Nhà máy xử lý nước thải bình hưng trang web

Hai Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Thiết kế của nhà máy được dựa trên đề cương của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Gent và Liege ở Bỉ. Ban QLDA 415 có điều chỉnh thiết kế chi tiết của BBV trong quá trình xây dựng. Nhà thầu chính là nhà thầu liên doanh công ty Balteau [Bỉ] và Tổng Công ty Thủy lợi 4 [Việt Nam]. Giám sát thi công là Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ [CTC] - Trường Đại học Thủy lợi [Việt Nam].
Chức năng cơ bản của hồ sục khí và hồ ổn định là xử lý một thể tích nước bẩn và nước cống rãnh chảy vào kênh Đen và xây dựng một khu vực giải trí thông qua diện tích mặt nước của các hồ. Công suất thiết kế của Trạm là 30.000m3/ngày và dự tính mở rộng đến 46.000m3/ngày vào năm 2020.

Công trình được khởi công xây dựng từ 8/2004 và đến 30/3/2006 bắt đầu vận hành thử tải.

Tháng 6/2006 Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP.HCM chính thức tiếp nhận quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình này.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là nhà máy xử lý nước thải đầu tiên và lớn nhất ở TP.HCM được khởi công xây dựng sáng 27-11 tại xã Bình Hưng, Bình Chánh.

Tên chủ sở hữu: Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.
– Phòng chức năng quản lý: Phòng Quản lý Nước thải trực thuộc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước.
– Số lượng nhân viên: 15 người.
– Chức năng, nhiệm vụ:
+ Thực hiện công tác quan trắc chất lượng nước, bùn kênh rạch và hệ thống cống bao lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ.
+ Tổ chức quản lý, giám sát công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải.

Bên trong nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Đơn vị vận hành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:

Tên đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thị.
– Số lượng nhân viên: 121 người.
– Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.
– Các phòng chức năng: gồm có phòng thí nghiệm, phòng vận hành, phòng bảo dưỡng, khối văn phòng.

Mục tiêu và nhiệm vụ của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:

– Cải thiện môi trường nước, giảm ô nhiễm môi trường, giảm úng ngập, cải thiện cảnh quan lưu vực Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ với công suất xử lý trong giai đoạn I là 141.000m3 /ngày nhằm phục vụ cho hơn 425.000 dân, thuộc lưu vực quận 1, 3, 5 và một phần quận 10.

– Giải quyết tình trạng úng ngập tại các khu vực trũng như cư xá Thanh Đa [quận Bình Thạnh], bến Mễ Cốc [quận 8].

Nước thải sẽ được thu gom qua tuyến cống bao dài gần 6.600m chạy dọc theo đường Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Trần Hưng Đạo-Trần Tuấn Khải và đi ngầm xuống kênh Tàu Hủ qua khu Đồng Diều, quận 8. Từ đây sẽ bơm nước thải đến nhà máy xử lý. Khi nước thải đạt tiêu chuẩn mới xả ra kênh rạch.

Tổng quan nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Giai đoạn đầu nhà máy có công suất 141.000m3/ngày đêm, vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, xử lý nước thải cho lưu vực hơn 1000ha thuộc quận 1, 3, 5, 6, 8 và huyện Bình Chánh. Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy lên 512.000m3/ngày đêm, xử lý cho lưu vực hơn 3000 ha thuộc 11 quận huyện: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Bình Thạnh và Bình Chánh.

Nhà máy giai đoạn 1 hoàn thành vào năm 2008. Đây là một trong những gói thầu thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ với tổng vốn đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng. Phần lớn nguồn vốn xây dựng nhà máy vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JBIC].

Các hạng mục xử lý nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng:

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng hiện có 09 khu vực xử lý gồm trạm bơm nâng, bể lắng sơ cấp, bể sục khí, bể lắng thứ cấp, bể khử trùng, bể cô đặc bùn trọng lực, thiết bị cô đặc bùn ly tâm, thiết bị tách nước và nhà ủ phân compost. Các khu vực xử lý được duy trì hoạt động liên tục 24/24, đảm bảo xử lý nước thải cho lưu vực thu gom. Sau hơn 3 năm vận hành, tổng lưu lượng đã xử lý đạt 118 triệu m3 nước thải, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005.

Tổng quan nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

3 [60%] 1 vote

Chủ Đề