Những di tích khảo cổ phù nam cho thấy sự du nhập của

Sau khi nghiên cứu nguồn thư tịch cổ của Trung Hoa gồm cả những ghi chép cá nhân và chính sử, như: Tấn thư, Nam Tề thư, Tùy thư, Tân Đường thư... Paul Pelliot [Pháp] đi đến nhận định: "Nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ VII". Tuy nhiên, theo các thư tịch này, lịch sử hình thành Phù Nam được bao trùm bởi các truyền thuyết và huyền thoại. 

Ngày 3-1-2018, tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm chùa Linh Sơn [thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn - An Giang], thuộc đề án "Nghiên cứu Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa", đại diện Viện Khảo cổ học [Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam] cho biết, sau khi khai quật tại 2 hố với tổng diện tích 285,22m2 đã thu được trên 20.000 di vật của 5 lớp văn hóa thuộc 5 thời kỳ khác nhau phát triển liên tục, kế thừa trên 1 thời điểm từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến thế kỷ thứ XII. Đây được xem như "gạch nối" các thư tịch cổ để khẳng định thêm sự thật lịch sử: Phù Nam - Óc Eo cũng chính là một phần lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Chính xác hơn, Phù Nam chính là Vương quốc cổ của Việt Nam.

Rũ thời gian, đứng dậy sáng lòa

Sau khi nghiên cứu nguồn thư tịch cổ của Trung Hoa gồm cả những ghi chép cá nhân và chính sử, như: Tấn thư, Nam Tề thư, Tùy thư, Tân Đường thư... Paul Pelliot [Pháp] đi đến nhận định: "Nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ VII". Tuy nhiên, theo các thư tịch này, lịch sử hình thành Phù Nam được bao trùm bởi các truyền thuyết và huyền thoại.

Vương quốc này lần đầu được người Trung Hoa ghi chép ở thế kỷ III, bắt đầu từ chuyến thăm của hai vị sứ thần là Khang Thái và Chu Ứng. Theo đó, có một người từ Ấn Độ, Malay hay các vùng biển phía Nam nào đó tên là Hỗn Điền - Kaundinya - được thần báo mộng, nhặt được cây cung ở dưới gốc cây và chỉ hướng đi thuyền lớn ra biển.

Núi Ba Thê, nơi nhà khảo cổ học Louis Malleret [Pháp] tiến hành khai quật vào năm 1944.

Thuyền đến Phù Nam. Nữ hoàng Liễu Diệp cho người ra chống lại, Kaundinya giương cung bắn, tên xuyên qua mạn thuyền. Liễu Diệp sợ, xin hàng. Kaundinya cưới Liễu Diệp và cùng trị vì. Dù câu chuyện đẫm màu huyền thoại, nhưng vẫn hé lộ một tia sáng lịch sử: Vào thời điểm này, Phù Nam có người bản địa sinh sống và tương tác với những người từ bên ngoài.

Phải đến năm 1944, khi nhà khảo cổ học Louis Malleret [Pháp] tiến hành khai quật khu vực gần núi Ba Thê [nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang] mới chính thức được xem là dấu mốc quan trọng về nhận thức đối với Phù Nam.

Sau cuộc khai quật, bắt đầu xuất hiện khái niệm Văn hoá Óc Eo. Các nhà khoa học đi tới nhận định rằng những di vật thuộc Văn hoá Óc Eo là di tích văn hoá vật thể của Vương quốc Phù Nam. Đặc biệt là các cuộc khai quật khảo cổ những thập kỷ gần đây ở Nền Chùa [Kiên Giang], Óc Eo [An Giang], Gò Tháp [Đồng Tháp] và ở cả Campuchia của các nhà khảo cổ học Việt Nam, Campuchia, Mỹ, Pháp… càng khẳng định diện mạo của Phù Nam và các tương tác vùng của nó. Theo đó, Phù Nam phát triển trên địa bàn miền Tây sông Hậu ngày nay và mở rộng sang đến sông Tiền và mở rộng quyền lực hơn nữa ra bên ngoài. Và nổi tiếng với thương cảng Óc Eo...

Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước còn đưa ra nhiều bằng chứng, tư liệu cho thấy: Vào thời cực thịnh, lãnh thổ Phù Nam bao gồm phần lớn bán đảo Trung Ấn, khu vực của Nam Bộ và cả miền Trung, Hạ Lào cùng lưu vực sông Mê Nam và phía Bắc bán đảo Malaysia.

