Người Việt Nam sáng chế ra máy ATM

[INFOGRAPHIC] Lịch sử máy ATM


Trên thế giới vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về người đã phát minh ra chiếc ATM [Automatic teller machine]. Hiện có ít nhất 7 người được cho là “cha đẻ” máy ATM, gồm: Luther George Simjian, John Shepherd-Barron, James Goodfellow, Don Wetzel, John D. White, Jairus Larson và Đỗ Đức Cường. Chiếc máy ATM đầu tiên trong lịch sử là sản phẩm của ông John Shepherd-Barron [Anh]. Nhưng một máy rút tiền tự động phiên bản sớm hơn đã được ông Luther George Simjian, một người Mỹ, phát triển và lắp đặt tại ngân hàng City Bank của New York năm 1939. Bất chấp sự phản đối của người Mỹ xoay quanh vấn đề ai là "cha đẻ" của ATM, hãng phát hành sách Guiness về các phát minh vẫn ghi nhận Shepherd-Barron là người chế ra cỗ máy này. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển máy ATM trong bài Infographic sau.

Nguồn: Nowsourcing, Wikipedia

Trên thế giới, Việt Nam có thể là một đất nước nhỏ bé. Nhưng tầm vóc trí tuệ, những điều người Việt có thể làm nên thì chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào. Nhắc đến Việt Nam, nhiều người nước ngoài vẫn chỉ nghĩ đến chiến tranh khi đó là một đất nước từng đối đầu với 3 đế quốc lớn trên thế giới. Giờ đây, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Việt Nam đang dần khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, xã hội… Trên bản đồ công nghệ thế giới, đất nước hình chữ S đóng góp không ít những phát minh đặc biệt, tác động lớn đến cuộc sống.

ATM [Máy rút tiền tự động]

Máy rút tiền tự động hay còn gọi là máy giao dịch tự động là một thiết bị ngân hàng giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán dịch vụ… Máy ATM ngày càng quan trọng với cuộc sống con người nhờ sự tiện lợi mà nó mang lại. Nhưng chắc chắn ít người biết rằng cha đẻ của những chiếc máy ATM chúng ta sử dụng hàng ngày chính là một người Việt.

Trên thực tế, năm 1939, Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền trên thế giới. Tiếp đến, năm 1967, John Shephrd-Barron làm ra máy rút tiền điện tử đầu tiên [Anh]. Còn ông Đỗ Đức Cường lại là người hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường. Việc làm của ông được ví như bước tiến dài của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Ông tên là Đỗ Đức Cường, một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực, sở hữu hơn 50 phát minh sáng chế có ích cho đời sống. Trước đây, ông Cường từng có 20 năm làm việc ở Citibank – một ngân hàng của Mỹ. Sau đó ông làm chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Từ năm 2003, ông Đỗ Đức Cường về nước và làm cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á.

Một lần, ông Đỗ Đức Cường đã phải đạp gần 2000km để đưa tiền viện phí cứu mẹ nhưng không kịp. Chính vì thế mà ông phát minh ra máy ATM để chuyển tiền qua lại có thể nhanh hơn.

Tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn

Đây là một trong những sáng chế khiến cả thế giới trầm trồ ngưỡng mộ. Chủ nhân của phương pháp này là tiến sĩ Phạm Toàn Thắng. Ông đã sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn. Tìm ra công nghệ này mang đến ý nghĩa rất lớn. Nó là câu trả lời cho tất cả những khó khăn, trở ngại của công nghệ tế bào gốc thời điểm đó.

Phương pháp tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn giúp chữa lành các vết thương về da vì bỏng, tiểu đường, loét do phóng xạ. Không những vậy, các chị em còn có thể dùng nó để chăm sóc sắc đẹp. Tế bào gốc màng dây rốn còn cho phép ghép tế bào gốc đồng loại mà không cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Bản thân nó đã có tính kháng nguyên và miễn dịch thấp rồi, vì vậy khả năng thải ghép rất thấp.

Công nghệ nano làm sạch nước

Năm 2011, nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Đông và Hoàng Diệu Hưng đã vượt qua hàng trăm đề tài đến từ nhiều nơi trên thế giới để giành chiến thắng tại cuộc thi quốc tế về Giải pháp thông minh cho môi trường do Bộ Môi trường phối hợp cùng Viện hàn lâm Quốc gia CH.Séc tổ chức.

