Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên vào đời vua nào

TIỂU SỬ DANH NHÂN

NGUYỄN HIỀN

Nguyễn Hiền [1235-1256] là nhà hoạt động chính trị kiêm ngoại giao. Ông quê ở làng Dương A, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường [nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định]. Lúc nhỏ thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ. Đi học ở chùa, sư viết bài đến đâu, ông thuộc lòng đến đó, 11 tuổi đã nổi tiếng thần đồng. Năm Bính Ngọ [1246], ông thi Hương, đỗ đầu [giải Nguyên]. Tiếp đến khoa thi năm Đinh Mùi [1247] liền đỗ Trạng Nguyên. Bài thi do nhà vua ra đề là: “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” [Bài phú về vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước]. Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng. Ông đã hiểu đề sâu sắc, viết một bài phú thật hay, thể hiện khả năng uyên bác, văn chương mạnh mẽ của một cậu bé chỉ ở tuổi 12. Vua đọc xong phê luôn hai chữ “Thưởng tứ” và lấy đỗ Trạng Nguyên. Khi Nguyễn Hiền vào cung yết kiến, nhà vua thấy Trạng Nguyên quá nhỏ mà thông thái hơn người nên hỏi:

- Trạng Nguyên học ở đâu?

Nguyễn Hiền cứ thật tình tâu:

- Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu cần phải hỏi sư ông ở chùa làng.

Nhà vua thấy Trạng nói năng tự nhiên chưa hiểu phép tắc, lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng nên cho là chưa thể bổ nhậm chức quan trong triều được, bèn cho Trạng về nhà học hành chờ thêm 3 năm sau khôn lớn mới bổ dụng.

Trạng về nhà, ngoài việc đọc sách, giúp đỡ công việc gia đình, còn thời gian thì kết bạn với trẻ con trong làng đánh khăn, thả diều, vui chơi thỏa thích.

Ít lâu sau, khi Trạng về nhà thì sứ nhà Nguyên sang nước ta, muốn thử sức nước Nam có người tài hay không đã đưa ra bài thơ:

“Lưỡng nhật bình đầu nhật

Tứ sơn điên đảo sơn

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành gian”

Vua giao cho các triều thần nghiên cứu trả lời, nhưng không một ai giải đáp được cả. Trong khi cả triều đình đang bí, bỗng có người nhớ đến Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, bèn tâu vua cho mời Trạng Nguyên đến hỏi. Nhà vua đưa bài thơ của sứ Nguyên cho Trạng xem và hỏi người Nguyên Mông định nói gì? Trạng chỉ đọc lướt qua, đã phát hiện toàn bộ nội dung của bài thơ chỉ mô tả có một chữ "Điền". Sứ Nguyên nghe lời giải đáp cũng cả kinh, phục tài và không dám khinh thường người nước Nam.

Sau lần đó, vua Trần phong tước cho ông là Kim Tử Vinh Lộc đại phu. Ông làm quan tới chức Thượng Thư Bộ Công không được bao lâu thì mất. Vua thấy người đại tài như thế mà không được thọ, thương tiếc vô cùng. Huyện nơi ông ở tên là huyện Thượng Hiền, vua kiêng tên ông mới đổi ra gọi là huyện Thượng Nguyên. Vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và lập miếu thờ.

Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi chủ yếu nhờ tự học. Vị khai quốc trạng nguyên này xứng đáng với danh hiệu thần đồng.

Theo Việt Nam văn hóa sử cương của nhà sử học Đào Duy Anh, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước.

Năm 1247, nhà Trần đặt ra tam khôi - Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Chính trong năm này, thần đồng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên và được vua Trần Thái Tông phong là "Khai quốc Trạng Nguyên" - vị trạng nguyên đầu tiên ở nước ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta. Tranh minh họa: Tạp chí Văn nghệ.

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 [một số tài liệu ghi là 1235] ở làng Dương An, huyện Thượng Hiền [nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực], tỉnh Nam Định.

Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.

Năm 1247, triều đình mở khoa thi. Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh, dự kỳ thi đình với bài phú "Áp tử từ kê mẫu du hồ phú". Trí tuệ tinh thông giúp ông đạt danh hiệu trạng nguyên - vị trí cao nhất trong tam khôi.

Khi vào cung diện kiến nhà vua, vua Trần Thái Tông rất thán phục khả năng ứng đối trôi chảy của trạng nguyên nhỏ tuổi, bèn hỏi ông học thầy nào.

Khi nghe Nguyễn Hiền kể ông chỉ tự học, chỗ nào không hiểu thì hỏi sư thầy, vua cho rằng, trạng có tài nhưng còn nhỏ tuổi, chưa hiểu hết lễ nghĩa và phán: "Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng".

Vì thế, mặc dù đỗ cao, Nguyễn Hiền chưa được phong chức quan hay mũ áo. Ông trở về quê, tiếp tục đọc sách. 

Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc.

Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về hai giai thoại trên.

Đình thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở Nam Định. Ảnh: Wikimapia.

Tương truyền, sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến.

Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.

Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: "Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?".

Trạng nhanh chóng ứng đối: "Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!".

Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống, truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ.

Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát:

"Tích tịch tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang".

Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.

Sau này, Nguyễn Hiền vào triều làm quan. Theo cuốn Danh nhân văn hóa Nam Định, sử sách không ghi lại được quá trình làm quan cùng những công trạng của ông khi giữ trọng trách trong triều đình. Ông cũng không sáng tác thơ văn hoặc có sáng tác nhưng đã thất truyền.

Theo một số ghi chép, có thể Nguyễn Hiền làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng.

Năm 1255 [một số tài liệu ghi là 1256, 1257], Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi.

Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông. 

"Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc

Vạn niên thiên tuế lập tam tài".

Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông "trạng non" - trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường[nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định]. Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 [1247] thời vua Trần Thái Tông.

Khoa thi năm Đinh Mùi [1247], dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc. Đó là người chiếm bảng vàng nhất nước, đoạt học vị Trạng nguyên là một cậu bé 12 tuổi, tên là Nguyễn Hiền, người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường [ nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định]. Truyện kể rằng, năm mới lên 6, 7 tuổi, Nguyễn Hiền theo học một nhà sư trong làng, sách chỉ đọc qua là nhớ, mỗi ngày học hết 20 trang. Sư viết được trang nào là Hiền thuộc ngay, như thể đã học trước rồi. Nguyễn Hiền có tính hay đùa nghịch, sau lưng các pho tượng Phật trong chùa, đều có những dòng chữ “ phạt 30 roi”. “phạt 60 roi” do Hiền viết. Một hôm sư ông phát hiện thấy, nhận ra nét chữ của Hiền. Đến giờ giảng bài trên lớp, sư bèn chọn câu văn trên sách Nho: “ Kính quỷ thần nhi viễn chi” [kính quỷ thần phải lánh xa], cho học trò chép học và răn rằng: “ Phật cũng là thần không được nhạo báng”. Nguyễn Hiền nhận thấy lỗi của mình, cậu đã tự lấy giẻ lau sạch chữ viết các pho tượng.

Có tài liệu chép rằng: Sau lần đó, vua Trần mời trạng ra giao chức Thượng thư bộ công. Khi trạng mất[có lẽ trạng mất sớm], nhân dân lập đền thờ tại quê, được vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên, không nhắc đến tên húy của trạng, để tỏ lòng tôn kính.

Video liên quan

Chủ Đề