Ví dụ Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ và ví dụ? Vị trí của trạng ngữ trong câu? Phân biệt trạng ngữ và một số thành phần khác của câu?

Cấu trúc của một câu thông thường bao gồm hai bộ phận chính đó chính là chủ ngữ và vị ngữ, đây dường như là thành phần bắt buộc đối với tất cả các câu. Và ngoài ra trong câu còn có thể có một thành phần khác là trạng ngữ. Trạng ngữ có vai trò đặc biệt trong câu đó chính là bổ sung ý nghĩa trong câu, đặc biệt trong một số trường hợp, khi câu không có trạng ngữ sẽ có thể khiến câu không mang ngữ nghĩa đầy đủ.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại

Có nhiều cách hiểu khác nhau về trạng ngữ, có người cho rằng đó là “Tập hợp các điều kiện cho tất cả các chức năng cú pháp với sự nhận thức và các nghĩa khác nhau, đặc điểm của trạng ngữ một hành động nói hoặc phát biểu một vấn đề với các mong muốn thời gian, nơi chốn, loại, cách thức,…” Có quan điểm cho rằng: “trạng ngữ là những cụm từ thuộc cấu trúc câu với ba chức năng chính: bổ sung những thông tin về tình huống cho sự tình được nêu trong câu; biểu đạt phương thức, tư thế của người nói/ người viết trong câu; hoặc nối kết câu [hoặc một số bộ phận thuộc câu] với những bộ phận cấu thành khác thuộc văn bản”.

Hiện nay, có hai quan niệm chính về trạng ngữ như sau:[1]coi trạng ngữ là thành phần phụ của câu có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu và [2] coi trạng ngữ là thành
phần phụ mở rộng tự do của vị ngữ hay vị từ. Trạng ngữ có thể chỉ là một từ hoặc cũng có thể là một cụm từ.

Dưới bình diện kết học [tức câu được xem xét về cấu trúc hình thức như các thành câu [chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…] và mối quan hệ giữa các thành phần câu] kết hợp với bình diện nghĩa họ, thì trạng ngữ nhìn chung được coi là thành phần phụ của câu, bổ sung hoặc tu sức ý nghĩa về các mặt địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, tình hình, nguyên nhân, mục đích,.. cho sự tình đề cập trong câu.

Trong thực tế sử dụng thì trạng ngữ chính là những thành phần thể hiện cho thời gian, địa điểm, kết quả, nguyên nhân, phương tiện… Một số trạng ngữ có thể sửa đổi toàn bộ ngữ nghĩa của câu. Vị trí của trạng ngữ trong một câu bất kì sẽ thể hiện cho sự liên kết và  mạch lạc của cả văn bản.

Trong thế so sánh với các thành phần khác thuộc cấu trúc câu, như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ luôn là thành phần linh hoạt nhất, có khả năng cải biến vị trí trong phạm vi cho phép, các thành phần khác hầu như đều không có cách sử dụng này.

Trạng ngữ tiếng Anh là “adverbials“, “adverbial modifier“, “adverbial adjunct“.

2. Phân loại trạng ngữ và ví dụ:

Trạng ngữ được phân chia thành các loại sau:

– Trạng ngữ chỉ địa điểm: đây là loại trạng ngữ chỉ ra địa điểm, nơi xảy ra sự việc, hiện tượng. Trong câu có trạng ngữ chỉ địa điểm thể hiện cho câu trả lời của câu hỏi sự việc, hiện tượng xuất hiện ở đâu, hay sự vật ở đâu?

Ví dụ: – “Địa chỉ công ty chúng tôi ở quận Thanh Xuân.” Trong câu trên, quận Thanh Xuân là danh từ riêng đóng vai trò là trạng ngữ chỉ địa điểm trong câu.

Hay ví dụ khác: “Hiền đang ngồi tại phòng khách”. Trong câu này thì “phòng khách” đóng vai trò là trạng ngữ chỉ địa điểm, trả lời cho câu hỏi “Hiền đang ở đâu”.

– Trạng ngữ chỉ thời gian: khi có sự xuất hiện của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, sẽ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” được đặt ra. Loại trạng ngữ chỉ thời gian và loại trạng ngữ nơi chốn luôn tỏ ra là loại có khả năng cải biến vị trí linh hoạt nhất, tức có thể linh hoạt ở nhiều vị trí trong câu.

Ví dụ: “Trăm hoa đua nở vào mùa xuân”. Trong câu này, thì “mùa xuân” chính là trạng ngữ chỉ thời gian, thể hiện cho việc vào thời điểm này trong năm, có rất nhiều loại hoa nở.

Hay ví dụ khác: “Bộ phim bắt đầu chiếu vào lúc 9 giờ tối”. “9 giờ tối” chính là trạng ngữ chỉ thời gian, trả lời cho câu hỏi “Khi nào bộ phim được chiếu?”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ này thể hiện nguyên nhân, lí do dẫn đến sự việc, hiện tượng xảy ra trong câu.

Ví dụ: “Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai xảy ra”. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân đó chính là “do”. Vì việc biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai như bão, lũ lụt xảy ra.

