Nhân viên kiểm soát không lưu học ngành gì

Có 4 loại hình Kiểm soát viên Không lưu [KSVKL]: KSVKL đường dài, KSVKL tiếp cận, KSVKL tại sân bay, và nhân viên kiểm soát mặt đất. Tại Việt Nam hiện nay dịch vụ điều hành bay được chia làm 04 bộ phận chính do các KSVKL tương ứng đảm nhiệm.: – Bộ phận kiểm soát mặt đất [GCU – Ground Control Unit]; – Đài kiểm soát tại sân bay [TWR – Aerodrome Control Tower]; – Cơ sở kiểm soát tiếp cận [APP – Approach Control Unit]; – Trung tâm kiểm soát đường dài [ACC- Area Control Center] Kiểm soát không lưu là một nghề mang tính Quốc tế cao nên các quy định, tiêu chuẩn công việc được quy chuẩn trên cơ sở quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế [ICAO] và của Việt Nam.

Mô tả công việc:

– Điều hành, hướng dẫn trực tiếp hướng giữ cho máy bay đi đúng hướng và gần với các phi trường, đảm bảo máy bay chỉ bay theo đường đi đã được lên sẵn chương trình, sử dụng rada để chia theo dõi và điều chỉnh hướng đi của máy bay, duy trì thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến điện với phi công trên máy bay, hỗ trợ phi công trong các trường hợp khẩn cấp. Mỗi kiểm soát viên có một phận sự như hạ cánh, tiếp cận, cất cánh, di chuyển trên mặt đất. – Đảm bảo khoảng cách an toàn, ngăn ngừa va chạm hay còn gọi là phân cách giữa các tàu bay, phối hợp các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn khi có vấn đề phát sinh; đảm bảo cho máy bay hạ cánh, tiếp cận, cất cánh, di chuyển trên mặt đất… – Phải luôn theo dõi, nắm rõ lộ trình chuyến bay bắt đầu từ lúc khởi hành cho đến khi hạ cánh để đảm bảo an toàn tuyệt đối [Đảm bảo an toàn bay là ưu tiên hàng đầu]; – Điều hành nhanh chóng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho các chuyến bay an toàn, hiệu quả.

Tiêu chí tuyển dụng:

– Quốc tịch: Là công dân Việt Nam cứ trú tại Việt Nam; Lý lịch rõ ràng- Không tiền án, tiền sự; không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… – Tuổi đời: Từ 10 đến 30 tuổi [tính theo năm]. – Trình độ: + Tốt nghiệp THPT có điểm xét tốt nghiệp từ 6,5 trở lên và có điểm thi môn Toán, Tiếng Anh từ 6 điểm trở lên; Điểm tổng kết môn tiếng Anh tại trương THPT của 3 năm học [tính từ năm theo học bạ] đạt từ 8,0 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng Anh còn hiệu lực như đối với đối tượng đang là sinh viên các trường Cao đẳng, đại học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học. + Đối tượng đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học: Có chứng chỉ tiếng Anh được Quốc tế công nhận giá trị sử dụng còn hạn sử dụng [tính đến thời điểm nhận hồ sơ] gồm các loại chứng chỉ và điểm tiếng Anh cụ thể như sau: IELTS từ 4.5 hoặc chứng chỉ B1 khung Châu Âu hoặc TOEFL ITP 450 hoặc TOEFL PBT 450 hoặc TOEFL CBT 133 hoặc TOEFL IBT 45 hoặc TOEIC từ 500 trở lên hoặc đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh hoặc tốt nghiệp đại học ở nước ngoài mà ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh; + Thông minh, nhanh nhạy và đặc biệt là tính chuyên nghiệp cao. + Có khả năng tập trung cao độ vào công việc, phản xạ nhanh chóng, vững vàng trước áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ [đặc biệt là tiếng Anh]; Khả năng zếp đặt các thứ tự ưu tiên, lên kế hoạch và đưa ra quyết định đúng đắn trong môi trường công việc bận rộn; Kỹ năng vi tính; – Các yêu cầu sức khỏe: + Đối với Nam: Chiều cao ≥ 1m60; Cân nặng ≥ 53kg + Đối với Nữ: Chiều cao cao ≥ 1m54; Cân nặng ≥ 45kg; + Đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe của Kiểm soát viên không lưu quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT ngày 5/11/2012.

Các vị trí nhân viên không lưu:

o Các chuyên gia Không lưu; o Chuyên gia về huấn luyện [Huấn luyện viên không lưu]; o Chuyên gia về an toàn, điều tra sự cố Không lưu. o Chuyên gia thiết kế phương thức bay, thiết kế vùng trời Không lưu; o Các vị trí lãnh đạo tại các Trung tâm Kiểm soát Không lưu, các phòng ban, các đơn vị thuộc Tổng công ty và Cục Hàng không Việt Nam..vv

Chương trình đào tạo, địa điểm, thời gian:

o Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn Kiểm soát viên không lưu ban hành kèm theo Quyết định số 1093/QĐ-CHK ngày 24/05/2019 của Cục trưởng Cục HKVN; o Địa điểm học tại Học viện Hàng không Việt Nam; o Thời gian học: 18 tháng; hệ Cao đẳng/ĐH theo quy định hiện hành Bằng cấp và Chứng chỉ sau khi đạt được: o Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tốt nghiệp chương trình đòa tạo Kiểm soát không lưu cơ bản tại Học viện Hàng không Việt Nam. o Đáp ứng yêu cầu tiếng Anh tương đương ICAO hoặc trình độ tiếng Anh có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.0 trở lên; o Đủ điều kiện sức khỏe; lý lịch chính trị theo quy định

Hình thức tuyển chọn [3 vòng]:

o Vòng 1: Sơ tuyển hồ sơ; o Vòng 2: Kiểm tra năng lực: Kiểm tra tiếng Anh; Kiểm tra khả năng, tố chất nghề KSLK và Phỏng vấn; o Vòng 3: Kiểm tra sức khỏe

Thời gian đào tạo chuyên môn: Từ 03 đến 06 tháng [Tùy hãng tuyển dụng]


[Lưu ý: Quy định của các hãng về tiếng Anh, vòng thi, phần thi khác nhau]

Quay lại Các ngành nghề Hàng Không

Đăng ký Khóa học

Về đầu trang

Một ngày của nữ kiểm soát viên không lưu 9X xinh đẹp

[NLĐO]- Khi khăn gói vào miền Nam học, Trần Hoàng Linh không biết rằng có ngày mình sẽ ngồi trên đài kiểm soát không lưu “đưa đường, chỉ lối” cho các phi công.

  • Đón giao thừa ở đài kiểm soát không lưu

  • "Đột nhập" đài kiểm soát không lưu Nội Bài

Công việc mơ ước

Ngồi tại vị trí cấp phát huấn lệnh máy bay trên đài chỉ huy Trung tâm Kiểm soát tiếp cận tại sân bay Nội Bài, nữ kiểm soát viên không lưu [KSVKL] Trần Hoàng Linh vừa ra huấn lệnh, trao đổi với phi công trên micro bằng tiếng Anh, mắt nhìn màn hình, tay thoăn thoắt ghi lại các thông số cơ bản của chuyến bay vào băng phi diễn.

Nữ kiểm soát viên không lưu Trần Hoàng Linh trong ca trực

Cô gái sinh năm 1990 là một trong những KSVKL trẻ nhất của Trung tâm Kiểm soát tiếp cận Nội Bài. Năm 2008, khi học xong THPT, Linh đã một mình "Nam tiến" thi vào Học viện Hàng không. "Lúc đó em cũng thấy ngành hàng không thú vị nên đã nộp hồ sơ và thi đỗ. Cả lớp chỉ một mình em thi vào ngành hàng không. Khi em khăn gói vào Nam học, mẹ em ủng hộ, còn bố cũng có chút lo lắng vì con gái đi học xa nhà quá. Em phải gọi điện cho ông bà và các bác để làm "công tác tư tưởng" để bố cho đi học"- Linh tâm sự.

Từ nhỏ, Linh đã hay được đi chơi nhà ông bà, các bác ở xa, cô có tính tự lập cao nên bố mẹ cũng yên tâm phần nào.

Linh cho biết thi vào Học viện Hàng không có khối A và khối D. Cô học khóa 1 Khoa Quản lý hoạt động bay của Học viện Hàng không Việt Nam, thời gian học trong 4,5 - 5 năm. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, Linh ở nhà 1 năm, tìm kiếm các cơ hội công việc. Khi biết thông tin Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tuyển nhân viên mặt đất, Linh đã nộp đơn thi và trúng tuyển. Trong quá trình học việc tại đây, qua một số vị trí khác nhau, được tiếp xúc với công việc trên đài chỉ huy Nội Bài, cô thấy yêu thích công việc "thú vị" này. Với mong muốn làm việc trên Đài Kiểm soát không lưu Nội Bài, đến năm 2014, Linh chính thức "bén duyên" với công việc này khi đài kiểm soát không lưu tuyển nhân sự.

Năm 2014, Linh chính thức "bén duyên" với công việc này khi Đài Kiểm soát không lưu Nội Bài tuyển nhân sự

Linh chia sẻ đôi lúc cũng thấy áp lực vì công việc KSVKL có trách nhiệm nặng nề. Một chỉ lệnh của KSVKL phát ra liên quan đến hàng trăm sinh mạng, đến khối tài sản hàng ngàn tỉ đồng. Thời gian đầu mới lên đài kiểm soát không lưu, Linh có khoảng 6 tháng quan sát, xem các anh chị làm việc. Sau khi thi năng định, Linh được vào vị trí, có người kèm, tới khi đã cảm thấy tự tin với công việc mới bắt đầu làm việc độc lập.

Anh Nguyễn Ngọc Quang, Trưởng Trung tâm Kiểm soát tiếp cận tại sân bay Nội Bài, cho biết để có thể ngồi ở vị trí KSVKL, sau khi tốt nghiệp Học viện Hàng không sẽ tiếp tục được huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện đào tạo nghiệp vụ quản lý bay, sau đó đến cơ sở lại được huấn luyện tiếp. Sau khi thi năng định [năng lực thi hành], cấp phép, làm việc có người kèm một thời gian mới có thể làm việc độc lập… Tối thiểu phải mất 5 năm mới có thể làm việc độc lập. Bù lại, thu nhập của KSVKL khá cao và ổn định.

Các KSVKL đều phải thi lấy giấy phép chứng chỉ do Cục Hàng không Việt Nam cấp [phải đạt tiếng Anh mức 4 ICAO: structure, interaction, comprehension, pronunciation, vocabulary, fluency]. Hằng năm, các KSVKL đều được huấn luyện thêm trên 40 đến 80 giờ. Kiểm soát viên bắt buộc phải có hồ sơ đào tạo nâng cao, cập nhật gửi Cục Hàng không Việt Nam thì cục mới cấp giấy phép hành nghề hằng năm, nếu kiểm soát viên chưa đủ năng định sẽ được rút ra đào tạo thêm.

Bình tĩnh và quyết đoán

Công việc ở đài chỉ huy Trung tâm Kiểm soát tiếp cận Nội Bài khá áp lực, yêu cầu độ tập trung cao. Lịch trình làm việc của một nhân viên KSVKL gồm 1 ca ngày, cách 24 tiếng đến 1 ca đêm và sau đó được nghỉ 2 ngày. Có 4 kíp trực thay phiên nhau đảm nhiệm công việc này.

Công việc ở đài chỉ huy Trung tâm Kiểm soát tiếp cận Nội Bài khá áp lực với cả nam và nữ, yêu cầu độ tập trung cao

Nghề KSVKL đòi hỏi sự chuẩn mực khắc nghiệt bậc nhất trong mọi nghề. Với mỗi ca làm việc 12 tiếng, các KSVKL, nam cũng như nữ, sẽ làm liên tục 2 tiếng trên đài chỉ huy, sau đó sẽ được nghỉ 1-2 tiếng tại phòng nghỉ của trung tâm. Tại đây có nơi nghỉ ngơi, phòng giải trí có tivi, bàn uống nước, phòng phụ trợ, phòng ăn, sân bóng chuyền, bể bơi ngoài trời…

Trong công việc, không hiếm những tình huống gây căng thẳng, bất thường, như khi máy bay va phải chim, máy bay bay lại, có một số vấn đề trên máy bay cần trợ giúp an ninh, KSVKL cần tập trung, bình tĩnh và quyết đoán để trợ giúp tổ lái những máy bay đó.

Linh kể vừa qua cô cũng có một trải nghiệm đáng nhớ khi sân bay Nội Bài gặp thời tiết xấu, mưa to, gió giật mạnh, máy bay về nhiều mà không thể hạ cánh, trong khi các máy bay chuẩn bị cất cánh cũng liên tục kiểm tra thông tin về thời tiết, khi nào sẽ đi được, các thông tin khác… Lúc đó, KSVKL đã thông báo đầy đủ thông tin dừng chờ nhưng nhiều tổ bay vẫn nôn nóng muốn đi nên hỏi liên tục, chèn sóng liên tục, có khi không kịp trả lời.

Khi thời tiết xấu, áp lực đối với các KSVKL càng nặng

Khi thời tiết xấu, từ đài chỉ huy khó nhìn ra đường cất hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, việc điều hành tiếp cận tại sân sẽ phải phụ thuộc vào màn hình radar, phải tăng dãn cách giữa các máy bay. Khi lượng máy bay về nhiều mà không đủ điều kiện hạ cánh sẽ có nhiều máy bay phải bay chờ tại các điểm bay chờ phía trên. KSVKL sẽ kiểm tra thông tin thời tiết, tình trạng thời tiết kéo dài bao lâu để thông báo cho các tổ lái thời gian bay chờ. Phi công sẽ tính toán để quyết định bay chờ đợi hạ cánh hay xin phép đài chỉ huy cho chuyển hướng đến sân bay dự bị nếu lượng dầu không đủ để tiếp tục bay chờ.

Linh chia sẻ đến nay, cô có thể tự tin giải quyết công việc khi gặp tình huống thời tiết xấu. Cô cũng mong phi công tuân thủ theo những huấn lệnh của KSVKL và tin tưởng rằng KSVKL sẽ trợ giúp cho phi công tốt nhất trong khả năng có thể.

Kỷ niệm ngày cưới trên đài kiểm soát không lưu

"Bén duyên" với đài kiểm soát không lưu, Linh cũng đã tìm thấy "một nửa" của mình tại đây. Hai vợ chồng cô cùng làm việc tại Đài Kiểm soát không lưu Nội Bài. Tuy nhiên, hai người hiếm khi trực cùng ca vì phải thay phiên nhau ở nhà cùng con nhỏ.

Linh cảm thấy yêu thích và gắn bó với công việc dù có không ít áp lực

Linh chia sẻ khi mang thai và nuôi con nhỏ, cô được lãnh đạo trung tâm tạo điều kiện ưu tiên khi mang thai đến tháng thứ 7 và khi con dưới 1 tuổi sẽ không phải trực đêm.

Mặc dù công việc cũng nhiều áp lực, phải trực đêm, con còn nhỏ, có lúc ốm đau, song Linh cảm thấy yêu thích và gắn bó với công việc. Đặc biệt, vì chồng cô cũng là đồng nghiệp nên hiểu, thông cảm, trợ giúp nhiều với vợ. "Vừa qua, đúng ngày kỷ niệm 2 năm ngày cưới, 2 vợ chồng cùng đi trực"- Linh cười chia sẻ.

Dương Ngọc, Ảnh: Ngô Nhung

Video liên quan

Chủ Đề