Phù Nam là của Việt Nam

Từ trước đến nay Óc Eo/Phù Nam vẫn còn không ít "lời ra tiếng vào". Có ý kiến cho "mấp mé" rằng Phù Nam là của Chân Lạp cổ. Tuy nhiên, dưới ánh sáng khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất: Tất cả những di tích thuộc Văn hoá Óc Eo khác biệt với Văn hoá Khmer. Nói chính xác hơn, Phù Nam không phải và không thể là giai đoạn đầu của Khmer như một số ý kiến trước đây. Sự hình thành phát triển của hai quốc gia này hoàn toàn khác nhau.

Vì sao có sự lẫn lộn này. Tại Hội thảo "Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích" do Cục Di sản Văn hóa [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] tổ chức tại An Giang vào năm 2009, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra nguyên cớ của vấn đề bắt nguồn từ sự sai sót về tên gọi cũng như cương vực liên quan đến Phù Nam và Chân Lạp.

Điển hình là việc cho rằng Vương quốc Phù Nam [hay Đặc Mục] có kinh đô là Vyadhapura [thành phố của "Những người đi săn", theo tiếng Trung Quốc phiên âm từ tiếng Khmer] nằm quanh vùng đồi Ba Phnom và Banam ở địa phận tỉnh Prây-veng [Campuchia] ngày nay...

Trong khi đó, nhiều nhà khoa học cũng chứng minh một cách thuyết phục rằng, Phù Nam xuất phát từ sự kết hợp giữa Phnom và Bnam, trong đó Phnom là núi và Bnam là tộc người [bắt nguồn từ tiếng Phạn -  được Khmer hóa]. Phù Nam là danh từ riêng chỉ một tộc người tự nhận mình là "Người Núi". Sau khi tham chiếu với những kết quả về khảo cổ và dân tộc học, các nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định: "Cư dân Phù Nam là kết quả của sự "giao thoa" giữ hai bộ lạc Môn cổ và Nam Đảo.

Cụ thể, Môn cổ là bộ lạc người miền núi, tiến dần xuống biển và gặp người biển - Nam Đảo. Người Môn cổ có khả năng chinh chiến và tổ chức xã hội, còn người Nam Đảo thạo khai thác biển và buôn bán. Sự kết hợp mang tính "bổ sung" đã tạo ra nguồn nhân lực đủ sức đưa Phù Nam trở thành Vương quốc hùng mạnh của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ đầu Công nguyên.

Tượng thần Visnu - hiện vật Văn hóa Óc Eo thế kỷ V-VII được công nhận là Bảo vật Quốc gia [Gò Tháp- Đồng Tháp].

Tài liệu từ thư tịch cổ Trung Quốc cũng phân biệt rất rõ Phù Nam với Chân Lạp. "Sử ký" của nhà Tuỳ chép rằng: "Nước Chân Lạp ở phía Tây Nam Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam". Điều này rất khách quan cho thấy Chân Lạp là một quốc gia xuất hiện ở vùng trung lưu sông Mê Kông, tức khu vực gần Biển Hồ ngày nay, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Còn Phù Nam là một quốc gia ven biển có truyền thống hàng hải và mua bán. Nhiều sử liệu cổ còn ghi nhận, vào thời kỳ cường thịnh của mình, Phù Nam được nhiều thuộc quốc hoặc chư hầu, trong đó có Chân Lạp đã đến thần phục. Tất cả như minh chứng hùng hồn: Phù Nam là Phù Nam, Chân Lạp là Chân Lạp.

Đến thế kỷ thứ VII, do nhiều nguyên nhân, Phù Nam dần suy yếu và bị Chân Lạp chinh phục. Sau đó đến lượt Chân Lạp "mất đoàn kết nội bộ", phân thành Thủy Chân Lạp [ở phía Nam] và Lục Chân Lạp [ở phía Bắc]. Vùng đất Phù Nam mới bồi, còn ngập nước và sình lầy, trong khi đó người Khmer với số dân ít ỏi chưa thể tổ chức khai thác vùng đất này trên quy mô lớn. Vì vậy sau mấy thế kỷ thuộc Chân Lạp, vùng đất Phù Nam vẫn đầy hoang vu.

Trong "Chân Lạp phong thổ ký" - thế kỷ XIII - Châu Đạt Quan [Trung Hoa] đã ghi nhận vùng đất Nam Bộ ngày ấy đầy những "bụi rậm, tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi…". Vì vậy, theo chính sử, năm 1620 khi cưới con gái Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vua Chân Lạp dễ dàng đồng ý cho người Việt mở rộng địa bàn khai phá vùng Thủy Chân Lạp.

