Nhân dân là làm gì với phế liệu chiến tranh

Đến với thôn Tân Hiệp [xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị] một chiều tháng 8, không khí vắng vẻ khác thường. Chỉ lác đác bóng vài em nhỏ và người già.

Đến nhà ông Phạm Văn Phương, trưởng thôn Tân Hiệp, mới vỡ lẽ nguyên nhân của sự vắng lặng này: từ sáng sớm, người trong thôn đã tỏa đi khắp nơi rà phế liệu; tầm 3-4 giờ chiều mới trở về.

Gia đình ông Phương đồng thời cũng là một đầu mối thu mua phế liệu. Cổng nhà ông chiều tối khá đông người xếp hàng, mọi người lần lượt lách qua cánh cổng nhỏ vào cân phế liệu chiến tranh rà được trong ngày: vợ chồng chú Nam: 61 kg sắt, cha con anh Cận: 35 kg, em Huyền: 20 kg…

Con số cân nặng càng lớn, khuôn mặt người càng rạng rỡ. Ông Phương cho biết: “Thôn Tân Hiệp có đến hơn 80% dân làm nghề rà phế liệu. Đây là nghề chính nuôi sống các miệng ăn trong nhà. Nhiều nhà nhờ nghề này mà sắm được tivi, xe máy…

Ông Phương cho biết thêm, số trẻ em của thôn bỏ học để đi rà phế liệu cũng khá lớn. Toàn thôn hiện có 50-60 học sinh trong độ tuổi từ 10-17 bỏ học để theo bố mẹ rà phế liệu. “Dù muốn theo học đến hết cấp 3, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em phải bỏ học theo ba vào rừng đào phế liệu”, em Huyền tâm sự.

Đồ nghề mưu sinh rất đơn giản, chỉ cần một chiếc máy rà sắt giá từ 350-400 nghìn đồng. Anh Nguyễn Văn Cận cho biết: “Tui cùng thằng con trai theo nghề từ 5 năm nay. Sáng 4 giờ đi, chiều chừng 2 giờ là về. Chỉ cần có cái máy rà là đủ, đi nhiều rồi quen”.

Một ngày, ông Phương nhập vào có khi gần 1 tấn phế liệu chiến tranh. Với giá hiện nay, 5.000đ/kg sắt, một người trong một ngày có thể đào được 30 kg, tức là kiếm được chừng 150 nghìn đồng. Đời sống người dân nhờ thế cũng đỡ eo hẹp.

Biết là nguy hiểm nhưng…

2 năm trước, do hiện tượng sụt lún đất nên các hộ dân trong thôn Tân Hiệp mới chuyển vào khu tái định cư mới này. “Vào khu tái định cư, hộ nào cũng được cấp đất. Nhưng đất chỉ trồng được một vụ đậu phụng vào mùa mưa. Còn những mùa khác, do không có thuỷ lợi nên đất khô cằn, không trồng gì được”, một người đi rà phế liệu tên Năm cho biết.

Thế nên cả làng đành chuyển nghề rà phế liệu chiến tranh, gì chứ thứ này ở Quảng Trị không thiếu. Nói về những hiểm hoạ của nghề, nhiều người thừa nhận họ biết điều đó nhưng không làm nghề này thì làm gì để sống bây giờ?

Chú Hùng đang buồn thiu vì hôm nay chỉ đào được 20kg phế liệu, vô tư nói: “Khi đào lên mà thấy bom, đạn chưa nổ thì tụi tui lấp lại”. Hỏi: Chưa kịp lấp mà đạn đã nổ thì sao? Trả lời: “Coi như không may!”.

Không ít người ở thôn Tân Hiệp đã trở thành những phế nhân do đào phải bom mìn, vật liệu nổ chiến tranh còn sót lại. Thậm chí, nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra. Như chị Trần Thị Chìa, chị Trần Thị Gái, chị Mai Thị Thương, chị Nguyễn Thị Thu… đều mất chồng vì phế liệu chiến tranh.

Bà Trần Thị Lé, một người sống lâu năm trong làng, cho biết, mỗi năm thôn Tân Hiệp có chừng 5 đến 6 người bỏ mạng do rà phải bom. Người chết đã đành, đám thanh niên trong làng nhiều người bị cụt tay, chân, mang thương tật suốt đời.

Mới đây nhất, ngày 7/8, ông Nguyễn Anh [trú thị xã Đông Hà] trong khi rà phế liệu đã làm nổ đạn cối khiến 6 người bị thương. Chị Nguyễn Thị Thỉnh, nhìn chồng và 4 đứa con bị thương vì đạn cối mà xót xa: “Gia đình khó khăn, lại không có nghề chi làm nên chồng tui mới đi rà phế liệu. Chứ có ai thích làm nghề nớ mô!”.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền Nguyễn Thanh Trung, chua xót: “Đúng là xã không có chủ trương để người dân tham gia nghề rà phế liệu, nhưng do đời sống của họ rất nghèo khó, chạy ăn từng bữa, nên phải theo nghề này.

Giải quyết công ăn việc làm cho người dân về lâu dài là việc làm ngoài tầm tay của địa phương. Để hạn chế số người tham gia rà phế liệu ở làng Tân Hiệp cũng như các thôn trên địa bàn xã, chúng tôi rất mong muốn cấp trên tạo điều kiện cấp thêm đất sản xuất cho địa phương. Hiện, địa phương rất bí đất sản xuất”.

Việc mua bán, thu gom, tàng trữ… các loại phế liệu, phế phẩm như vũ khí, bom, đạn… luôn tìm ẩn nguy cơ gây mất an toàn đến tính mạng của con người. Nhiều người vì một chút lợi nhuận hay vì mục đích nào đó mà không nghỉ rằng những hành vi đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh minh họa – Internet

Điển hình, cuối năm 2019, tại thôn Đắk Nớ, xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum đã xảy ra vụ nổ đầu đạn làm 09 người bị thương. Được biết, sau khi lên rừng ông A Đăng đã phát hiện 01 đầu đạn pháo 105 ly, nên mang về nhà lấy thuốc nổ và dùng vỏ đầu đạn làm đe phục vụ cho việc rèn cuốc, dao… Tuy nhiên, vì trong đầu đạn vẫn còn thuốc nổ nên khi các nạn nhân đến nhà ông A Đăng ngồi đốt lửa tại vị trí chôn đầu đạn pháo thì đầu đạn bất ngờ phát nổ.

Những hành vi như mua bán, thu gom, đào bới, tìm kiếm, tàng trữ phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 [sửa đổi, bổ sung 2019].

Do đó, nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

*Về xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định; sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép; Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm; Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

*Về truy cứu trách nhiệm hình sự: tùy mức độ vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý trách nhiệm hình sự theo hai tội danh: tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự [Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017] và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ [Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017].

Từ vụ việc như trên, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ. Trường hợp phát hiện bom, mìn, lựu đạn, đầu đạn… cần thông báo cho lực lượng Công an, Quân đội nơi gần nhất để có hướng xử lý kịp thời.

Chủ Đề