Hai nhà khoa học trẻ người Việt đã sáng chế ra công nghệ nano giúp loại bỏ triệt để thạch tín [asen] trong nước. Phát minh đó đã giúp làm sạch các nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín bởi nhà máy nhiệt điện, mỏ than ở Cộng hòa Séc.

Xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ

Lại thêm một sáng chế mang tầm ảnh hưởng lớn của người Việt. Chiếc xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ hay còn gọi là xe lăn thông minh Aviator do GS.TS.Hùng Nguyễn [Nguyễn Tấn Hùng] tạo ra. Phát minh này đứng thứ ba trong danh sách 100 phát minh hàng đầu của Úc vào năm 2011.

Theo đó, chiếc xe lăn có hai điện cực gắn vào đầu người ngồi để nhận tín hiệu từ não, sau đó truyền thông tin cho bộ phận điều khiến xe. Nó cực kỳ có ích cho người bị khuyết tật nặng. Chỉ cần những hành động đơn giản như lắc đầu, suy nghĩ, ánh mắt à chiếc xe sẽ làm theo mệnh lệnh của người ngồi. Nó có thể tránh các chướng ngại vật khi di chuyển nhờ có chiếc camera được gắn trên xe. Phải mất 10 năm thì ông hùng và các cộng sự mới có thể tạo nên chiếc xe đặc biệt này.

Theo Techz

//www.techz.vn/top-phat-minh-vi-dai-cua-nguoi-viet-lam-thay-doi-ca-the-gioi-ylt75882.html

“Chỉ một cái khe trên tường đã làm thay đổi thế giới”, đó là những gì người ta từng nói về máy rút tiền tự động ATM, một thiết bị đã quá quen thuộc trong thời đại ngày nay nhưng ở thời điểm vừa xuất hiện, nó đã tạo ra cuộc “cách mạng” trong ngành công nghiệp ngân hàng và thay đổi cách công chúng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Cuộc ‘cách mạng’ ATM

Khoảng những năm 1960, các ngân hàng tích cực làm việc, tìm giải pháp cho vấn đề làm thế nào để khách hàng rút tiền mặt sau giờ làm việc mà không phải ra tận chi nhánh.

Những nhóm tác giả hoạt động độc lập đã đưa ra nhiều ý tưởng lẫn phiên bản, trong đó chiếc máy rút tiền tự động [ATM] do ông John Shepherd-Barron phát minh được công nhận rộng rãi là ATM đầu tiên trên thế giới được lắp đặt và có người sử dụng.

ATM gây chấn động ngay khi nó xuất hiện. [Ảnh minh họa]

Trước đó, phiên bản máy rút tiền tự động khác đã được một người Mỹ là Luther George Simjian phát triển. Sản phẩm được lắp tại ngân hàng City Bank [New York] năm 1939 nhưng sau phải tháo dỡ do không thành công.

Những sự kiện này đã nổ phát súng khởi đầu cho văn hóa “ngân hàng tự phục vụ” ngày nay - rất lâu trước khi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được chấp nhận rộng rãi. Sự thành công của máy rút tiền cho phép mọi người mua hàng ngẫu hứng, chi tiêu nhiều hơn vào cuối tuần và buổi tối để giải trí, đồng thời có nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng ở khắp mọi nơi.

Truyền thông vô cùng chú ý đến những “người thu ngân robot” này. Vào thời điểm nhiều người chưa từng tiếp xúc với các thiết bị điện tử tiên tiến, hệ thống vẫn còn rất nhiều lỗi. Bất chấp nhu cầu rộng rãi, chỉ những khách hàng có “tín dụng tốt” mới được cung cấp dịch vụ. Những chiếc máy ban đầu cũng cồng kềnh, nặng nề, nguy hiểm khi di chuyển, không đáng tin cậy và hiếm khi được đặt ở vị trí thuận tiện.

Không giống như các máy ngày nay, các máy ATM đầu tiên chỉ có thể làm một việc: phân phối một lượng tiền mặt cố định khi được kích hoạt bằng mã thông báo giấy hoặc thẻ nhựa [được phát hành cho khách hàng tại các chi nhánh bán lẻ trong giờ làm việc].

Sau khi được sử dụng, các mã thông báo sẽ được máy lưu trữ để nhân viên chi nhánh có thể lấy chúng và ghi nợ vào các tài khoản thích hợp. Trong khi đó, thẻ nhựa sẽ phải được gửi lại cho khách hàng qua đường bưu điện.

Khỏi nói, các ngân hàng và công ty công nghệ đã phải mất nhiều năm để thống nhất các tiêu chuẩn và giải pháp loằng ngoằng này để thực hiện lời hứa của họ về khả năng tiếp cận tiền mặt 24/7.

