Nhắc lại các kiểu văn bản đã học và nêu mục đíchgiao tiếp của mỗi văn bản đó?

Giải pháp hữu hiệu nhất đó là học thuộc kiến thức về nó, nếu bạn đã học nhưng chưa nắm rõ bản chất của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt thì hãy cùng timviec365.vn ôn tập lại với nội dung bài viết sau đây.

1. Văn bản tự sự

Văn bản tự sự chính là kiểu văn bản đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu tới bạn. Tự sự có chức năng trình bày các sự kiện, sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục. Loại văn bản này thường xuất hiện nhiều ở các tờ báo, bản tường thuật, tường trình về sự việc nào đó hay trong các tác phẩm lịch sử, tác phẩm văn học như truyện, ký sự, tiểu thuyết,... Đây cũng là một trong các kiểu văn bản thường được sử dụng để giúp cho họ có thể làm quen nhanh chóng với các mặt chữ trong Tiếng Việt.

Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

Ví dụ:

“Tít và Mít là 2 anh em, một hôm bố sai 2 anh em làm việc nhà và hứa đứa nào hoàn thành trước sẽ thưởng cho 1 chiếc ô tô đồ chơi yêu thích. Vậy là cả hai cùng bắt tay vào công việc ngay sau khi bố kết thúc lời nói. Vốn là đứa chăm chỉ, siêng năng nên Tít đã nhanh chóng hoàn hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được giao, còn lại em Mít tính tình lười biếng, ham chơi nên đã hoàn thành sau anh”

Biểu cảm là nhu cầu cần thiết của con người trong cuộc sống, trước mỗi sự việc hiện tượng xảy ra thì họ đều phải thể hiện biểu cảm của mình về chúng, từ đó người xung quanh sẽ dễ dàng nhận ra thái độ của bạn ngay ở thời điểm xảy ra sự việc.

Vì tính thực tế này, biểu cảm đã được đưa vào văn học và trở thành văn bản biểu cảm, nó thể hiện nhu cầu của con người, có thể là biểu lộ tình cảm yêu thích, chán ghét,... tới một hay nhiều người khác. 

Phương thức biểu cảm của loại văn bản này chính là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm hay cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Văn bản biểu cảm

Ví dụ 1: 

“Ngoài kia e có nhớ ta

Trong đây ta nhớ cả đêm lẫn ngày"

Ví dụ 2: 

“Trăng thanh, gió mát đầu đình

Ngồi ôm tâm sự một mình đêm khuya"

Văn bản biểu cảm thường được sử dụng trong trường hợp gửi thư, thăm hỏi, chia buồn, văn tế hay những tác phẩm thơ trữ tình, tuỳ bút,... 

3. Văn bản miêu tả

Miêu tả là kiểu văn bản thường gặp ngay cả trong cuộc sống và văn học Việt Nam. Sử dụng ngôn ngữ làm người nghe, người đọc có thể hình dung rõ ràng về sự vật, hiện tượng mà bạn đang muốn nói tới.

Văn bản miêu tả thường xuất hiện nhiều trong các bài văn viết tả cảnh, tả người, tả sự vật hay các đoạn văn miêu tả trong văn bản tự sự,... Đặc biệt, loại văn bản này được sử dụng rất nhiều trong giáo trình dạy văn cho học sinh lớp 1 ở trường học hay các trung tâm luyện chữ đẹp.

Văn bản miêu tả

Ví dụ 1: 

“Đang trong cơn mơ màng của buổi sớm bình minh, tiếng chim hót ríu ran bên thềm nhà, thêm cả 1, 2 tia nắng nhẹ nhàng lọt qua khe cửa chiếu thẳng vào mắt thì tôi bỗng bừng tỉnh giấc”

Ví dụ 2: 

“Ngoài khơi xa, từng đoàn thuyền nối đuôi nhau cập bến, thời điểm ánh bình minh rực rỡ với những tia nắng đầu tiên chói chang rọi thẳng vào đầu những ngư dân trên thuyền. Zoom ảnh lại gần thì lại thấy khuôn mặt ai nấy có vẻ rạng rỡ như vừa trúng một mẻ cá lớn, nhìn thấy cảnh tượng này lòng tôi bỗng thấy nao nao đến khó tả”

4. Văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận là một trong các thể loại văn học Việt Nam được sử dụng để thể hiện tâm tư, quan điểm của người viết trước 1 sự việc, hiện tượng nào đó. Lúc này người viết sẽ đưa ra các luận điểm, luận cứ và phép lập luận phù hợp để chứng minh cho quan điểm mình vừa nêu là đúng đắn.

Kiểu văn bản nghị luận này thường được sử dụng trong các bài Cáo, hịch, xã luận, kêu gọi hay sách lý luận về vấn đề chính trị, xã hội, văn học,... hay được sử dụng để làm các dạng đề nghị luận xã hội.

Văn bản nghị luận

Ví dụ 1: 

“Để xây dựng một đất nước hùng mạnh thì nhân tố chủ yếu là người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh cần phải ra sức học tập kiến thức văn hoá và rèn luyện thân thể thật tốt, chỉ có học tập và rèn luyện mới có thể giúp các em trở thành người tài giỏi trong tương lai”

Ví dụ 2: 

“Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải có đội ngũ nhân viên chất lượng. Để có đội ngũ nhân viên chất lượng thì ngay từ đầu khâu tuyển dụng phải đảm bảo chặt chẽ, áp dụng đúng các tiêu chí tuyển dụng đã đưa ra đồng thời cần phải huấn luyện trong quá trình làm việc sau này. Chỉ có việc đào tạo mới giúp nhân viên tổng công ty trở thành nguồn lực chất lượng”

5. Văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh được sử dụng để trình bày những thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân hay những kết quả của sự vật, hiện tượng.

Văn bản thuyết minh thường xuất hiện ở trong những bản thuyết minh sản phẩm, hàng hoá; lời giới thiệu di tích, thắng cảnh hay các phương pháp khoa học - tự nhiên;...

Văn bản thuyết minh

Ví dụ:

“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng, tỷ lệ nước ngọt chiếm 3% trên tổng lượng nước trên toàn trái đất. Đã ít ỏi nay lại còn bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp khiến tình trạng này càng đáng báo động. Ở các nước thứ 3, hơn 1 tỷ người đang phải uống nước ô nhiễm, dự tính đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ bị thiếu nước”

6. Văn bản điều hành

Văn bản điều hành hay còn được gọi với cái tên khác đó là văn bản hành chính công vụ. Kiểu văn bản này thường có chức năng trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lý về những ý kiến cá nhân trước cơ quan quản lý. 

Văn bản điều hành được ra đời trên sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước và người dân trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng sẽ đảm bảo quan hệ giữa người với người một cách văn minh và tốt đẹp nhất.

Ví dụ: 

“Điều 5 - Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Văn bản điều hành

Để sử dụng các câu diễn đạt đúng mục đích và có giá trị cao thì cách tốt nhất mà bạn nên làm đó chính là học thuộc 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vừa rồi. Chúng có thể khiến bạn tiến bộ hơn với môn Ngữ văn, đồng thời còn giúp lời nói của bạn có giá trị cao hơn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt được chia sẻ bởi timviec365.vn. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm tiếp nhận những kiến thức này một cách hiệu quả để có thể tìm cho mình phương pháp làm sao để học giỏi văn hơn. Ngoài việc học thì những ai đang theo nghiệp nhà báo, nhà văn cũng rất cần tới sự hỗ trợ liên quan tới kiến thức này. Ghi nhớ và ghim chúng vào trong đầu để công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn nhé.

Tìm hiểu văn bản hành chính mẫu

Văn bản hành chính mẫu có thuộc thể loại văn bản nào trong 6 kiểu văn bản mà chúng ta vừa tìm hiểu hay không? Bản chất của nó là gì và được sử dụng như thế nào? Nếu đây là những thắc mắc của bạn thì hãy tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Văn bản hành chính mẫu

I - Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

1. Văn bản và mục đich giao tiếp

a] Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng [ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, ...] mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em lam thế nào ?

b] Khi muốn biểu đạt tư towngr, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?

c] Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoau hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề [chủ đề] gì ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào [về luật thơ và về ý] ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa ?

d]  Lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?

đ] Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?

e] Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích [kể miệng hay được chép lại], câu đối, thiếp mời dự đám cưới, ... có phải đều là văn bản không ? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:

TTKiểu văn bản, phương thức biểu đạtMục đích giao tiếpVí dụ
1Tự sựTrình bày diễn biến sự việc 
2Miêu tảTái hiện trạng thái sự vật, con người 
3Biểu cảmBày tỏ tình cảm, cảm xúc 
4Nghị luậnNêu ý kiến đánh giá, bàn luận 
5Thuyết minhGiới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp 
6Hành chính - công vụTrình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người 

Bài tập

Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:

- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố;

- Tường thuật  diễn biến trận đấu bóng đá;

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu;

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội;

- Bày tỏ lòng mến yêu môn bóng đá;

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

II - Luyện tập

1. Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào ?

a] Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt dược đầy giỏ, Cám bảo chị :

Chị Tấm ơi, chị Tấm !

Đầu chị lấm

Chị hụp cho sâu

Kẻo về dì mắng.

Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.

[Tấm Cám]

b] Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát. 

[Khuất Quang Thụy, Trong cơn gió lốc]

c] Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

[Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên]

d]

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

[Ca dao]

đ]  Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

[Theo Địa lí 6]

2. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ?

Lời giải:

I - Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 

Câu 1 trang 15 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Văn bản và mục đích giao tiếp

a] Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho người khác biết, em cần phải thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b] Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì phải lập văn bản [nói hoặc viết] có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng cách biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.

c]

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

- Câu ca dao được sáng tác để truyền đạt một tư tưởng, một lời khuyên. Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình. 

- Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần của thể thơ lục bát, và đã biểu đạt trọn vẹn một ý. Vì thế có thể coi câu ca dao này là một văn bản.

d] Lời phát biểu của thầy [cô] hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản, bởi vì đó là một chuỗi lời nói có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc nhằm thực hiện mục đích giao tiếp.

đ] Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân là một dạng văn bản.

e] Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích [kể miệng hay được chép lại], câu đối, thiệp mời dự đám cưới,... đều là văn bản. Ngoài ra, bài tập làm văn [viết hay nói], thư cảm ơn, một bài nói chuyện chuyên đề,... cũng là văn bản.

Câu 2 trang 16 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:

Bài tập

TTTình huống giao tiếpKiểu văn bản và phương thức biểu đạt
1Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phốHành chính - công vụ
2Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đáTự sự
3Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấuMiêu tả
4Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai độiThuyết minh
5Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đáBiểu cảm
6Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều ngườiNghị luận
 


Ghi nhớ : 

- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

 

III - Luyện tập

Câu 1 trang 17 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt:

a] Phương thức biểu đạt tự sự [vì có người, có việc, có diễn biến của việc]

b] Phương thức biểu đạt miêu tả [tả cảnh thiên nhiên: Đêm trăng trên sông]

c] Phương thức biểu đạt nghị luận [bàn luận về điều kiện làm cho đất nước giàu mạnh]

d] Phương thức biểu đạt biểu cảm [thể hiện niềm tự hào của cô gái]

đ] Phương thức biểu đạt thuyết minh [giới thiệu hướng quay của địa cầu]

 

Câu 2 trang 18 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự, vì nó thực hiện chức năng kể sự việc và con người với những lời nói, hành động được trình bày theo một diễn biến mạch lạc.

Video liên quan

Chủ Đề