Trên cơ sở những đơn vị tụ cư đã trù mật, Chúa Nguyễn đã cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý rồi cho lập ra phủ Gia Định, chính thức xác lập quyền lực của mình tại vùng trung tâm của Nam Bộ ngày nay, vùng đất mà trên thực tế Chân Lạp chưa bao giờ thực thi một cách đầy đủ chủ quyền. Đến năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long [tương đương với vùng  đất giữa sông Tiền và sông Hậu ngày nay] cho Chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Ngay sau khi tiếp thu, đất Tầm Phong Long được lập thành 3 đạo: Đông Khẩu đạo [nay là Sa Đéc], Tân Châu đạo [nay là Tân Châu], Châu Đốc đạo [nay là Châu Đốc] đặt dưới sự quản lý của Dinh Long Hồ [lập năm 1732].

Như vậy, rất rõ ràng và thuyết phục rằng: "Phù Nam là của Việt Nam". Điều này không chỉ giúp hiểu đúng quá khứ mà quan trọng hơn là thể hiện lòng tôn trọng di sản, lãnh thổ, biên giới mà tiền nhân đã đổ biết bao công sức gầy dựng.

Ngày 14-9-2012 và 26-12-2012, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Óc Eo-Ba Thê [An Giang] và Gò Tháp [Đồng Tháp] - hai địa điểm được phát hiện có nhiều di tích của nền Văn hóa Óc Eo/Phù Nam - là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng để triển khai công tác bảo tồn, nghiên cứu chuyên sâu và phát huy giá trị xứng đáng với tầm vóc Vương quốc cổ xưa của Việt Nam. Mà việc thực thi nhiều đợt khai quật và công bố kết quả gần đây tại nhiều địa phương vùng Nam Bộ là minh chứng.

Lâm Điền

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.


Bản đồ không gian Phù Nam [Miriam Stark, 2006].

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam.

Các huyền thoại về Phù Nam

Sau hơn nghìn năm bị “lãng quên”, người đầu tiên đưa Phù Nam trở lại là học giả Pháp Paul Pelliot [1903: Le Fou-Nan, BEFEO]. Ông sử dụng tư liệu Trung Hoa để phác họa lịch sử vương quốc mà ông cho là bắt đầu từ thế kỷ I CN đến khoảng thế kỷ VI-VII CN. Những nghiên cứu sau đó sẽ khảo sát khía cạnh ngôn ngữ học, dân tộc học, khảo cổ học, văn bia… để tìm kiếm phác thảo chi tiết về vương quốc bí ẩn này. Tiếp sau khảo cứu của George Coedès [1944], cuộc khai quật của L.Malleret ở Óc Eo là dấu mốc quan trọng về nhận thức đối với Phù Nam. Các cuộc khai quật khảo cổ quy mô những thập kỷ gần đây ở Việt Nam, từ Nền Chùa [Kiên Giang], Óc Eo [An Giang], Gò Tháp [Đồng Tháp], Đá Nổi [An Giang], Cây Gáo [Đồng Nai], Lưu Cừ [Trà Vinh], Bình Tả- Gò Xoài [Long An], Gò Thành [Tiền Giang], Phụng Sơn Tự-Chùa Gò [TP.HCM], đến Cát Tiên; và ở Campuchia bởi các nhà khảo cổ học Campuchia, Mỹ, Pháp… như dự án Khảo cổ hạ lưu Mekong- LOMAP của ĐH Hawaii và bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia, đã gia tăng đáng kể hiểu biết của chúng ta về diện mạo của Phù Nam và các tương tác vùng của nó.

