Nhà nước pháp quyền có máy nội dung chính

Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết những vấn đề rất lớn về lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, đặc biệt là thành tựu lý luận của 35 năm đổi mới, trong đó nhấn mạnh sự hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền [NNPQ] XHCN thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong bài viết của Tổng bí thư tôi thấy có 2 ý rất tâm đắc.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm khoa học tại Trường Chính trị tỉnh về bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thứ nhất,về xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, trong bài viết Tổng Bí thư đã chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng NNPQ XHCN thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và Dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”. Đây là những tư tưởng chỉ đạo quan trọng được đúc rút từ thực tiễn đổi mới, hội nhập mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện, thể hiện hồn cốt của NNPQ XHCN Việt Nam.

Có thể nói, vấn đề Nhà nước giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”. Điều này khẳng định giá trị xã hội đích thực của dân chủ là ở chỗ giành về cho đại đa số Nhân dân những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

Tiếp thu, kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình Nhà nước, quá trình nhận thức tư duy lý luận của Đảng qua các nhiệm kỳ đại hội, nhất là thời kỳ đổi mới, từ Đại hội VI đến Đại hội XIII, không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Những quan điểm, đường lối đó được Nhà nước cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước trong mỗi giai đoạn lịch sử có những thay đổi về mô hình bộ máy, tuy nhiên, xuyên suốt mạch phát triển ấy đều dựa trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về NNPQ của dân, do dân, vì dân.

Ở nước ta, khái niệm “NNPQ XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khóa VII ngày 29-11-1991 và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 cũng như trong các văn kiện sau này của Đảng và Nhà nước. Các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH [bổ sung, phát triển năm 2011] đã khẳng định NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là một trong tám đặc trưng của xã hội XHCN.

NNPQ XHCN ấy là Nhà nước thuộc về Nhân dân, do Nhân dân xây dựng nên cho nên sẽ hướng tới phục vụ lợi ích của Nhân dân. Mục tiêu căn bản của công cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Việc xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Do đó, trong bài viết Tổng Bí thư đã khẳng định: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng NNPQ XHCN thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội.

Thứ hai, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư đã chỉ ra bản chất khác nhau giữa NNPQ XHCN với NNPQ tư sản. Pháp quyền dưới chế độ TBCN về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân. Và để làm sâu về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, trong bài viết, Tổng Bí thư còn nhấn mạnh: “Xã hội XHCN là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng và đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội”.

Chủ trương xây dựng NNPQ XHCN là sự khẳng định và thừa nhận NNPQ là một tất yếu lịch sử. Nó không phải là sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người của nền văn minh nhân loại. Do đó, để xây dựng NNPQ XHCNVN trong thời gian tới, trong văn kiện Đại hội XIII đề cập đến định hướng xây dựng NNPQ: "Xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội". Đây chính là những phương hướng quan trọng, giải pháp hợp lý, những vấn đề mới đặt ra giúp cho việc xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của NNPQXHCN. Và để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NNPQXHCN trong sạch, vững mạnh, Văn kiện Đại hội XIII cũng chỉ rõ nhiệm vụ phải "Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ DCXHCN, quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời xây dựng NNPQ XHCNVN trong sạch, vững mạnh;cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ XHCN của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc”

Có thể nói, tư tưởng trong bài viết là những chỉ dẫn để tổ chức thực hiện trong thực tiễn, đòi hỏi phải có sự nhận thức lý luận khoa học, cách mạng, phát huy cao độ thái độ, trách nhiệm chính trị và hành động cách mạng đúng đắn, giữ vững định hướng XHCN trong xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN. Đồng thời, là cơ sở phòng ngừa những tư tưởng chủ quan, nóng vội, áp dụng một cách máy móc các mô hình NNPQ của các nước khác vào Việt Nam; đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng về NNPQ XHCN và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.

Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa hết sức to lớn, làm sâu sắc, truyền cảm hứng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động về xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN thật sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, nhất là trong thời điểm mỗi người dân đang nô nức thực hiện quyền làm chủ của mình bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Để góp phần xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta, mỗi cán bộ, đảng viên viên cần phải: Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chính đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh; Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của Nhân dân; Tích cực tham gia và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác; Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch; Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức của mình ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Có thể thấy, toàn bộ bài viết của Tổng Bí thư như một sự tổng kết quan trọng về nhận thức lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, phản ánh được cách nhìn, khát vọng, mục tiêu không thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam đó là phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, không có mục tiêu nào ngoài lợi ích chân chính của Nhân dân

ThS. Đinh Thị Bình - Khoa Lý luận cơ sở Trường Chính trị tỉnh

Làm rõ những việc cần thực hiện để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Tôi rất mừng khi Trung ương Đảng đặt vấn đề quyết tâm xây dựng và sớm ban hành một Nghị quyết riêng về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [XHCN] Việt Nam. Những bài học thực tiễn trong các cuộc cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong thời gian qua cho thấy, sự thực hiện riêng lẻ các cuộc cải cách đó bằng những Nghị quyết khác nhau của Bộ Chính trị khó tránh khỏi trùng lặp, “vênh” nhau và có phần thiếu thống nhất trong tổng thể.

GS. TS. Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp


Khi tổng kết Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 cũng như Chương trình tổng thể cải cách hành chính, chúng ta thấy cần có một nghị quyết riêng để thiết kế một cách tổng thể, chỉ đạo thực hiện nhất quán theo hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, lấy việc bảo đảm những nguyên tắc pháp quyền làm linh hồn, đồng thời là thước đo để đo lường mức độ thành công của các cuộc cải cách trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cũng nói thêm rằng đây là Nghị quyết để thực hiện những ý tưởng, chủ trương mà Nghị quyết của Đại hội Đảng lần XIII đã đề ra, do đó chúng ta cần phải khẩn trương hơn về thời gian.

Từng giảng dạy khá nhiều về Nhà nước pháp quyền ở các lớp học khác nhau, trước khi giảng, bao giờ tôi cũng đặt một câu hỏi: Các anh/ chị [phần lớn là cán bộ, công chức, viên chức] hiểu như thế nào về Nhà nước pháp quyền? Đa phần học viên trả lời: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Trả lời như vậy không sai, nhưng chưa đủ, chủ yếu đang ở mức độ nhận thức trên bề mặt của vấn đề thôi.

Nêu ví dụ như thế để tôi muốn đặt ra một yêu cầu cần có trong Nghị quyết về Nhà nước pháp quyền là phải xác định rõ nội hàm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, vừa góp phần bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, vừa lấy đó làm mô hình về mặt lý thuyết của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam để đánh giá Nhà nước pháp quyền hiện thực, làm rõ những việc cần tiếp tục thực hiện để có Nhà nước pháp quyền hoàn thiện hơn.

Những thiết kế mang tính nội dung thiết yếu cần có của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong Nghị quyết có thể là: [i] Xác định rõ những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như là tổng thể thống nhất của hai giá trị phổ biến của trí tuệ nhân loại và giá trị đặc thù do điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mức độ phát triển của đất nước ta quy định; [ii] Làm rõ bước phát triển về chất của Nhà nước pháp quyền trong vai trò về dân chủ, quyền con người, vai trò phục vụ, kiến tạo phát triển, từ đó đặt ra yêu cầu đổi mới sâu sắc tư duy, nhận thức về Nhà nước và pháp luật; [iii] Khẳng định một cách đầy đủ, rõ ràng hệ nguyên tắc pháp quyền mà Nhà nước, xã hội, công dân phải tuân theo và lấy đó làm yêu cầu đặt ra cho cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Phải nói rằng những nội dung này đã được các chương trình nghiên cứu nhà nước, các đề tài cấp nhà nước độc lập, đề tài cấp bộ và các công trình khoa học của các nhà khoa học đã nói đến nhiều, rất cần Đảng ta khẳng định thành chủ trương, chính sách, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Tất cả vì dân chủ, sự thịnh vượng của đất nước


Liên quan đến một số vấn đề cụ thể như xác định mốc thời gian tổng kết công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, theo tôi nên lấy mốc từ Cách mạng tháng 8 năm 1945, đặc biệt là từ khi Hiến pháp năm 1946 được ban hành. Các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài nhà nước độc lập cũng như nhiều công trình khoa học đã công bố đều khẳng định rằng, 5 bản Hiến pháp của nước ta [Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Hiến pháp 2013] là những nấc thang lớn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, tuy không nhắc đến khái niệm pháp quyền hay Nhà nước pháp quyền, nhưng là bản Hiến pháp biểu hiện đầy đủ nhất những yếu tố cốt lõi của Nhà nước pháp quyền.


Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chiến lược về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cần có những chuyên đề mang tính nội dung của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đó là các vấn đề bảo đảm dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền con người, pháp luật và tính tối thượng của pháp luật, vấn đề về mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với xã hội, với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Xét về lý thuyết, đây là vấn đề gốc của Nhà nước pháp quyền, là tiêu chí cơ bản nhất để đo lường mức độ phát triển, hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền, đồng thời là yếu tố khẳng định, bảo đảm tính chính danh vốn là yêu cầu không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền.

Bộ máy nhà nước dù được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; pháp luật dù được xây dựng bằng dân chủ, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định, nhưng nếu không vì bảo đảm dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người thì bộ máy nhà nước và pháp luật đó vẫn được coi là chưa đáp ứng yêu cầu pháp quyền, chưa làm tròn vai trò pháp quyền của mình.

Bác Hồ đã từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân; công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000, tập 5, trang 689].

Thấm nhuần tư tưởng đó, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện cải cách, đổi mới đều khẳng định vị trí, vai trò làm chủ của nhân dân, lấy việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm mục tiêu, đồng thời là động lực của sự phát triển. Tất cả các chủ trương lớn của Đảng ta về cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, về chống quan liêu, tiêu cực, tham nhũng… đều nhằm mục đích bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, đều nhằm tìm kiếm, xác lập cho được cơ chế hữu hiệu thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, bảo đảm quyền con người, xây dựng một Nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển. Vì vậy, những vấn đề đó trong Nhà nước pháp quyền phải được đặt thành một nội dung lớn để nghiên cứu với tư duy và cách tiếp cận mới.

Trong các nội dung nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền, trước hết cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về sắp xếp thứ tự ưu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, vấn đề gì mà kết quả nghiên cứu của nó là tiền đề phải có cho việc nghiên cứu vấn đề sau thì phải được ưu tiên đầu tư nghiên cứu trước trong thời hạn ngắn nhất có thể... Chẳng hạn, những vấn đề lý luận phải đi trước một bước, góp phần bảo đảm nhận thức thống nhất về lý luận, về mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà chúng ta muốn có, lấy đó làm cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá thực trạng, xác định định hướng tiếp tục cải cách lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp… theo nguyên tắc pháp quyền.

Đồng thời với việc xác định thứ tự ưu tiên các nội dung nghiên cứu cũng rất cần tăng cường hình thức hội thảo chung và tọa đàm liên ngành để nâng cao nhận thức chung, kế thừa các kết quả nghiên cứu của nhau, bảo đảm sự thống nhất trong đánh giá và đồng bộ trong việc đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

GS. TS. Hoàng Thế Liên,Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp

Nguồn: baophapluat.vn

Video liên quan

Chủ Đề