Nhưng nhu cầu hệ thống ATM vẫn nhanh chóng "bùng nổ". Đến năm 1970, chỉ có chưa đến 1.500 máy ATM trên khắp thế giới, tập trung ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nhưng sau đó, có khoảng 40.000 máy ATM vào năm 1980 và 1 triệu máy vào năm 2000.

Tiến sĩ gốc Việt cải tổ thành công ATM

Cùng với nhu cầu bùng nổ, thiết kế các máy ATM bắt buộc phải trở nên cải tiến và tinh vi hơn. Nhiều cái tên đã góp phần vào suốt hành trình “thay da đổi thịt” này, với hàng loạt các bằng sáng chế được ghi nhận. Trong đó, tiến sĩ gốc Việt Đỗ Đức Cường cùng với nhóm 3 tác giả khác là các nhà phát minh được Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế số D386883, năm 1997 liên quan đến việc cải tiến thiết kế ATM.

Ông Cường sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông có những năm tuổi thơ nghèo khó, các anh chị em lần lượt chết vì đói, 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần. Sau này, ông luôn tự nhủ phải làm giàu vì cuộc sống nghèo khó quá hẩm hiu.

Sau khi học tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn, ông chuyển sang học ngành Kỹ sư cơ khí tại Đại học Phú Thọ. Năm 1963, trong chuyến thăm và làm việc của một phái đoàn Nhật tại Việt Nam, ông đạt điểm số cao và được cấp học bổng sang Nhật.

Ông Đỗ Đức Cường [đang nói] có hơn 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank [Mỹ]. [Ảnh: Vietnamnet]

Tại Nhật, ông vừa đi học vừa đi làm cho công ty Toshiba. Sau đó phía Mỹ biết được tài năng của ông và mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Theo như ông Cường, công việc chính của ông lúc bấy giờ là làm thế nào để ngân hàng phổ biến hơn với mọi người.

Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank [Mỹ] trong một buổi ca nhạc, ông nhận được lời mời đến Citibank để phát triển công cụ mới.

Ông cùng đội ngũ kỹ sư bắt đầu mày mò. Những năm cải tiến chiếc máy ATM gắn liền 20 năm công tác tại Citibank của ông. “Tôi nhận ra một điều khi làm việc với Citibank: Nếu ngân hàng không nhìn những người dân bình thường như những khách hàng tiềm năng, ngân hàng không phát triển được. Quần chúng hoá các dịch vụ, ngân hàng sẽ thành công”, ông nói.

Tháng 6/2003, ông Cường về nước sau hơn 30 năm ở Mỹ. Ông tìm hiểu, làm quen với ngân hàng Việt Nam. Đông Á là ngân hàng đầu tiên mà ông Cường hợp tác.

Khi ấy, ở Hà Nội và TP.HCM mới chỉ có máy ATM của ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chủ yếu dành cho khách hàng sử dụng thẻ quốc tế. Ông Cường tiếp tục mục tiêu “quần chúng hóa dịch vụ ngân hàng”, giúp đào tạo những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM.

Khi hợp tác với SaigonBank, ông giải thích: “Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang. Và ATM phải mang đến cho khách hàng lợi ích, cho ngân hàng lợi nhuận lâu dài, phải giúp những ngân hàng ít vốn cũng có thể xây dựng hệ thống tương thích với các ngân hàng lớn”.

Để giúp các thành viên hệ thống thẻ ngân hàng Việt Nam [VNBC] trang bị máy ATM, ông Cường trao bản quyền 8 phát minh cho một đơn vị nước ngoài để họ cung cấp những chiếc máy ATM cho ngân hàng Việt Nam, với điều kiện họ không được bán máy qua công ty trung gian nhằm giảm giá thành cho ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn.

Nói về ông Đỗ Đức Cường, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á nhận xét: "Tiến sĩ Cường không chỉ là nhà chuyên môn mà là nhà chiến lược với tư duy làm việc rất đặc biệt. Trên hết, ông ấy làm việc vì cái tâm với trách nhiệm lớn mà không hề tư lợi, chúng tôi cảm nhận và hiểu được tấm lòng muốn cống hiến, đóng góp cho quê hương của mình".

Sau khi về Việt Nam, ông Đỗ Đức Cường là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL,Taxi Mai Linh, Bảo hiểm Bảo Việt... và nhiều tổ chức khác. Ông còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực như y học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính.

Phương Anh[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề