Nhạc sĩ Hoàng Hiệp sinh năm bao nhiêu?

Mới đây, có dịp gặp nhạc sĩ Hoàng Hiệp, ông cho biết: 57 năm trước, khi ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ, là thời điểm nhạc sĩ đang đi thực tế ở vĩ tuyến 17 và các tỉnh miền trung. Về tới sông Hiền Lương, con sông tuyệt đẹp, mà người Quảng Trị gọi là sông Bến Hải ông đã hỏi kỹ ý nghĩa lịch sử của con sông này. Sau chuyến đi thực tế xa xôi đó không lâu, bài ca nổi tiếng Câu hò bên bờ Hiền Lương được ra đời. Bài ca này lần đầu do nghệ sĩ Văn Hanh thể hiện và đến nay, sau gần 60 năm, vẫn tràn đầy niềm xúc động.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 1-10-1931 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Hơn 60 năm cầm bút sáng tác, nhạc sĩ đi về các vùng đất - con người từng in đậm dấu ấn.  Năm 1957, bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương sáng tác chung với nhạc sĩ Ðằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của Hoàng Hiệp. Kể cả sau này, với vai trò là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ TP Hồ Chí Minh khóa 2, rồi Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Thành phố khóa 3, song với ông, sự nghiệp sáng tác vẫn là tất cả. Việc ghi lại dấu ấn lịch sử của mỗi vùng đất, con người trên mọi miền quê hương, đất nước với ông vẫn là trên hết.

Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội, ông đã đi đến nhiều vùng tuyến lửa, viết hơn 100 bài hát. Nhiều bài trong đó được coi như bản tình ca, ca ngợi cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước oanh liệt của dân tộc như:  Lá đỏ, Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác... Những bài ca của ông đọng lại với đời, ghi dấu ấn sâu sắc là tính nhân bản, lòng nhân ái.

Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp vào sống và sáng tác tại TP Hồ Chí Minh. Ðây là thời kỳ tư duy sáng tác đang độ chín, đa dạng. Ngoài ca khúc, nhạc phim, sân khấu, múa, nói chung là khí nhạc với khoảng hơn 100 tác phẩm, phần ca khúc khác của ông cũng chiếm con số vài ba trăm. Ca khúc giai đoạn này chia làm hai hướng. Hướng kế thừa truyền thống cách mạng 20 năm trước như: Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội, Sao anh không kể, Tổ Quốc mà không có, Ðồng Nội, Khúc thơ tình cho người lính biển, Thành phố tôi yêu, Hoa Hồng, Trở về dòng sông tuổi thơ... Ðó là những bài hát nặng tình quê hương, đất nước và đây là một trong hai đề tài chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Ðất nước và dân tộc luôn là điều nhạc sĩ tâm niệm để có những khúc ca sâu lắng. Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp cho tới nay  có hơn 400 bài hát, ca khúc cách mạng nổi tiếng. Riêng chừng  200 ca khúc được nhạc sĩ sáng tác từ những năm đầu kháng chiến tới ngày giải phóng miền nam là chùm ca khúc được công chúng biết tới nhiều nhất và nhiều người nhớ nhất khi đặt chân tới miền Nam.  Có thể kể đến một loạt các bài hát nổi tiếng thơi đó như: Lá đỏ, Trường Sơn Ðông - Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em... Bài ca nào của Hoàng Hiệp cũng đầy chất thơ, chất nhạc dân tộc; như thấm vào máu thịt, như từ thuở nào, khi ông chưa ra miền Bắc tập kết. Và ông là thế hệ nhạc sĩ đầu tiên được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh [năm 2000].

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, mà tên tuổi gắn liền với các ca khúc nổi tiếng như Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá Đỏ, Nhớ về Hà Nội, và Trở về dòng sông tuổi thơ, mới qua đời tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, trưa ngày 9 tháng Giêng năm 2013, hưởng thọ 81.