Lịch sử hình thành Phù Nam được trùm phủ bởi các truyền thuyết và huyền thoại. Huyền thoại này được ghi vào bi ký và phản ánh gần như nhau trong các sách cổ Trung Hoa như Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư. Theo đó, thực thể này lần đầu tiên được người Trung Hoa ghi chép ở thế kỷ III, bắt đầu từ chuyến thăm của hai vị sứ thần là Khang Thái và Chu Ứng tới vương quốc họ gọi là Phù Nam. Rằng có một người từ Ấn Độ, Malay hay các vùng biển phía Nam nào đó tên là Hỗn Điền – Kaundinya được thần báo mộng, nhặt được cây cung ở dưới gốc cây và chỉ hướng đi thuyền lớn ra biển. Thuyền đến biển Phù Nam, dưới sự cai trị của một nữ hoàng là Liễu Diệp. Liễu Diệp cho người ra chống lại, Kaundinya giương cung bắn, tên xuyên qua mạn thuyền, Liễu Diệp sợ, xin hàng. Kaundinya cưới Liễu Diệp và cùng trị vì. Bia Champa Mỹ Sơn 3 [năm 658] kể một câu chuyện tương tự, nhưng nhuốm màu sắc huyền thoại hơn, thần thánh hóa ảnh hưởng của Hindu giáo với các tước hiệu, tên các vị thần và dòng dõi các tộc cổ xưa có liên hệ với châu thổ sông Hằng.


a: Hình thần Vishnu trên mảnh vàng, di chỉ Gò Tháp; b: Hình thần khắc trên mảnh vàng, Cát Tiên. [ảnh: Nguyễn Tiến Đông]; [Lê Thị Liên, 2011]. 

Như vậy, dù câu chuyện về sự lập nước diễn ra như thế nào đi nữa, diễn ngôn của nó phản ánh sự tương tác giữa những người bản địa với những người từ bên ngoài [Ấn Độ], mang theo các yếu tố mà trong nhiều thập kỷ, học giả phương Tây gọi là nhân tố “Ấn Độ hóa” như tôn giáo, thiết chế chính trị, nghệ thuật, luật pháp… Còn Liễu Diệp, vị nữ hoàng bản địa có lẽ là thủ lĩnh của một bộ lạc mà sử Trung Hoa mô tả là “còn trần truồng” [Lương Ninh 2006]. Tuy vậy, chắc chắn các nhóm bản địa đã đóng vai trò năng động trong quá trình hình thành nên thực thể chính trị này, chứ không đơn thuần là kết quả của quá trình tương tác ngoại lai. Sự kết hợp này do đó mở đầu cho vương triều Phù Nam, vương quốc mà ngay cả phổ hệ của những người đứng đầu vẫn còn là một thách thức đối với các sử gia.

Hình thần Vishnu trên mảnh vàng, di tích Đá Nổi [ảnh Lê Xuân Diệm]. [Lê Thị Liên, 2011]

Khung cảnh của Phù Nam

Lịch sử của Phù Nam có lẽ nên được kể từ 5000-7000 năm trước. Bắt đầu với cuộc di cư của các cư dân nói tiếng Nam Đảo [Austronesians] từ đảo Đài Loan xuống Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Họ mang theo lúa nước, lợn, dừa, khoai mỡ, và kỹ nghệ làm gốm, đóng tàu… qua các hòn đảo, duyên hải trên Biển Đông [Peter Bellwood 2006, 2007, 2014, 2017; Solheim 2007]. Cuộc du hành này là một trong những hiện tượng kỳ vĩ của nhân loại, đưa Austronesians thành nhóm ngôn ngữ trải rộng nhất trong lịch sử thời tiền hiện đại, băng qua 1/3 địa cầu, kết nối hàng chục nghìn hòn đảo trải dài từ Nhật Bản đến đảo Madagascar và quần đảo Tây Thái Bình Dương.

Bản đồ vùng phân bố của dân nói ngôn ngữ Austronesia [Nam Đảo], Peter Bellwood, 1997.

Một trong các nhóm này được cho là đã cập bến vùng duyên hải miền Trung và Nam Việt Nam từ đảo Borneo và quần đảo Philippines [Peter Bellwood 2017]. Điều này đã được chứng thực không chỉ qua bằng chứng ngôn ngữ học [Leonard Andaya 2008], mà còn phản ánh qua đường phân bố của nhiều loại hiện vật khảo cổ. Một trong số đó chính là dải phân bố của các vật phẩm ngọc bích, đặc biệt là khuyên tai hai đầu thú từ Đài Loan tới văn hóa Sa Huỳnh, quần đảo Philippines, hạ lưu Mekong và phía Bắc bản đảo Malay.


Vùng phân bố các vật phẩm ngọc bích từ Đài Loan trong vùng Đông Nam Á [Hsiao-Chun Hung, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Berenice Bellina, et al., 2007].

