Ngũ hành sơn cách trung tâm đà nẵng bao nhiêu năm 2024

Nếu bạn đã hoặc đang lên kế hoạch du lịch Đà Nẵng thì chắc chắn bạn đã từng nghe tới cái tên Ngũ Hành Sơn. Nơi đây luôn nằm trong danh sách địa điểm không thể bỏ lỡ khi du lịch Đà Nẵng. Vậy, nơi đây có vị trí như thế nào? Taxi từ sân bay Đà Nẵng về Ngũ Hành Sơn có giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Đi Chung Taxi nhé.

1. Khoảng cách từ sân bay Đà Nẵng về Ngũ Hành Sơn chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với sự có mặt của Đi Chung trong hành trình của bạn

Núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng vẫn thường được ví như chốn bồng lai tiên cảnh với nhiều điểm tham quan đẹp, mang đậm giá trị tâm linh, lịch sử và văn hóa dân tộc. Nằm gối mình bên thành phố năng động và hào hoa, vẻ đẹp của ngọn núi càng có giá trị thu hút hơn bao giờ hết.

Địa chỉ: 81 đường Huyền Trân Công chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Diện tích: 37 km2

Ngọn núi Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về hướng Đông Nam, trên tuyến Đà Nẵng đi Hội An. Dải núi được những bãi cát mịn bao bọc, kéo dài từ biển Non Nước cho tới bán đảo Tiên Sa. Vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn luôn mang đến những cảm nhận đặc biệt trong lòng khách tham quan gần xa, khi thiên nhiên một cách tình cờ đã tạo nên một khung cảnh công phu và tuyệt mỹ đến thế.

Núi tỏa ra vẻ huyền bí linh thiêng, nằm bên cạnh làng đá Non Nước hứa hẹn sẽ là địa điểm du lịch Đà Nẵng đầy triển vọng. Ở đó có Kim Sơn ngay phía Bắc sở hữu hình dạng như quả chuông úp ngược nằm bên sông Trường, mang đến một động Quan Âm bí ẩn. Trong khi đó Mộc Sơn với những ngọn núi Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai lại có nhiều di vật quý hiếm. Hay Hỏa Sơn với những câu ca quen thuộc đã đi sâu vào tiềm thức bao thế hệ. Với biết bao nét kỳ thú ấy, ta sẽ được hiểu thêm về lịch sử hình thành cũng như phát triển của Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, một mặt trái ngược với vẻ đẹp náo nhiệt và sôi động thường thấy của miền đất này.

Từ trung tâm Đà Nẵng, xuất phát từ cầu Rồng bạn sẽ chạy về hướng bờ Đông sông Hàn, rẽ vào quốc lộ 14B và chạy theo hướng Nam. Đến vòng xoay cầu Trần Thị Lý thì chúng ta tiếp tục đi thẳng đường Ngũ Hành Sơn, đường Lê Văn Hiến là đến nơi. Cung đường này được đánh giá là khá dễ đi, ít phải rẽ mà cách trung tâm cũng không quá xa.

Kim Sơn nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, sát bên dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Sông Trường ngày nay đã bị bồi lấp một phần trở thành ruộng đồng và ao hồ. Tựa lưng vào Kim Sơn chính là chùa Quan Âm cổ kính cùng động Quan Âm tĩnh mịch.

Nằm ở hướng Đông Nam và song song với Thủy Sơn, tuy mang tên Mộc Sơn nhưng trên núi lại có không quá nhiều cây cối. Lịch sử ghi lại ngày xưa núi dựng đứng và kỳ vĩ, những chồng đá trắng nhỏ tua tủa nhô lên vô cùng sống động. Tuy nhiên theo thời gian sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên hiện tại Mộc Sơn lồi lõm không đồng đều.

Ngọn núi có diện tích khoảng 15ha và cao tới 160m. Thủy Sơn với 3 đỉnh nằm ở 3 tầng như ngôi sao Tam Thai nên núi còn mang tên khác là núi Tam Thai:

- Thượng Thai: Núi cao nhất, sở hữu nhiều công trình đồ sộ như chùa Tam Thai, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm...

- Trung Thai: Thấp hơn Thượng Thai một chút, có những kỳ quan như Cổng Vân Căn Nguyệt Quật, động Thiên Phước Địa, động Thiên Long...

- Hạ Thai: Núi thấp nhất của Thủy Sơn, nơi có chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài và động Tàng Chơn...

Đặc biệt khách đi tham quan Ngũ Hành Sơn ghé thăm nơi đây còn có cơ hội chiêm ngưỡng hai linh vật cổ quý bái là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng.

Hỏa Sơn là hòn kép gồm hòn Âm và hòn Dương gắn với nhau bằng đường đá thiên tạo.

- Âm Hỏa Sơn: Chóp núi nhô hơn cao hơn so với Dương Hỏa Sơn, dưới chân núi có tảng đá khắc chữ Phổ Đà Sơn Quan Âm điện.

- Dương Hỏa Sơn: Hay núi Ông Chài, nơi có hai cổ tự trăm năm là Linh Sơn tự và động Huyền Vi.

Ngọn núi thấp nhất ở Ngũ Hành Sơn nhưng lại kéo dài nhất, có hình dạng như một con rồng dài nằm trên bãi cát. Hiện tại nơi đây vẫn còn lưu giữ dấu tích của kiến trúc Chăm Pa. Dưới chân núi là chùa Long Hoa và Huệ Quang.

Chùa Linh Ứng có tuổi đời gần 200 năm và nằm trên Thủy Sơn. Chốn linh thiêng được ngọn núi bao bọc, sở hữu hệ thống tượng tháp ấn tượng. Chùa thờ Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai... Mái ngói chùa lợp âm dương, trên nóc được trang trí hình “lưỡng Long chầu Nguyệt”. Bên phải chùa là Quan Âm Các được xây trên hồ nước và các bảo tháp.

Chùa cổ được xây dựng hơn 400 năm trước. Chánh điện chùa Tam Thai thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn trên tòa sen, hai bên là tượng thờ Quan Thánh và Bồ Tát. Mái chùa hai tầng, được lợp ngói lưu ly và trang trí “lưỡng Long chầu Nguyệt” trên nóc.

Điểm đến lý tưởng ở Ngũ Hành Sơn nơi chúng ta được khám phá thiên nhiên huyền bí. Động được kiến tạo vô cùng độc đáo, mang trong mình nhiều truyền thuyết nửa thật nửa ảo. Chẳng hạn như động Âm Phủ chia làm hai ngách: ngách lên trời và ngách xuống địa phủ.

Hang động choáng ngợp du khách bởi vẻ đẹp độc đáo của nó. Tại đây có một động lộ thiên, vòm hình tròn với mặt nền khá bằng phẳng. Trên vòm ấy là 5 lỗ thông ra ngoài, để ánh sáng tràn vào tạo nên không khí thật huyền bí và lung linh.

Điểm đến lý tưởng ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng toàn cảnh xung quanh, dòng sông Cẩm Lệ và Cổ Cò. Đài quan sát này đối diện khu nhà tổ chùa Tam Thai, nằm trên Thủy Sơn.

Sau khi ghé Ngũ Hành Sơn xong chúng ta có thể thăm làng đá non nước nổi tiếng trên đường về. Làng nghề truyền thống này cho chúng ta cơ hội được đắm chìm trong không gian điêu khắc nghệ thuật ấn tượng, được tạo nên bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Vé tham quan Thủy Sơn:

- Người lớn: 40.000đ/người

- Học sinh: 10.000đ/người

- Trẻ em dưới 1 tuổi: Miễn phí

Vé tham quan hang Âm Phủ:

- Người lớn: 20.000đ/người

- Học sinh: 7.000đ/người

- Trẻ em: Miễn phí

Lưu ý:

- Thang máy tham quan Ngũ Hành Sơn: 30.000đ/người/vé/2 chiều lên xuống

- Thuê hướng dẫn viên: 50.000đ/người

Tổng cộng trên Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có 11 ngôi chùa, rải rác thuộc 5 ngọn núi: Chùa Sắc Tứ Vân Long, Chùa Bà Đa, Chùa Huệ Quang, Chùa Hương Sơn, Chùa Khuê Bắc, Chùa Linh Ứng Non Nước , Chùa Long Hoa, Chùa Phổ Đà Sơn, Chùa Quán Thế Âm, Chùa Tam Thai và Chùa Thái Bình.

- Đường đi tại đây chủ yếu là đường núi, nhiều đoạn có rong rêu nên cần di chuyển cẩn thận.

- Nếu trong nhóm có người lớn tuổi, MIA.vn mách bạn nên di chuyển bằng thang máy khi đi Thủy Sơn.

- Thuê hướng dẫn sẽ giúp bạn hiểu thêm về giá trị lịch sử của nơi đây.

- Có khá nhiều đồ lưu niệm tại Ngũ Hành Sơn, chẳng hạn như các loại đá.

Có thể thấy Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh thắng thiên nhiên ấn tượng mà còn mang bề dày lịch sử sâu rộng. Ngày 22/03/1990, nơi đây đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Bạn nhớ lưu lại cẩm nang du lịch hữu ích đã được chúng tôi tổng hợp trước khi ghé tham quan nhé.

Chủ Đề