Sinh ngày 1/10/1931 tại An Giang, ông tên thật là Lưu Trần Nghiệp. Ông bắt đầu con đường sáng tác âm nhạc từ cuối thập niên 40s nhưng những tác phẩm của ông khi đó còn ít được công chúng biết tới.

Nhạc sĩ Thế Bảo - một người nhạc sĩ cùng thế hệ với ông - kể trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, về bút danh của ông, đó là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông chọn ghép tên một người bạn là Hòa với tên thật của ông là Nghiệp, thành Hoàng Hiệp.

Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và là trong số các nhạc sĩ đầu tiên [khóa hai - năm 1956] của Trường Âm Nhạc Việt Nam [mà bây giờ là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam].

'Nhạc sĩ cách mạng'

"Bất cứ ai sống từ năm 1954 tới 1975 ở miền Bắc người ta đều gọi là nhạc sĩ cách mạng, nhưng ông Hoàng Hiệp là một nhạc sĩ viết nhạc rất tình cảm - gần như cái gì ông xúc cảm thì ông mới viết cho nên các tác phẩm của ông rất chân thành."

Xuất phát từ cảm hứng của một người miền Nam tập kết ra Bắc, năm 1957, ông sáng tác bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương, cùng với nhạc sĩ Đằng Giao và nó được coi là tác phẩm "khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp" của ông.

Một câu chuyện khá thú vị về bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương được nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một người bạn cùng thế hệ và cũng là người đồng hương với nhạc sĩ Hoàng Hiệp kể với BBC Việt ngữ.

"Lúc bấy giờ Hà Nội coi nó là nhạc vàng, ủy mị và không cho phổ biến nhưng bác Hồ mê nó quá, từ đó nó nổi lên luôn," ông Sáng kể. "Ngày đó có những quan điểm kỳ lạ lắm, không thoáng như bây giờ đâu.

"Hồi đó quan niệm khắt khe, trong lúc chiến tranh mà nghe buồn quá thì không có thích. Nhưng rồi Bác Hồ nghe, bác Hồ thích thì bác Hồ khen trong khi có những người khác thì lại chê. Thế khi bác Hồ khen rồi thì lại được. Mà bài đó hay thật," ông Sáng kể tiếp.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp được coi là thuộc thế hệ "các nhạc sĩ cách mạng", tuy nhiên theo nhạc sĩ Thế Bảo thì "bất cứ ai sống từ năm 1954 tới 1975 ở miền Bắc người ta đều gọi là nhạc sĩ cách mạng, nhưng ông Hoàng Hiệp là một nhạc sĩ viết nhạc rất tình cảm. Gần như là cái gì ông xúc cảm thì ông mới viết cho nên các tác phẩm của ông rất chân thành, cho dù viết dưới dạng nào. "

Tâm hồn thơ

Đặc điểm nổi bật của nhạc sĩ Hoàng Hiệp là ông thường phổ nhạc cho thơ và đã sáng tác được rất nhiều bài hát nổi tiếng xuất phát từ những bài thơ của các nhà thơ khác.

"Mặc dù phổ nhạc cho thơ nhưng ông không bị con ngựa của thơ kéo đi mà âm hhạc của ông vẫn làm cho thơ bay bổng, như bài Ngọn đèn đứng gác [thơ Chính Hữu], Lá Đỏ [thơ Nguyễn Đình Thi], Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây [thơ Phạm Tiến Duật]. Ông phổ thơ nhưng luôn tạo được dấu ấn riêng," vẫn theo nhạc sĩ Thế Bảo.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thì gọi ông là "nhạc sĩ nhà thơ mặc dù ông không làm thơ nhưng ông cảm nhận về thơ rất sâu sắc và tinh tế. Cho nên ông đưa nốt nhạc vào thơ thành những bài hát đầy cảm xúc. Và đó chính là tài năng của Hoàng Hiệp" và ông là "một trong những người phổ nhạc cho thơ hay nhất Việt Nam".

"Ông ở Cù Lao Riêng, huyện Chợ mới, An Giang, ở cái chốn sông nước, lúc nào cũng dạt dào sóng vỗ nên tâm hồn thơ của ông cũng dạt dào lắm, vì thế ông đưa nhạc vào thơ rất là ngọt ngào, rung động" nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói .

Trong thời gian 20 năm sống tại Hà Nội, ông đã sáng tác hàng trăm ca khúc. Sau năm 1975, ông trở về Miền Nam và làm việc tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau đó về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, và từng có thời gian làm Tổng thư ký Hội.

Những tác phẩm của ông ở giai đoạn này phải kể tới Trở về dòng sông tuổi thơ, Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, và đặc biệt bài Nhớ về Hà Nội, một trong số ít ỏi những bài hát do chính ông viết lời, xuất phát từ nỗi nhớ thành phố bên sông Hồng nơi ông đã sống hơn 20 năm. Đây cũng là bài hát được nhiều người coi là trong số những bài hát hát hay nhất viết về Hà Nội.

Lãng mạn, trữ tình

Theo nhạc sĩ Hồng Đăng, một người bạn từ 50-60 năm qua với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, thì nhạc của ông "rất lãng mạn, rất tình cảm, và bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe."

Trước ý kiến về nhạc sĩ Hoàng Hiệp là người ít sáng tác lời mà chủ yếu là phổ nhạc cho thơ, nhạc sĩ Hồng Đăng cho biết trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, rằng theo ông "đó chính là sự cộng tác đồng điệu giữa người làm thơ và người sáng tác nhạc."

Nhạc sĩ Thế Bảo thì cho rằng những bài hát ông sáng tác sau năm 1975, từ khi về Sài Gòn, có khác với những bài hát cách mạng của giai đoạn trước.

"Đó là giai đoạn chuyển đổi. Nhiều nhà thơ viết thơ tình nhiều hơn và những bài thơ tình đó mang tính chất cái tôi chứ không còn cái chúng ta nữa do vậy những bài hát do ông phổ nhạc đều rất hay".

Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên bờ Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.

Cho tới nay tổng cộng ông viết khoảng 400 ca khúc, ngoài các sáng tác cho kịch nói, cải lương, phim truyện và phim tài liệu.

Được biết linh cữu của ông được quàn tại nhà tang lễ Thành phố Hồ Chí Minh [25 Lê Quý Đôn] từ 16 giờ ngày 9/1 và sẽ được đưa đi an táng tại Nghĩa trang thành phố vào ngày 11/1/2013.

Nhạc sĩ Hoàng Lan sinh năm bao nhiêu?

Hoàng Lân
Sinh
18 tháng 6, 1942 Thị xã Sơn Tây
Quốc tịch
Việt Nam
Trường lớp
Nhạc viện Hà Nội Viện Sư phạm âm nhạc Zoltán Kodály
Sự nghiệp khoa học
Hoàng Lân – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hoàng_Lânnull

Ca sĩ Hoàng Hiệp quê ở đâu?

Ông sinh ngày 1-10-1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tham gia cách mạng năm 1945 tại quê nhà, thời gian đầu ông ở đoàn tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân đội Văn nghệ Long Châu Hà.

Nhạc sĩ Hoàng Việt quê quán ở đâu?

Hoàng Việt [1927-1967], tên thật là Lê Chí Trực, quê cha làng Long Hưng, xã Bà Rịa, nay thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1945, tham gia Thanh niên Tiền phong. Trong năm đầu kháng chiến chống Pháp, một số bài hát của anh như Biệt đô thành, Chí cả, Tiếng còi trong sương đêm.

Nhạc sĩ Trần Hoàn có tên thật là gì?

Trần Hoàn [1928-2003], quê làng Câu Nhi [nay thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị], ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích. Năm 1935, Trần Hoàn theo học tại trường Quốc Học Huế. Ông bắt đầu nổi tiếng với ca khúc “Sơn nữ ca” viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình.

Chủ Đề