Nguyên nhân của các dong biển là gì

I. SÓNG BIỂN

- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20  40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400  800 km/h.

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.

II. THỦY TRIỀU

- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng [lực hút kết hợp] $ \longrightarrow$ thủy triều lớn nhất [triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn].

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc [lực hút đối nghịch] $ \longrightarrow$ thủy triều kém nhất [triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết].

III. DÒNG BIỂN

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Phân loại: dòng nóng, lạnh.

- Phân bố:

+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.

+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30  400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.

- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.

- Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Bài tập

Bạn chưa đăng nhập !

Vui lòng đăng nhập trước khi thực hiện thao tác này.

Video liên quan

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là:

A Chuyển động tự quay của trái đất.

B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng. 

D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Dòng biển là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương. Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển khác nhau mà tạo ra dòng biển khác nhau.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình như gió mùa, gió Tây ôn đới, gió Tín Phong,…

Các dòng biển bề mặt lưu thông chủ yếu nhờ gió, ở bắc bán cầu chúng thường chuyển động theo hình xoắn ốc theo cùng chiều kim đồng hồ, còn nam bán cầu ngược lại do hiệu ứng Coriolis. Tuy nhiên trong một số dòng hải lưu lưu thông bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

Nguyên nhân sinh ra dòng biển

Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu.

Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển [như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa] là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.

Chủ Đề