Hay ví dụ khác: “vì ngủ quên, Hà đi học muộn”. “Vì ngủ quên” đóng vai là trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, do thức dậy muộn nên Hà không thể đến trường đúng giờ.

– Trạng ngữ chỉ mục đích, loại trạng ngữ này thể hiện mục đích trong câu, thường là thể hiện mục đích của chủ ngữ.

Ví dụ: Để đạt được điểm 10 cho môn Toán, Liên học hành không ngừng nghỉ. Trạng ngữ trong câu này đó chính là ‘để đạt được điểm 10 cho môn Toán”, mục đích là Liên đặt ra là đạt được điểm 10 ở môn toán, và để thực hiện được mục đích này thì Liên phải chăm chỉ học hành.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện, loại trạng ngữ này thể hiện cách thức, phương pháp, phương tiện diễn ra những sự kiện, hiện tượng trong câu. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi “bằng cách nào?”

Ví dụ: “Bằng sự đoàn kết của các thành viên, dự án đã hoàn thành nhanh chóng”. Trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu trên đó chính là “bằng sự đoàn kết của các thành viên”, điều này đã giúp cho việc thực hiện dự án nhịp nhàng, nhanh chóng xong dự án.

Ngoài ra thì còn có bao gồm trạng ngữ chỉ tình huống, trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết; trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ; trạng ngữ bổ sung ý nghĩa so sánh,…

3. Vị trí của trạng ngữ trong câu: 

Trạng ngữ có thể ở ba vị trí trong câu đó chính là đầu câu, giữa câu và cuối câu. Và thực tế thì các trạng ngữ được đặt ở đầu câu và cuối câu chiếm đa số.

Ví dụ: ” Anh đến trễ vì tắc đường “

Hoặc “Vì tắc đường nên anh ấy đến trễ”.

Trong hai câu trên, vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm “vì tắc đường” được sắp xếp ở cuối câu và đầu câu. Việc sắp xếp khác nhau đó không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu mà chỉ thay đổi cách diễn đạt của câu. Như ở trên đã viết, thì trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ địa điểm [không gian- nơi chốn] là các loại trạng ngữ có tính linh hoạt rất cao, có thể ở nhiều vị trí trong câu.

4. Phân biệt trạng ngữ và một số thành phần khác của câu: 

* Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ

Vị ngữ phụ được hiểu là các từ, cụm từ đóng vai trò là vị ngữ của câu bên cạnh vị ngữ chính, đóng vai trò bổ nghĩa của câu.

Điểm giống nhau giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ đó chính là điều là thành phần phụ của câu, tức đây là thành phần không bắt buộc phải có trong câu [Đây chính là điểm khác biệt giữa thành phần chính và thành phần phụ của câu]. Do đóng vai trò là thành phần phụ, thì các trạng ngữ và vị ngữ phụ có thể được lược bỏ, không xuất hiện trong câu, và khi bị lược bỏ thì nó cũng không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu. Một điểm giống giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ đó chính là dùng để bổ sung ý nghĩa nòng cốt cho câu, việc thêm các thành phần này vào trong câu giúp cho câu được giải thích tường tận, rõ ràng cho phần chủ, vị của câu.

Điểm khác biệt giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ: điều đầu tiên là vị ngữ phụ đóng vai trò là vị ngữ, nên chỉ vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh, còn trạng ngữ khi kết hợp với chủ ngữ không thể tạo thành một câu hoàn chỉnh. Điểm thứ hai đó chính là vị ngữ thể hiện được tình huống, sự kiện xảy ra trong câu, còn trạng ngữ lại diễn tả cái xảy ra hay nêu lên tình huống, sự kiện diễn ra trong câu, dù là vị ngữ phụ nhưng vị ngữ phụ vẫn nêu được tình huống trong nội dung của mình.

* Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác trong câu

– Phân biệt trạng ngữ với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu: một số điểm khác biệt chính giữa trạng ngữ và các thành phần này đó chính là:

Trạng ngữ có tính linh hoạt, cải biến vị trí, có thể ở các vị trí khác nhau trong câu [đầu câu, giữa câu và cuối câu]. Các yếu tố có tác dụng liên kết cũng có khả năng cải biến vị trí, nhưng phạm vi cải biến thường là ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ, phần cuối câu không có trong phạm vi cải biến vị trí.

Các trạng ngữ thể hiện nhiều nội dung như địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…, bổ sung nghĩa cho cặp chủ – vị trong câu, còn các yếu tố liên kết đóng vai trò chính là liên kết các thành phần câu cũng như liên kết giữa các câu trong một đoạn văn.

– Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ

Trong một số trường hợp, trạng ngữ và chủ ngữ có cùng nội dung ngữ nghĩa, nhưng cần phải phân biệt thật rõ ràng hai loại thành phần này trong câu. Thông thường, đối với chủ ngữ thì không có giới từ đứng trước. Nhưng đôi khi trước chủ ngữ vẫn có giới từ, khi đó, cần xem xét đến biểu thị tác thể của hành động, tức xem xét kĩ hơn về phần ngữ nghĩa của câu, xem xét về chủ thể của trạng thái được biểu thị ở phần vị ngữ, nếu chính xác thì đó chính là chủ ngữ.

Chủ Đề