Nhà nước đầu tiên của việt nam là ai

Dưới triều Nguyễn nước ta có 2 quốc hiệu chính thức là Việt Nam và Đại Nam. Quốc hiệu Việt Nam do vua Gia Long đặt năm 1804.

Đang xem: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì

1

Thời Bắc thuộc, nước ta có 1 quốc hiệu duy nhất là Vạn Xuân. Nước Vạn Xuân được thành lập năm 544 khi cuộc khởi nghĩa của Lý Bí [Lý Nam Đế] giành được thắng lợi.

234

703723743

Quốc hiệu đầu tiên của nước ta trong kỷ nguyên độc lập là Đại Cồ Việt [968-1054]. Sau Đại Cồ Việt là Đại Việt. Đây là quốc hiệu do vua Lý Thánh Tông [1054 – 1072] đặt sau khi lên ngôi. Trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc, quốc hiệu này tồn tại tổng cộng 743 năm [1054-1804].

763

7 năm

Quốc hiệu Đại Ngu do Hồ Quý Ly đặt sau khi phế Trần Thiếu Đế và lên nắm quyền. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. Quốc hiệu này tồn tại trong 7 năm [1400-1407].

Năm 1802

Năm 1803

Năm 1804

Sau khi chính thức lên ngôi và sắp đặt chính trị ổn định, năm 1804 vua Gia Long đã sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt, nên cho khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Sau đó, Nam Việt được đổi thành Việt Nam và chính thức tuyên phong quốc hiệu này vào năm 1804.

Năm 1805

12

Dưới triều Nguyễn nước ta có 2 quốc hiệu chính thức là Việt Nam và Đại Nam. Quốc hiệu Việt Nam do vua Gia Long đặt năm 1804. Đến thời Minh Mạng, nhà vua lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam vào năm 1838. Quốc hiệu Đại Nam chính thức được sử dụng từ đó cho đến hết triều Nguyễn năm 1945.

34

Thời vua Gia Long

Thời vua Minh Mệnh Thời vua Thiệu Trị

Thời vua Tự Đức

Dưới thời vua Tự Đức quốc hiệu Đại Hóa từng được đem ra bàn định. Theo Châu bản triều Nguyễn năm Tự Đức 30 [1877] bản Tấu của Cơ Mật viện trình rằng: “Gần đây, phụng Châu phê giao cho xem xét việc thay đổi quốc hiệu, chúng thần đã cùng Đình thần bàn bạc dâng phiến phúc trình… Trộm xét, khoảng năm Minh Mệnh kính vâng Thánh dụ đã đổi [quốc hiệu] làm Đại Nam nghĩ rằng chữ ấy cũng khá đẹp, xứng đáng mà không thể mai một, nhưng xét chữ ấy vẫn chưa làm rõ được gốc tích. Nay chuẩn xin cải đổi làm Đại Hoá để không quên nguồn gốc… Thanh Hoá là nơi nước ta phát tích điềm lành, Thuận Hoá là nơi mở ra cơ nghiệp thì chữ Hoá mang được cả hai nghĩa. Việc gọi Đại Hoá cũng như từ Việt Nam mà gọi Đại Nam văn nghĩa cũng không cách xa nhau…”. Bản Tấu được vua Tự Đức Châu phê rằng: Truyền đợi [các nơi được hỏi] đều có phúc trình xem thế nào sẽ bàn tiếp. Tuy nhiên sau đó việc này không thấy được nhắc lại và quốc hiệu Đại Hóa mới dừng ở việc bàn bạc chứ chưa từng được thực hiện.

Những cuốn sách tham gia chống dịch

0 165

Đừng để lo lắng và bất an xâm chiếm tâm hồn bạn. Hãy đọc những cuốn sách đẹp đẽ này và hãy nhớ rằng chúng tôi luôn đồng hành với bạn.

Pelé: Cậu bé đánh giày chân đất ước ao được đi giày khi đá bóng

0 2

“Nhưng con phải biết cảm giác ra sao khi đá bóng có giày”, cậu bé Dico nói khi mang đôi giày mà dì cậu xin được đi đá bóng.

Trẻ răm rắp nghe lời là ẩn chứa những vấn đề tâm lý

0 148

Trẻ nghịch ngợm luôn sống thật với bản năng hồn nhiên, trong khi những đứa trẻ ngoan luôn răm rắp tuân lệnh, ngồi im một chỗ, lại ẩn chứa vấn đề tâm lý do cách giáo dục của bố mẹ.

Từ các họa sĩ bậc thầy thời Phục hưng, những danh họa, đến các tác giả hàng trăm triệu USD… đều có những câu chuyện mà họ chỉ muốn quên đi trong đời.

Xem thêm: Cách Làm Sườn Rim Chua Ngọt Và Lá Chanh Đơn Giản Ngon Khó Cưỡng

Làm thế nào để đọc 500 trang sách trong 20 phút

0 3

Nếu bạn băn khoăn tại sao có những người đọc sách nhanh như vậy thì cuốn sách của tác giả Watanabe Yasuhiro đã đưa ra bí quyết giải quyết vấn đề này.

Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ra hồi ký

Cựu Phó tổng thống Mike Pence sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình khi làm việc trong chính trường Mỹ thông qua hai cuốn sách ký với nhà xuất bản Simon & Schuster ngày 7/4.

Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?

0 3

Dù có nhiều lợi ích, đạp xe cũng là nguyên nhân của một số tổn thương vùng sinh dục.

Vương quốc chocolate là biệt danh của đất nước nào?

0 2

Đây là quốc gia nổi tiếng xinh đẹp, mến khách, có lịch sử phát triển rất lâu đời, nhiều bản sắc riêng ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ nào từng làm diễn viên trước khi vào Nhà Trắng?

0 1

Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, một tổng thống Mỹ từng là diễn viên Hollywood, xuất hiện trong nhiều bộ phim.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

0 1

Người bệnh mắc sùi mào gà thường mọc các nốt mụn nhỏ đơn lẻ hoặc thành đám dày ở nhiều bộ phận khác nhau.

Dấu hiệu sớm tiết lộ bạn có thai

0 21

Phát hiện sớm những thay đổi của cơ thể khi mang thai có thể giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe.

Hòa Thân giàu đến mức nào?

0 4

Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức cái gì vua có, ông ta cũng có.

Ngôi chùa ở Huế có khu mộ thái giám triều Nguyễn

0 63

Đến Thừa Thiên – Huế, du khách có thể thăm những ngôi chùa, thiền viện nổi tiếng ở đây, trong đó có danh lam cổ tự với khu mộ thái giám triều Nguyễn.

Xem thêm: Cách Nấu Cháo Chân Chó Thơm Ngon Mà Lợi Sữa Cho Mẹ Bầu Sau Sinh

Loài vật thường bị nhầm với sam biển, dễ gây tử vong trong vài phút

0 4

Do ngoại hình tương đồng, nhiều người vô tình ăn phải loài vật này và bị ngộ độc nặng chỉ sau thời gian ngắn.

[ADMM] - Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang [sau đó là Âu Lạc] đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng [còn gọi là văn minh Đông Sơn] với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần [thế kỷ III trước Công nguyên] đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc đấu tranh giữ nước, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên [kéo dài hơn 1.000 năm], Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô [938 - 965], Đinh [969 - 979], Tiền Lê [980 - 1009], nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.

Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển [với quốc hiệu Đại Việt] dưới triều Lý [1009 - 1226], Trần [1226 - 1400], Hồ [1400 - 1407], Lê Sơ [1428 - 1527]. Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê Sơ được biết đến như một quốc gia thịnh vượng ở châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển, thủy lợi được chú ý phát triển [đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này], các làng nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý - Trần là việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển [Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử ký toàn thư…]. Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng Long [bây giờ là Hà Nội] cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia - dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI - XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100 năm [1858 - 1945].

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến 9 năm [1945 - 1954] chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam kết thúc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó [1956] thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ này mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động; Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân Pháp, rồi thân Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng thống nhất đất nước của quần chúng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ. Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Để duy trì chế độ Sài Gòn, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ giữa thập kỷ 60, Hoa Kỳ đã gửi nửa triệu quân và đồng minh đến miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam từ ngày 5/8/1964. Nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Mùa Xuân năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc.  Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam [1986] đã đề ra đường lối Đổi mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới tiếp tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong 30 năm qua, kể từ khi tiến hành Đổi mới, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới [năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan], nhiều chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng, nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến, kinh tế đạt tăng trưởng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nguồn: www.mofa.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề