Hướng dẫn cách khâu vết thương

Chăm sóc sau mổ đóng vai trò vô cùng quan trọng với chất lượng của một vết khâu thẩm mỹ. Thông thường sau khi được xử lý vết thương bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể đối với việc chăm sóc người bệnh. Để đề phòng biến chứng xấu do sẹo gây ra bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thực hiện việc vệ sinh, thay băng vết thương, uống thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ điều trị, tránh để vết thương đã khâu bị dính ướt trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều protein như: Trứng, sữa, thịt, các loại hạt họ đậu, ngũ cốc... Vì Protein tổng hợp thành các chất cần thiết sản sinh ra mô, cơ làm lành vết thương.
  • Ngoài ra người bệnh còn cần bổ sung thêm nhiều các thực phẩm khác như vitamin B12, vitamin C và các chất khoáng như kẽm, selen có nhiều trong các trái cây họ cam, các loại rau có màu xanh sẫm, các loại hạt đậu... Các vi khoáng này này có tác dụng thúc đẩy sự tổng hợp của Protein thành các tài liệu cần thiết để làm lành vết thương.

Loại chỉ khâu vết thương được sử dụng cho các trường hợp cụ, một số có thể được lựa chọn do sở thích của bệnh nhân và sự chỉ định của bác sĩ. Chỉ tự tiêu được sử dụng trong trường hợp không cần chăm sóc, theo dõi vết thương.

Khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:

  • Nhổ răng: sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết thương sau khi nhổ răng chẳng hạn như nhổ răng khôn để các mô nướu được trở lại vị trí ban đầu. Số lượng mũi khâu sẽ dựa trên kích thước của vạt mô và nhu cầu của từng người.
  • Sinh mổ: một số bác sĩ lựa chọn phương án dùng ghim trong khi phần lớn các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ sau sinh. Theo các nhà nghiên cứu, khâu vết mổ cho phụ nữ sau sinh bằng chỉ tự tiêu làm giảm tới hơn 57% các biến chứng có thể xảy ra do vết thương so với những người phụ nữ khâu vết mổ bằng ghim.
  • Cắt bỏ khối u vú: nếu bạn bị ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u, mô xung quanh và có thể là một số hạch bạch huyết.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: có thể sử dụng chỉ tự tiêu để khâu vết thương trong phẫu thuật thay khớp gối. Thường, chỉ tự tiêu sẽ được sử dụng khâu trong để giảm sẹo. Vật liệu của chỉ tự tiêu được dùng trong phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật đầu gối là polydioxanone. Những vết khâu này có thể mất khoảng 6 tháng để chỉ tự tiêu hoàn toàn biến mất.

Sau khi khâu vết thương, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để chăm sóc vết khâu nhanh lành. Chỉ tự tiêu biến mất phụ thuộc vào vết thương của bạn sâu đến đâu, vết thương ở đâu và loại vết khâu đã được sử dụng.

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về việc chăm sóc các mũi khâu:

  • Bạn không nên gãi bởi hành động này có thể ảnh hưởng đến vết khâu
  • Không nên bơi cho đến khi chỉ tự tiêu biến mất
  • Khi vết khâu bị ướt, nên lau khô bằng khăn sạch
  • Tránh va đập ở khu vực vết khâu
  • Luôn giữ vết khâu sạch sẽ để tránh nhiễm trùng

Chỉ tự tiêu có thể tự phá vỡ và biến mất sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện chăm sóc vết khâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo vết thương nhanh lành và tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Nói tóm lại, biết cách chăm sóc vết thương khâu sau mổ là một điều quan trọng góp phần giúp cho cơ thể mau hồi phục bệnh tật. Các quy tắc trình bày trên đây vô cùng đơn giản để mọi người có thể hiểu và áp dụng thuận tiện tại nhà để vệ sinh vết thương cho chính mình hay của người thân cho gia đình.

Vùng vết thương hở to cần phải được khâu lại để chúng mau lành và tránh để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong tế bào biểu bì. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn khâu vết thương cơ bản để bạn có thể nắm được.

Các mũi khâu cơ bản gồm có mũi rời, mũi vắt và khâu nội bì. Ngoài ra còn có mũi khâu xa - gần tùy thuộc vào đặc tính vết thương đặc biệt khác nhau.

Hướng dẫn khâu vết thương theo kiểu mũi rời

Khâu mũi rời

Đây là loại kiểu khâu đi vào bờ mép da khoảng 0,5 cm. Kích thước mũi khâu này hơi to, khoảng 1,5cm tới 2 cm. 

Đặc điểm của loại khâu này là có độ chắc chắn tốt. Sau khi cắt chỉ, bạn cũng thấy việc tháo dỡ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại khác.

Trong trường hợp, vết thương bị tụ máu thì chỉ cần tháo 2 mũi là có thể xử lý lấy dịch được nhanh chóng. Đối với việc vết thương mang huyết thanh cũng vậy, bạn có thể khắc phục được gọn nhẹ mà không cần phải tháo hết chỉ trong khi vết thương còn hở quá nhiều. 

Bên cạnh ưu điểm đó thì nhược điểm của khâu mũi rời là tốn chỉ và rất mất thời gian. Do đó, không phải trường hợp nào, bác sĩ cũng chỉ định áp dụng loại này. Bạn nên hiểu rõ phần hướng dẫn khâu vết thương trên để có thêm kiến thức và tham khảo tư vấn từ bác sĩ để từ đó thấy yên tâm hơn về tình trạng của bản thân.

Hướng dẫn khâu vết thương kiểu mũi vắt

Khâu mũi vắt

Khác với loại mũi rời, khâu vết thương theo mũi vắt sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời. Quá trình thực hiện nhanh gọn hơn rất nhiều so với việc bạn phải làm từng mũi rời. 

Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là kén người làm. Cụ thể, vết thương phải không có tụ máu hay ra dịch mới có thể làm được. Nếu tháo thì bạn phải tháo toàn bộ phần chỉ đã khâu nên khá ảnh hưởng tới việc lành lặn của vết thương. Trước khi áp dụng, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn khâu vết thương loại này như thế nào để bạn có thể hình dung được.

Hướng dẫn khâu theo kiểu nội bì

Khâu nội bì

Đây là một trong số kiểu khâu quá đặc biệt. Đó là 1 đầu chỉ sẽ được đi qua một hạt cườm. Mục đích là để cố định chúng tốt hơn sau các vòng khâu ở trong nội bì và từ đó, vết thương dễ khép kín, mau lành. 

Với loại này, đường sẹo sẽ gần như không có nên không gây mất thẩm mỹ. Do đó, các bác sĩ sẽ thường mô tả hướng dẫn khâu vết thương loại nội bì để mọi người hiểu rõ và khuyên nên áp dụng. 

Chi phí của chúng có thể cao hơn nhưng lại mang tới nhiều ưu thế. Mặc dù thế, với cách khâu này, bạn cần phải chăm sóc vết thương đúng cách nếu không chúng sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài các loại kiểu khâu trên, một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khâu riêng khác nhau như khâu xa gần, khâu đóng dính, …. 

Với những hướng dẫn khâu vết thương trên, hẳn rằng, các bạn đã hiểu rõ hơn về đường khâu của mình. Tuy nhiên, dù áp dụng theo cách nào, bạn đều cần nhớ vệ sinh sau khi khâu thật tốt để chúng mau chóng được lành lặn và không bị nhiễm khuẩn nhé. Y Tế Toàn Phúc - địa chỉ đáng tin cậy về dịch vụ khâu vết thương tại nhà. Bạn không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí đi bệnh viện mà còn được chăm sóc tận tình, chu đáo. Hãy liên hệ theo Hotline 094 345 0115 để được tư vấn, hỗ trợ.

Chủ Đề