị mất việc từ các thành phố và khu công nghiệp quay trở về. Nông nghiệp không chỉ nuôi sống toàn dân, xuất khẩu thu ngoại tệ lớn…nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của nông dân vẫn rất thấp và không ổn định đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt nông thôn và vị thế của người nông dân.Với khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng lại hưởng rất ít những lợi nhuận từ sản phẩm của mình làm ra và luôn gánh chịu nhiều rủi ro do thiên tai dịch bệnh, giá cả không ổn định, được giá thì mất mùa, được mùa thì rớt giá và thiếu thông tin thị trường…Viện dẫn cho sự bất cập trong một số chính sách đầu tư cho tam nông trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé [Kiên Giang] cho rằng, Thủ tướng đã có phê duyệt quyết định hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân mua máy giúp nông dân có điều kiện đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất và hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Song chủ trương này chỉ hỗ trợ đối với các loại máy móc có tỷ lệ nội địa hóa trên 60% trở lên, trong khi thực tế phản ảnh của các cử tri, nông dân rằng các con "trâu sắt" sản xuất trong nước không đủ sức kéo cày.Đại biểu Bé cho biết, dù không muốn đề cao hàng ngoại, song thực tế chất lượng công nghệ máy móc của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu đã khiến cho nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất khổ sở với một số máy nội địa. Họ buộc phải mua máy móc ngoại để đáp ứng kịp thời mùa vụ đã khiến chủ trương hỗ trợ của Chính Phủ không có nhiều ý nghĩa.Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương [Quảng Bình] lại dẫn chứng, do bất cập trong chính chính sách xóa đói giảm nghèo đã tạo nên một tư tưởng ỷ lại, người dân thích làm hộ nghèo mà không muốn vươn lên thoát nghèo.Đại biểu cho hay, qua tiếp xúc với cử tri của Quảng Bình, nhiều cử tri đã phản ánh hiện nay hộ nghèo không có nhà được xây nhà, thiếu ăn được cấp gạo, đau ốm có bảo hiểm y tế, không phải nộp tiền điện, tiền an ninh quốc phòng.“Điều đó lý giải vì sao hộ nghèo lại có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với rất nhiều hộ nông dân hiện nay. Chính vì thế đã dẫn đến những mâu thuẫn nảy sinh giữa cán bộ thôn, bản với những hộ không được công nhận là hộ nghèo, mâu thuẫn giữa hộ cận nghèo và hộ nghèo…”, đại biểu Phương nói.Một đại biểu đoàn Cà Mau cho rằng, mang tiếng là hỗ trợ hộ nghèo nhưng trên thực tế có những chính sách rất khó khả thi. Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng một hộ để mua đất cất nhà ở và cho vay không lãi 10 triệu đồng, áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long tổng số là 20 triệu đồng để mua đất sản, nhưng muốn nuôi tôm hay trồng lúa thì cũng phải có diện tích một vài ha, tương đương với hàng chục triệu đồng. Nếu chỉ hỗ trợ như vậy thì hộ nghèo cũng không thể mua đất làm nhà hay sản xuất được.

"Chính sự bất cập, nửa vời trong chính sách cho tam nông hiện nay, nên mỗi tấn gạo xuất khẩu, mặc dù chất lượng như nhau nhưng nông dân Việt Nam phải chịu thiệt khoảng 150 USD so với nông dân Thái Lan", một đại biểu nói.

Khoa học công nghệ góp phần phát triển nông nghiệp

[ĐCSVN] – Khoa học công nghệ được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, cùng với sự vào cuộc của các địa phương đã góp phần đổi mới và đóng góp hiệu quả vào phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa: BL

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] Huỳnh Thành Đạt, Bộ đang hoàn thiện tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia, sắp xếp lại các chương trình quốc gia và đề xuất các giải pháp đổi mới cách thức triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia để đạt hiệu quả nhất, thuận lợi nhất.

Theo đó, đối với các nhiệm vụ địa phương phải đánh giá để đề xuất cách triển khai mới nhằm tăng hiệu quả; khai thác kết quả những dự án hiện có để ứng dụng cho địa phương thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng cho rằng, những thành tựu khoa học và công nghệ của ngành nông nghiệp đã đóng góp chung vào thành tựu của ngành khoa học và công nghệ, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản, nhiều nông sản Việt Nam đã có mặt trên các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất. Khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Tuy nhiên, dư địa và nguồn lực phát triển ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều, thời gian tới cần ưu tiên tập trung vào nhiệm vụ đặc thù và sản phẩm chủ lực của địa phương để khẳng định giá trị thương hiệu nông sản Việt trong nước cũng như xuất khẩu.

Để khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ KH&CN sẽ ưu tiên nguồn lực để tập trung nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện thí điểm hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn - lĩnh vực đặc thù nên cần sự ưu tiên đặc biệt, trong đó chú trọng nhiệm vụ đặc thù, sản phẩm chủ lực của địa phương.

Ứng dụng KH&CN phát triển kinh tế địa phương

Theo Bộ KH&CN, để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp nhiều địa phương đang đẩy mạnh ứng dụng KH&CN để thực hiện mục tiêu sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.

Có thể thấy, tại Bến Tre, việc ứng dụng KH&CN đã giúp nhiều sản phẩm dừa của tỉnh tăng giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Dừa Bến Tre từng bước nâng tầm thế giới. Những năm trước đây, công nghệ và thiết bị ngành công nghiệp chế biến dừa của Bến Tre còn thô sơ, sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, trình độ chỉ ở mức thấp đến trung bình. Các sản phẩm chế biến từ dừa có giá trị thấp, gặp khó khăn khi gia nhập vào thị trường xuất khẩu.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 182 doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động đa dạng. Một số ngành chính như chế biến vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, nước dừa chiếm 28,52% tổng số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động.

Theo Sở KH&CN tỉnh Bến Tre, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Việc nhập nội nguồn gen cây dừa và bình tuyển cây đầu dòng đã cung cấp nhanh số lượng lớn các cây dừa giống đủ tiêu chuẩn, cây giống đã thích nghi tự nhiên với các điều kiện sinh thái.

Đối với các vùng trồng dừa và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa, được hỗ trợ kinh phí xây dựng, áp dụng và chứng nhận lần đầu tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.

Còn tại Tiền Giang, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng KH&CN vào khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là môt trong những bước đi quan trọng của tỉnh. Tiền Giang có lợi thế về sản xuất nông nghiêp, trọng điểm là cây ăn trái. Do vây, viêc lựa chọn chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là hướng đi phù hợp và được triển khai thực hiện nhiều năm qua. Đến nay, Tiền Giang có khoảng 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất trên 47.000 tấn/năm.

Để tận dụng và phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có của tỉnh và gắn tái cấu trúc công nghiệp với tái cơ cấu nông nghiệp, trong thời gian tới Tiền Giang tiếp tục tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp chế biến trái cây đầu tư vào tỉnh.

Về lâu dài, tỉnh Tiền Giang sẽ thực hiên liên kết để hình thành vùng nguyên liệu lớn vừa phát huy hiệu quả của khoa học công nghệ, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, đáp ứng cho công nghiệp chế biến; hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn nguyên liệu đầu vào mang tính ổn định và bền vững cho công nghiệp chế biến…/.

BL

Video liên quan

Chủ Đề