Người thực hành trong đồng phạm là gì

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Vậy thế nào là đồng phạm giản đơn? Thế nào là đồng phạm phức tạp?  Bài viết sau sẽ chia sẻ về 4 loại đồng phạm cần nắm rõ giúp mọi người hiểm thêm vấn đề.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Đồng phạm là gì?

Theo Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 đã ban hành quy định về về đồng phạm như sau:

[i] Trường hợp có từ hai người trở lên có hành vi cố ý thực hiện cùng một tội phạm được xem là đồng phạm.

 [ii] Phạm tội có tổ chức là hình thức có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm.

[iii] Người đồng phạm theo quy định bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

[iv] Người đồng phạm sẽ không phải chịu bất kì trách nhiệm hình sự nào cho hành vi vượt quá của người thực hành.

Phân loại đồng phạm

Phân loại theo ý thức chủ quan

Đồng phạm có thông mưu trước được xem là hình thức đồng phạm trong đó đã có sự thỏa thuận và bàn bạc từ trước giữa những người đồng phạm về tội phạm cùng thực hiện.

Đồng phạm không có tham mưu trước là hình thức không có bất kì sự thỏa thuận hay bàn bạc trước giữa những người tham gia về tội phạm cùng thực hiện,

Phân loại theo dấu hiệu khách quan

Đồng phạm giản đơn  là hình thức đồng phạm mà trong đó những người cùng tham gia vào vụ việc đồng phạm đều đóng vai trò là người thực hành.

Đồng phạm phức tạp là hình thức chỉ có một hoặc một số người được xem là người thực hành, những người còn lại sẽ đóng vai trpf là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp đỡ.

Hai cách phân loại quy định trên sẽ chỉ mang ý nghĩa về mặt lý luận.

Căn cứ dựa theo dấu hiệu chủ quan và khách quan

Phạm tội có tổ chức được xem là trường hợp có sự câu kết một cách chặt chẽ giữa những người đồng phạm [căn cứ theo Khoản 3, Điều 20 Bộ luật Hình sự].

Vì vậy, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết một cách chặt chẽ giữa những người trong đồng phạm.

Sự cấu kết chặt chẽ có nghĩa là chỉ mức độ liên kết cao hơn, chặt chẽ hơn về mặt khách quan và sự phân hóa vai trò nhiệm cụ về mặt chủ quan của mỗi người trong đồng phạm.

Ranh giới của việc xác định như thế nào là sự cấu kết chặt chẽ chỉ mang tính chất tương đối. Thực tiễn đã thừa nhận những trường hợp sau được xem là phạm tội có tổ chức.

[i] Những người đồng phạm đã tiến hành tham gia vào các tổ chức phạm tội như Đảng phái chống đối chính quyền nhân dân, các băng ổ trộm cướp.

[ii] Những người đã cùng nhau thực hiện việc phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đac được thống nhất từ trước.

[iii] Chỉ thực hiện tội phạm duy nhất một lần nhưng đã thực hiện dựa trên một kế hoạch đã được tính toán một cách kỹ càng và chu đáo.

Có thể bạn quan tâm: Đơn tố giác tội phạm

Các loại người trong đồng phạm

Vậy đồng phạm bao gồm những người nào?

Người thực hành trong đồng phạm

Người thực hành được xem là người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm và hành vi của họ đã được quy định cụ thể trong yếu tố khách quan của việc cấu thành tội phạm. 

Người thực hành được quy định gồm hai dạng:

Dạng 1: Tự mình thực hiện hành vi mang tính khách quan đã được mô tả chi tiết trong cấu thành tội phạm

Dạng 2: Không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan này mà sẽ có những hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Nhưng người bị tác động này sẽ không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về hình sự. Chúng thường xuẩ hiện trong các trường hợp phổ biến sau đây:

[i] Người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự.

[ii] Không có lỗi hoặc lỗi chỉ mang tính chất vô ý

[iii] Bị cưỡng bức về mặt tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Người giúp sức trong đồng phạm

Vậy thế nào là người giúp sức trong đồng phạm? Theo quy định pháp luật hiện hành, người tạo ra những điều kiện về mặt tính thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm được xem là người giúp sức.

Người giúp sức gồm 2 dạng sau:

[i] Giúp sức về mặt vật chất: cung cấp các công cụ và phương tiện cho người khác để sử dụng trong việc thực hiện tội phạm

[ii] Giúp sức về mặt tinh thần: Thực hiện các hành vi chỉ dẫn, đóng góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa trước sẽ tiêu thụ tang vật.

Người xúi giục trong đồng phạm

Người xúi giục là người có các hành vi nhằm dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:

[i] Sử dụng các thủ đoạn kích động, dụ dỗ, thúc đẩy tác động ảnh hưởng đến tư tưởng người khác khiến cho người này hình thành các ý định phạm tội.

[ii] Tội xúi giục người khác phạm tội phải nhằm vào một hay một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định.

VD: Hành vi xúi giục người khác tự sát, dẫn đến hậu quả là người đó chết.

Người tổ chức trong đồng phạm

Người tổ chức bao gồm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Người tổ chức bao gồm 3 loại sau:

[i] Người chủ mưu là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện hành động phạm tội

[ii] Người cầm đầu là người trực tiếp đứng ra thành lập băng nhóm hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo các kế hoạc và phân công trách nhiệm cho đồng bọn.

[iii] Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của băng nhóm phạm tội.

Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Thứ nhất, về nguyên tắc quy định trong việc xác định trách nhiệm hình sự chung: tất cả những người đồng phạm đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hình sự chung về hành vi tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này được phát sinh từ đặc điểm của đồng phạm về tính chất liên kết giữa hành vi cùng thực hiện một loại tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân phát sinh ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự đã ban hành quy định về việc những người đồng phạm đều sẽ bị tiến hành truy tố và xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả đã cùng thực hiện. Tất cả các đồng phạm tham gia vào vụ án đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình tiết tăng nặng nếu có và đều bị áp dụng các nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và về nguyên tắc xác định hình phạt.

Thứ hai, dựa theo tính chất độc lập của trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm, Luật Hình sự đã quy định cụ thể về việc mỗi người đồng phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự một cách độc lập về việc cùng tham gia thực hiện tội phạm. Nguyên tắc này sẽ được bắt nguồn từ tính chất và mức độ tham gia gây án của đồng phạm khác nhau, dựa vào các đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Trách nhiệm hình sự sẽ mang tính hoàn toàn độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm đến đó và sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của đồng phạm khác. Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được tiến hành áp dụng riêng đối với người đồng phạm có chứa tình tiết đó.

Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức mặc dù chưa dẫn đến việc phạm tội nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và sẽ tùy thuộc theo quy định của điều luật về tội phạm cụ thể.

Quy định về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong vụ án đồng phạm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo đảm xử lý một cách chính xác dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, bảo đảm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Các câu hỏi thường gặp về đồng phạm

Tội xúi giục người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định pháp luật ban hành thì người có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện sẽ còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết tăng nặng là “Xúi giục người chưa thành niên phạm tội”.

Phạm tội có tổ chức là như thế nào?

Hình thức đồng phạm có sự câu kết một cách chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm được xem là phạm tội có tổ chức [dựa theo Khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015].

Mời bạn xem thêm về Phạm tội có tổ chức

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự [nêu trên] được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề