Như thế nào là bị trĩ

Trĩ là bệnh phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống người mắc. Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ sớm là điều quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị dễ dàng. Nếu cần tư vấn thêm về điều trị bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Hiện nay, chắc hẳn chúng ta khá quen thuộc với thuật ngữ bệnh trĩ và không ít người thường e ngại hoặc sợ sệt những biến chứng nếu mắc bệnh. Nếu bạn hiểu rõ bệnh và nhận biết sớm triệu chứng bệnh trĩ thì hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa sớm. Chính vì thế hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.


26/02/2022 | Tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh trĩ và cách chữa trị
24/02/2022 | Bạn có biết những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất
24/02/2022 | Có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào?
13/02/2022 | Giải đáp: Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không và những thông tin liên quan

1. Bệnh trĩ là bệnh gì? 

Bệnh trĩ là một trong những bệnh về trực tràng phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ lên đến 35% dân số gặp các triệu chứng bệnh trĩ. Đây là bệnh cấp tính mặc dù không nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phiền toái trong sinh hoạt và có thể mặc cảm, tự ti. 

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng xuất hiện búi trĩ bên trong hoặc bên ngoài hậu môn do sưng viêm tĩnh mạch. Máu đi từ tim đến vùng hậu môn bằng động mạch và đi về lại tim bằng tĩnh mạch. Tình trạng máu không về hết bằng tĩnh mạch gây ứ đọng cùng lúc đó động mạch vẫn dẫn máu xuống hậu mô khiến cho tĩnh mạch căng phồng lên. Thời gian dài khiến cho búi trĩ hình thành sa xuống ống hậu môn.

Trĩ nội thuộc cấp độ trĩ nhẹ xuất hiện từ phía trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội thường xuống hiện bên trong ống hậu môn và không thể quan sát trực tiếp hoặc nhận biết sớm. Để nhận biết trĩ nội chỉ phát hiện khi đi đại tiện ra máu hoặc đến khi búi trĩ phát triển to lên và chạy ra ngoài thành trĩ ngoại.

Trĩ nội là gì?

1.2. Trĩ ngoại

Ngược lại với trĩ nội thì trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài ống hậu môn ngay dưới đường lược. Người bệnh có thể phát hiện trĩ ngoại bằng cách quan sát hoặc sờ vào vùng da ngay hậu môn. Khi xuất hiện trĩ ngoại thì người bệnh sẽ thấy đau rát khi đi tiêu và có ra máu. So với trĩ nội thì trĩ ngoại chịu nhiều tổn thương do tiếp xúc, cọ xát với trang phục hoặc ghế ngồi. 

Trĩ ngoại là gì?

2. Triệu chứng bệnh trĩ bạn cần phát hiện sớm 

  • Đi tiểu có lẫn máu, ra máu nhưng không đau bụng hoặc các triệu chứng hệ tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy. 

  • Cảm giác hậu môn đau, rát khi rặn đi tiêu. Đặc biệt là khi táo bón kéo dài và tình trạng đau rát khi đi tiêu ngày càng tăng hơn.

  • Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn có thể cảm nhận được khi ngồi hoặc đau khi cọ sát với quần áo.

  • Ống hậu môn đau nhức có dấu hiệu sưng tấy và khó đi tiêu.

  • Triệu chứng bệnh trĩ mà nhiều người lầm tưởng giun kim chính là ngứa hậu môn ở giai đoạn đầu của bệnh khi búi trĩ chưa lớn. 

  • Khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa.

Triệu chứng bệnh trĩ bạn cần biết

3. Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng bệnh trĩ

  • Thường xuyên ngồi liên tục nhiều giờ, ít vận động khiến máu không thể vận hành từ hậu môn về tim theo tĩnh mạch.

  • Uống nước ít.

  • Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng tác động đến hệ thống tĩnh mạch.

  • Thiếu rau xanh, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày khiến bị bón lâu ngày dẫn đến táo bón mạn tính.

  • Mắc bệnh béo phì hoặc phụ nữ mang thai hạn chế khả năng trao đổi chất cũng như thường mắc bệnh táo bón.

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn.

  • Thói quen rặn bằng lực mạnh khi đi đại tiện.

  • Có bệnh lý u đường trực tràng, hậu môn, tử cung,…

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

  • Thiếu máu là biến chứng mà hầu hết những bệnh nhân bị trĩ đều gặp do chảy máu khi đi tiêu sẽ tăng lên khi trĩ chuyển nặng hơn. Đối với những bệnh nhân trĩ mạn tính dễ gặp tình trạng này với các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi,…

  • Trĩ sa nghẹt trong tình trạng sưng to, căng đỏ và thò ra ngoài hậu môn. Ở giai đoạn này thường búi trĩ không thể thụt vào trong gây tắc mạch máu. Nếu tình trạng để lâu có thể khiến búi trĩ hoại tử kéo theo biến chứng nhiễm trùng máu. 

  • Tắc mạch hình thành khi mạch máu trong búi trĩ bị ứ trệ dễ tạo ra cục máu đông tại búi trĩ. Khi tắc mạch sẽ khiến bệnh nhân thấy đau hơn và tình trạng chuyển nặng nhanh hơn, dễ gặp biến chứng hoại tử.

5. Phương pháp điều trị bệnh trĩ

5.1. Điều trị tại nhà

  • Bổ sung các loại thực phẩm, trái cây, rau củ quả có nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, cứng, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu hạn chế tắc nghẽn mạch máu.

  • Vệ sinh hoặc ngồi chậu nước ấm ngày 2 - 3 lần trong vòng 15 - 20 phút để vệ sinh hạn chế nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm, lở loét hậu môn.

  • Vận động nhẹ nhàng và không nên mặc trang phục bó sát. Nên mặc quần thoáng mát dễ vận động.

  • Nếu đâu có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà và can thiệp y khoa

5.2. Điều trị can thiệp tại bệnh viện

  • Thắt dây cao su dành cho các bệnh nhân trĩ nhẹ bằng cách thắt dây cao su tại gốc búi trĩ để ngắt mạch máu tại vị trí đó. Sau 1 tuần búi trĩ sẽ tự khô và rụng khỏi hậu môn.

  • Chích xơ là phương pháp làm teo búi trĩ bằng cách sử dụng hóa chất y khoa để làm khô mô trĩ. Búi trĩ sẽ teo dần trong vòng 7 - 10 ngày và tự rụng.

  • Phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng phương pháp longo hiện đại giúp người bệnh giảm triệu chứng đau và rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. 

  • Phẫu thuật cắt trĩ mở là phương pháp cắt trĩ kinh điển thường áp dụng cho những ca trĩ phức tạp và có nhiều biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt. Phương pháp này giúp xử lý sạch sẽ các búi trĩ vì thế sẽ tạo thành vết thương hở tại hậu môn. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cần khoảng 2 - 4 tuần để có thể vận động sinh hoạt bình thường.

6. Những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh trĩ

  • Ăn uống theo chế độ khoa học cân bằng các chất dinh dưỡng cũng như tăng cường chất xơ trong bữa ăn. 

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, rượu bia.

  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ngồi liên tục 30 phút để giúp tăng tuần hoàn máu. 

  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày từ 30 - 40 phút.

  • Khi có dấu hiệu táo bón thời gian dài thì cần kiểm tra để tránh tình trạng trĩ chuyển nặng.

7. Khi có triệu chứng bệnh trĩ nên khám ở đâu?

Bệnh trĩ mặc dù không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng điều trị bệnh trĩ kịp thời là giải pháp tốt nhất để tránh gặp các biến chứng. Chính vì thế, nếu bạn có các triệu chứng bệnh trĩ thì hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được xét nghiệm và điều trị. Và một trong những gợi ý không tồi là sử dụng dịch vụ cắt trĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 26 năm kinh nghiệm xét nghiệm, khám chữa bệnh với các chuyên khoa. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao cùng năng lực xét nghiệm đã được tổ chức y tế công nhận như chứng chỉ cho Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Bên cạnh đó chúng tôi còn là đơn vị y tế đầu tiên đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và nhận được giấy chứng nhận CAP cấp bởi Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Hy vọng những thông tin chia sẻ của chúng tôi đã có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh trĩ. Nếu bạn hoặc người thân đang băn khoăn lo lắng về các triệu chứng bệnh trĩ thì đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Chủ Đề