Nguyên nhân cổ tử cung mở sớm

Mất đi thai nhi, dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, cũng là nỗi mất mát lớn với người mẹ. Trong các giai đoạn sảy thai, sảy thai giai đoạn sớm là phổ biến hơn cả. Tìm hiểu xem sảy thai sớm là gì, nguyên nhân nào và cách phòng ngừa ra sao sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ này, hướng tới một thai kỳ khỏe mạnh.

80% các ca sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, hiện tượng này được gọi là sảy thai sớm

Sảy thai sớm là gì?

Sảy thai sớm là tình trạng xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, tức là thai kỳ chấm dứt trước 13 tuần. Một số trường hợp phụ nữ bị sảy thai rất sớm, thậm chí trước khi biết mình có thai. [1]

Nguy cơ sảy thai sớm ở phụ nữ

Sảy thai sớm là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở khoảng 10 trong số 100 trường hợp thai phụ đã biết mình mang thai. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai sớm, bao gồm:

Nguyên nhân sảy thai giai đoạn sớm

Một số lý do khiến thai kỳ kết thúc sớm là:

  • Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Khoảng 50% các ca sảy thai sớm là do thai nhi gặp bất thường về nhiễm sắc thể. Em bé nhận được hai bộ nhiễm sắc thể – một bộ từ cha và bộ kia từ mẹ. Khi một trong hai bộ nhiễm sắc thể này bị khiếm khuyết có thể dẫn tới sảy thai. Thống kê cho thấy các vấn đề về nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây ra một nửa số ca sảy thai.
  • Các cục máu đông: Một tình trạng có tên là hội chứng kháng phospholipid [APS] gây ra cục máu đông có thể khiến thai kỳ kết thúc sớm.
  • Mẹ lớn tuổi: Khi phụ nữ già đi, số lượng trứng có bất thường nhiễm sắc thể được phóng ra ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ sảy thai sớm.
  • Sức khỏe của mẹ: Sảy thai có thể bắt nguồn từ việc mẹ có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường không kiểm soát được, nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến giáp cũng như các bất thường trong tử cung [u xơ tử cung hoặc mô sẹo].
  • Thai phụ hút thuốc lá và uống nhiều rượu.
  • Lạm dụng thức uống chứa caffeine: Dung nạp caffeine liều lượng cao [hơn 300mg/ngày] làm tăng nguy cơ sảy thai sớm.
  • Cân nặng của mẹ: Phụ nữ nhẹ cân hoặc thừa cân đều có nguy cơ sảy thai sớm cao hơn so với người có cân nặng ổn định.
  • Có tiền sử sảy thai: Những phụ nữ bị sảy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ bị sảy thai cao hơn trong tương lai.
  • Nhân tố môi trường: Thai phụ tiếp xúc với hóa chất độc hại, bị ngộ độc thực phẩm, gặp phải chấn thương tác động vào vùng bụng, sử dụng các loại thuốc có hại cho thai nhi… đều có thể dẫn đến sảy thai sớm.

Biểu hiện khi bị sảy thai sớm

Chảy máu là dấu hiệu sảy thai sớm phổ biến nhất. Khi bạn thấy âm đạo tiết dịch màu nâu, đỏ tươi hoặc đóng cục, rất có khả năng bạn đã không giữ được thai nhi. Bên cạnh đó, cần để ý các dấu hiệu khác của sảy thai sớm như:

  • Mô thai trôi ra khỏi âm đạo
  • Chất lỏng trong suốt hoặc màu hồng chảy ra từ âm đạo
  • Chuột rút hoặc đau bụng
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Nhận thấy các triệu chứng mang thai ban đầu [như buồn nôn, căng tức ngực…] biến mất

Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai thường gặp

Cùng với tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi phụ nữ bị sảy thai

Phương pháp chẩn đoán hiện tượng sảy thai sớm

Nếu bạn có các dấu hiệu cho thấy sảy thai sớm, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, nghe tim thai [đối với thai trên 8 tuần] để xem thai nhi còn phát triển hay không. [3]

Bạn cũng có thể làm xét nghiệm máu để đo gonadotropin màng đệm ở người [hCG]. Nồng độ hCG thấp hoặc giảm thường đồng nghĩa với việc mất thai.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khám phụ khoa để xem cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn [mở] ra hay chưa. Cổ tử cung giãn ra có nghĩa là bạn có khả năng sảy thai rất cao.

Cách điều trị sau khi bị sảy thai sớm

Sau khi sảy thai sớm, nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bác sĩ thường khuyên bạn không cần làm gì và để mô thai trôi ra tự nhiên. Quá trình này kéo dài khoảng 2 tuần, đôi khi lâu hơn. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thuốc để đẩy mô thai ra ngoài.

Trong thời gian này 2 tuần này, bạn cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chuột rút, mệt mỏi… Bạn có thể:

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Để giảm đau do chuột rút, bạn nên dùng các loại thuốc OTC như ibuprofen hoặc acetaminophen.
    Sử dụng miếng chườm nóng: Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, chườm nóng lên bụng hoặc lưng dưới sẽ giúp bạn giảm đau và tạo cảm giác thoải mái.
  • Tránh đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo: Vì vùng âm đạo của bạn dễ bị nhiễm trùng hơn sau khi sảy thai, bạn nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon hay cốc nguyệt san. Ngoài ra, cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất: Bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều để sức khỏe sớm phục hồi, đồng thời uống đủ nước và ăn uống điều độ để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Không dễ để đối diện với nỗi đau mất con, thế nhưng, bạn hãy cố gắng vực dậy tinh thần, vượt qua nỗi buồn. Cùng với sự động viên, hỗ trợ tinh thần của chồng, người thân và bạn bè, bạn sẽ sớm ổn định tâm lý để đón em bé khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp.
  • Đề phòng nhiễm trùng: Nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau vùng bụng dưới…, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Sau thời hạn 2 tuần, bạn sẽ được siêu âm hoặc xét nghiệm máu lại để xác định mô thai còn sót trong tử cung hay không. Nếu vẫn còn mô, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó. Các phương pháp bao gồm:

  • Hút chân không: Dụng cụ hút thai được đưa qua cổ tử cung và vào tử cung, lấy hết mô thai còn sót ra ngoài.
  • Phương pháp nong và nạo: thường được khuyến nghị trong trường hợp thai lớn hoặc ra máu nhiều. Ở phương pháp này, cổ tử cung được nong rộng, và bác sĩ đưa dụng cụ vào để loại bỏ các mô còn sót trong tử cung.

Các thủ thuật/phẫu thuật trên tuy giúp loại bỏ hết mô thai nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan nội tạng. Vì thế, thủ thuật cần được tiến hành ở các cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu tối đa những rủi ro này.

Sảy thai sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ không?

Sót thai trong ba tháng đầu thường chỉ xảy ra một lần. Hầu hết những phụ nữ bị sảy thai sớm đều mang thai thành công trong tương lai.

Nếu bạn sảy thai từ hai lần trở lên, hãy tiến hành xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Ngay cả khi không tìm ra nguyên nhân, hầu hết phụ nữ vẫn có thai thành công dù đã sảy thai nhiều lần. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng và thất vọng khi sớm chấm dứt thai kỳ. Con yêu sẽ sớm đến nếu bạn tiếp tục nỗ lực và hy vọng.

Sau khi sảy thai không nên quan hệ tình dục ngay vì cơ thể bạn có thời gian để hồi phục hoàn toàn. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo phụ nữ nên đợi 6 tháng sau khi sảy thai mới tiếp tục mang thai. Tuy nhiên, con số này chỉ là tương đối. Có người hồi phục sức khỏe sớm và chỉ sau 2, 3 tháng đã có tin vui trở lại. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thời điểm nào là thích hợp với mình.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thời điểm nào mình có thể mang thai trở lại

Phòng ngừa nguy cơ sảy thai sớm

Bạn có thể cải thiện cơ hội mang thai khỏe mạnh và giảm nguy cơ sảy thai sớm bằng cách: [4]

1. Bổ sung acid folic

Nghiên cứu cho thấy bổ sung 800 microgam [mcg] acid folic [vitamin B9] mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh – một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Cần phải dùng acid folic ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Tiếp tục dùng nó trong ba tháng đầu, để đạt được lợi ích tốt nhất.

2. Tuân thủ lối sống lành mạnh

Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc, không lạm dụng rượu bia, hạn chế lượng caffeine nạp vào [ít hơn 300mg/ngày]… là những việc đầu tiên bạn cần làm nếu muốn có một thai kỳ an toàn. Bên cạnh đó, cần xây dựng các thói quen tốt như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống khoa học và cân bằng trong cả ba tam cá nguyệt.

3. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân – béo phì hoặc nhẹ cân đều làm tăng nguy cơ gặp biến chứng khi mang thai, trong đó có sảy thai. Cho nên, bạn cần cố gắng duy trì chỉ số BMI trong giới hạn bình thường. Đây chính là tiền đề của một thai kỳ khỏe mạnh.

4. Đề phòng nhiễm trùng

Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh truyền nhiễm sẽ giúp bạn tránh các bệnh dễ lây lan như cúm, thủy đậu, rubella… Đừng quên tiêm ngừa các loại vaccine tiền mang thai để bảo vệ bản thân và thai nhi trong 9 tháng 10 ngày.

5. Kiểu soát các bệnh mạn tính

Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn, hãy điều trị triệt để hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh trước khi mang thai. Việc làm này giúp ngăn ngừa sảy thai sớm.

6. Có đời sống tình dục lành mạnh

Một số bệnh lây qua đường tình dục [STDs] là tác nhân dẫn đến các biến chứng thai kỳ. Vì thế, hãy chắc chắn bạn không mắc những bệnh lý này trước khi mang thai. Trong suốt thai kỳ, hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc STDs.

Quản lý tốt các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp… để tạo tiền đề mang thai an toàn

Triển khai đa dạng các gói dịch vụ dành cho phụ nữ mọi lứa tuổi, Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trước mang thai, trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Trung tâm quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi nghề và giàu kinh nghiệm, được đầu tư hệ thống máy móc tân tiến, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mẹ và bé, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bên cạnh đó, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn triển khai kỹ thuật Y học bào thai, giúp phát hiện, chẩn đoán và xử trí những bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Kỹ thuật này cũng đánh giá nguy cơ tái phát ở mẹ vào những lần mang thai kế tiếp, giúp mẹ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, an tâm chào đón con yêu.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Sảy thai sớm là không thể ngăn ngừa nếu đó là kết quả của sự bất thường về nhiễm sắc thể. Để giảm nguy cơ sảy thai sớm do nguyên nhân chủ quan, bạn cần chăm sóc bản thân và cố gắng duy trì một thai kỳ khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tuân thủ khám thai đúng lịch.

Chủ Đề