Huyền thoại Phù Nam mang theo những câu hỏi lớn từ tộc người, thể chế chính trị, quan hệ lãnh thổ, phạm vi địa lý, kinh đô, trạng thái kinh tế, và tương tác khu vực. Mỗi khía cạnh của nó đều chứa đựng những diễn dịch lịch sử có tác động trực tiếp đến nhận thức về quá khứ của một vùng đất rộng lớn từ phía Nam biển Hồ xuống hạ lưu Mekong và một phần của Tây Nguyên. Điều càng có ý nghĩa là vùng đất này ngày nay nằm trên hai quốc gia khác nhau: Việt Nam và Campuchia.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học [Hsiao-Chun Hung, Yoshiyuki Iizuka, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Bérénice Bellina, et al] đăng trên PNAS [2007] cũng chỉ ra phần lớn các vật phẩm này khá tương đồng trên nhiều phương diện và được làm cùng thời [500 TCN-500 SCN]. Điều đó có nghĩa là dải đất và duyên hải kéo dài hơn 3,000 km xung quanh biển Đông đã được kết nối trong những tương tác sôi động ở các thế kỷ tiếp giáp CN. Đó là cơ sở của Óc Eo và Phù Nam.


a. Các vật phẩm ngọc bích: A-Gò Mả Vôi [văn hóa Sa Huỳnh] và các di chỉ ở Phillipines và Đài Loan. [Hsiao-Chun Hung, Peter Bellwood, Kim Dung Nguyen, Berenice Bellina, et al., 2007] b. Khuyên tai hai đầu thú và vật phẩm đá quý và thủy tinh từ văn hóa Sa Huỳnh [Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002] c. Khuyên tai hai đầu thú trên thái dương một di cốt tại di chỉ Giồng Cá Vồ [Cần Giờ]

[Vũ Đức Liêm, Triển lãm khảo cổ học Việt Nam tại bảo tàng Khảo cổ học Herne, Đức].

Khi các nhóm cư dân này bước vào thời kỳ kim khí, nhiều khu định cư đã được xác lập nơi ngày nay là các di chỉ khảo cổ lớn như Nền Chùa [Kiên Giang], Óc Eo [An Giang], Gò Tháp [Đồng Tháp], Đá Nổi [An Giang], Cây Gáo [Đồng Nai], Lưu Cừ [Trà Vinh], Bình Tả- Gò Xoài [Long An], Gò Thành [Tiền Giang], Giồng Cá Vồ, Chùa Gò [TP.HCM], kéo dài lên Cát Tiên ở phía Bắc, khu vực Angkor Borei ở phía Đông, cách Châu Đốc khoảng 50 km. Những trung tâm định cư và hình thái tổ chức xã hội phức tạp này sau đó tiếp xúc với thiết chế chính trị và tư tưởng tôn giáo từ Ấn Độ trong các thế kỷ tiếp giáp công nguyên để từng bước hình thành nên cấu trúc chính trị Phù Nam.

Một vương quốc, một đế quốc, một mandala, một “bá quyền” hay…

Chúng ta biết gì về cấu trúc chính trị và lãnh thổ của Phù Nam? Người Trung Hoa gọi nó là “quốc” [vương quốc, nước] đơn giản vì trong thế giới quan của họ, “quốc” phản ánh tất cả các hình thái tập trung quyền lực xã hội. Đương nhiên người đứng đầu “quốc” sẽ là vương [vua], cũng như người Ấn gọi tất cả những người nắm quyền khác là Raja. Nhưng đó là cách bên ngoài nhìn Phù Nam. Tư liệu Trung Hoa thậm chí còn cung cấp một bảng phổ hệ không đầy đủ về các vương triều Phù Nam. Một vài tấm bia ở vùng hạ lưu Mekong cũng nhắc đến vị hoàng tử hay nhà vua nào đó.

Ngay từ đầu các học giả đã gọi nó là một vương quốc, hay thậm chí là “đế quốc” vì sử nhà Đường nói rằng Chân Lạp [nhà nước sơ kỳ của người Khmer ở phía Bắc] từng lệ thuộc Phù Nam. Những người khác thì gọi nó là nhà nước Ấn Độ hóa, nhà nước sơ kỳ đầu tiên ở Đông Nam Á, hay một “bá quyền” [hegemony, Kenneth R. Hall] cho đến khi Oliver W. Wolters, sử gia ở ĐH Cornell [Mỹ], đề xuất gọi những thể chế sơ kỳ trong khu vực là mandala [1982, 1999]. Mandala là khái niệm từ tiếng Sanskrit mà Wolters dùng để chỉ tình trạng chính trị riêng biệt và thường không bền vững, trên phạm vi địa lý xác định một cách mơ hồ, không có biên giới định rõ. Trong hệ thống này, các trung tâm nhỏ có nhu cầu tìm kiếm sự bảo trợ và liên minh chính trị ở khắp nơi. Vì thế, mỗi mandala gồm có tôn chủ và các tiểu thủ lĩnh phụ thuộc; trong khi chỉ có tôn chủ mới được quyền nhận cống nạp và thần phục thì các nhóm lệ thuộc luôn tìm cách tạo lập một hệ thống mandala của riêng mình khi có điều kiện. Điều này xuất phát từ đâu? Wolters giải thích đó là do điều kiện tự nhiên phân tán, chia cắt bởi thung lũng, rừng rậm, đầm lầy, dân cư thưa thớt và các quan hệ quyền lực lỏng lẻo.


Bản đồ phân bố các di chỉ Đá Nổi, Gò Tháp, Cát Tiên [Lê Thị Liên 2011].

Dù nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhà khảo cổ và sử gia về giai đoạn sơ sử Đông Nam Á, quan điểm này vẫn còn là vấn đề tranh luận ở Việt Nam. GS. Lương Ninh không tán đồng với quan điểm cho Phù Nam là một mandala, ít nhất là ở giai đoạn mà ông gọi là thời kỳ “đế quốc” [thế kỷ III – VI CN]. Ông cho ở giai đoạn sơ kỳ, có thể tổ chức bộ máy Phù Nam còn lỏng lẻo, phân tán, chưa ổn định, nhưng sau đó, chính quyền được củng cố lại như một quy luật lịch sử [2009: 68-69].


Bản đồ kênh cổ kết nối các trung tâm của Phù Nam. Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002.

Cuối cùng, điều mà chúng ta biết được là Phù Nam tồn tại dựa trên các trung tâm chính trị và thương mại như Angkor Borei và Óc Eo. Những trung tâm này kiểm soát, kết nối hệ thống các khu đô thị/ định cư cổ phân bố cả hai bên đường biên giới Việt Nam-Campuchia. Nền chính trị, ý niệm quyền lực, nghi lễ tôn giáo của nó gắn bó chặt chẽ với sự thực hành chính trị và tư tưởng quyền lực Ấn Độ. Họ xây dựng các kênh đào, có các trung tâm sản xuất thủ công như đồ gốm và chế tác đồ trang sức, cũng như một mạng lưới các trung tâm tôn giáo phức tạp. Phạm vi “lãnh thổ” Phù Nam có thể được phác thảo thông qua mạng lưới này. Bản đồ phân bố các di chỉ khảo cổ hạ lưu sông Mekong [Lê Thị Liên 2011] và bản đồ các con kênh cổ kết nối các di chỉ quan trọng của Phù Nam dưới đây [Charles Higham 2002] gợi ý về cấu trúc lãnh thổ và tương tác khu vực của thể chế này.
[Xem tiếp kỳ sau] ———-

Tham khảo


Charles Higham. 2002. Early Cultures of Mainland Southeast Asia. Oxford University Press
Ian Glover. 1989. Early trade between India and Southeast Asia : A link in a world trading system, Center for Southeast Asian Studies. University of Hull.
Ian Glover and Peter Bellwood. 2004 Southeast Asia from Prehistory to History. Routledge Curzon.
James C. M. Khoo. 2000. Art & Archaeology of Fu Nan: Pre-Khmer Kingdom of the Lower Mekong Valley. Bangkok: Orchid Press, Bangkok
Lê Thị Liên. 2006. Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. HN: Nxb Thế giới
Lê Thị Liên. 2011. Hindu Deities in Southern Vietnam: Images on small archaeological artifacts, in Early Interactions Between South and Southeast Asia, eds., Pierre-Yves Manguin, ‎A. Mani, ‎Geoff Wade, Singapore: ISEAS.
Lương Ninh. 2009. Nước Phù Nam. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Oliver W. Wolter. 1999.  History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives. Southeast Asian Program Publications No. 26, Cornell University, Ithaca, New York, 1999
Paul Wheatley.1983. Nagara and Commandry. Origins of Southeast Asian Urban Traditions [Chicago:UC, Dept. of Geography, Research Papers Nos. 207-208, 1983] Peter Bellwood. 2017. First Islanders: Prehistory and Human Migration in Island Southeast As. Wiley Blackwell.

Phan Huy Lê. Qua di tích Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam. Nghiên cứu Lịch sử, 11/2007


Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 1998. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ. Thành Phố Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề