Những định luật của Menđen có the áp dụng trên các loài sinh vật khác được không vì sao

Answers [ ]

  1. Đáp án:

    Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật tuy ông thí nghiệm trên cây đậu hà lan nhưng những những định lật đó vẫn đúng so với những loài cây khác, vẫn có sự ổng định trên về định luật theo từng loài sinh vật.

  2. Đáp án: những định luật của meden có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác nhau. Vì ngoài tiến hành thí nghiệm trên đậu hà lan ông còn thí nghiệm trên nhiều loài đối tượng khác nhau. Và kết quả thu được đều cho thấy ổn định ở nhiều loài khác nhau. Menden đã dùng thống kê toán học để khái quát lại định luật

Hệ thống câu hỏi nâng cao ôn thi chuyên sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [516.69 KB, 29 trang ]

Hệ thống câu hỏi nâng cao
Chương I. Các thí nghiệm của menden
Câu 1. Tại sao nói: Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản?
Trả lời:
Di truyền và Biến dị là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh
sản được giải thích trên cơ sở:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các
thế hệ con cháu, thế hệ con sinh ra giống bố mẹ và giống nhau về nhiều chi tiết.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi
tiết bởi xảy ra Biến dị tổ hợp hay Đột biến trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh.

Hiện tượng Di truyền và Biến dị luôn gắn kết với quá trình sinh sản. Phải có sinh sản mới có Di truyền,
Biến dị. Vì vậy, Di truyền và Biến dị l à hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
Câu 2. Vì sao Men-đen lại chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm?Tại sao Men-đen lại chọn các cặp tính trạng
tương phản khi thực hiện các phép lai?
Trả lời:
a. Men-đen chọn đậu Hà Lan để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như:
- Là cây ngắn ngày, khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát.
b. Men-đen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai để theo dõi những biểu hiện của
tính trạng và thuận lợi cho việc quan sát , theo dõi sự Di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 3. Vì sao Men-đen lại thành công trong công trình nghiên cứu của mình?
Trả lời:
Men-đen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì:
- Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Men-đen đã tiến hành trên nhiều đối
tượng khác nhau như chuột bạch, bắp [ngô], đậu Hà Lan, nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó
có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn
nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát.
- Men-đen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm
với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền.
Câu 4. Nêu tên phương pháp nghiên cứu và kết quả của công trình nghiên cứu Di truyển của Men-đen?


Trả lời:
- Phương pháp nghiên cứu di truyền:
+ Phương pháp Phân tích các thế hệ lai.
+ Phương pháp Lai phân tích.
- Kết quả: Men-đen đã tìm ra 2 quy luật Di truyền:
+ Quy luật Phân ly [Quy luật Phân ly đồng đều].
+ Quy luật Phân ly độc lập [PLĐL].
Câu 5. Cho ví dụ về một số thuật ngữ sau: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, alen?Nêu ví dụ về tính trạng
trội - tính trạng lặn ở sinh vật?
Trả lời:
a. - Tính trạng: tóc xoăn, môi dày, …
+ Hình thái: thân cao, quả tròn, quả bầu dục, …
+ Cấu tạo: hoa đơn, hoa kép ; vị trí hoa ở ngọn, ở thân ; …
+ Sinh lý: lúa chín sớm, chín muộn ; sức sinh sản, sức lớn ; …
- Cặp tính trạng tương phản: tóc xoăn - tóc thẳng, hạt trơn - hạt nhăn, …
- Alen: trong kiểu gen Aa có 2 alen là A và a, trong đó alen A quy định tính trạng trội, còn alen a quy
định tính trạng lặn.
b. Ví dụ:
- Da đen là tính trạng trội, da trắng là tính trạng lặn.
- Môi dày là tính trạng trội, môi mỏng là tính trạng lặn
Câu 6. Trình bày khái niệm, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học?
Trả lời:
- Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và
Biến dị thiên về lĩnh vực bản chất và tính chất của Di truyền học. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ sở vật
chất, cơ chế di truyền của hai hiện tượng Di truyền và Biến dị.
- Nội dung của Di truyền học nghiên cứu:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng Di truyền.
+ Các quy luật Di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật Biến dị.
+ ảnh hưởng của Di truyền và Biến dị đến đời sống sinh vật.

- ý nghĩa của Di truyền học: Di truyền học đã trở thành cơ sở lý thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò to
lớn đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại, …
Câu 7. Phép lai một cặp tính trạng là gì? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai một cặp tính trạng của mình
nh
ư
thế nào?
Trả lời:
- Phép lai một cặp tính trạng: là phép lai giữa hai bố mẹ khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
- Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì:
+ F1 đồng tính về tính trạng của một bên [bố hoặc mẹ] và đó là tính trạng trội.
+ F2 phân tính tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Câu 8. Nếu cơ thể bố mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly còn đúng hay không? Nếu thế hệ
con lai đồng tính thì khẳng định rằng Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng đúng hay sai????
Trả lời:
Trả lời:
a. Nếu cơ thể bố, mẹ đem lai không thuần chủng thì Quy luật phân ly vẫn đúng, vì quy luật chỉ nói đến sự
phân ly đồng đều của các Nhân tố di truyền [gen] trong quá trình Phát sinh giao tử. Nếu cơ thể bố, mẹ dị
hợp thì các Nhân tố di truyền [gen] vẫn phân ly đồng đều về các Giao tử.
b. Nếu thế hệ con lai đồng tính thì không thể khẳng định Cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng vì có trường
hợp như sau:
P: AA x Aa
GP: A A ; a
F1:TLKG: 1 AA : 1 Aa
TLKH: 100% A_
Câu 9. Nêu cách tiến hành Phép lai phân tích?
Trả lời:
- Cho cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp lai với cá thể mang tính
trạng lặn tương ứng.
- Theo dõi kết quả của phép lai:
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần

chủng có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không
thuần chủng có kiểu gen dị hợp.
VD: Pa: AA x aa
Fa: 100% Aa [đồng tính]
Pa: Aa x aa
Fa: 50% Aa : 50% aa [phân tính]
Câu 10. Phân biệt những điểm cơ bản trong 2 ph
ƣ
ơng pháp nghiên cứu Di truyền của Men-đen?
Trả lời:
Men-đen đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu di truyền: phương pháp Phân tích các thể hệ lai và phương
pháp Lai phân tích.
Cơ sở Phân tích các thế hệ lai Lai phân tích
Nội dung - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một
hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng
tương phản, rồi theo dõi sự di truyền
riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên
con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số
liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di
truyền các tính trạng.
- Lai giữa cơ thể mang tính trạng trội
cần xác định kiểu gen với cơ thể
mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu
kết quả của phép lai là đồng tính thì
cơ thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp. Nếu kết quả của phép
lai là phân tính thì cơ thể mang tính
trạng trội có kiểu gen dị hợp.

Thế hệ - Thí nghiệm được thực hiện qua nhiều
thế hệ.
- Thông thường, thí nghiệm chỉ thực hiện
ở 1 thế hệ.
Mục đích - Rút ra 2 quy luật Di truyền:
+ Quy luật Phân ly.
- Xác định kiểu gen của cơ thể mang
tính trạng trội
+ Quy luât PLĐL - Xác định độ thuần chủng của giống
.Câu 11. Ngoài cách sử dụng Phép lai phân tích để xác định thể đồng hợp hay dị hợp cho cá thể mang
tính trạng trội thì còn có thể sử dụng phương pháp nào khác nữa không? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
Ngoài việc sử dụng Phép lai phân , người ta có thể cho tự thụ phấn ở cây lưỡng tính.
- Cho cơ thể [cây lưỡng tính] mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là đồng hợp
hay dị hợp tự thụ phấn.
- Theo dõi kết quả phép lai:
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội thuần
chủng có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội không
thuần chủng có kiểu gen dị hợp.
VD:
• P: AA x AA
F1: 100% AA [đồng tính]
• P: Aa x Aa
F1: 75% A_ : 25% aa [phân tính]
Câu 12. Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng là gì? Nêu bản chất? Men-đen đã nhận xét thí nghiệm lai hai
cặp tính trạng của mình như thế nào?
Trả lời:
- Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng: là phép lai giữa 2 hay nhiều bố mẹ khác
nhau bởi 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản.

- Bản chất: là tập hợp nhiều phép lai một cặp tính trạng.
VD: AaBbDd x aaBbDD = [Aa x aa][Bb xBb][Ddx DD]
- Men-đen đã nhận xét: Khi cho lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di
truyền độc lập với nhau thì:
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng.
+ F2có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Câu 13.a. Nêu những nguyên nhân cũng như cơ chế làm xuất hiện Biến dị tổ hợp trong Giảm phân và Thụ
tinh?
b. Biến dị tổ hợp xuất hiện ở những loài có hình thức sinh sản nào? Giải thích?
c.Tại sao Biến dị tổ hợp lại di truyền được?
d.Giải thích vì sao Biến dị tổ hợp lại có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa?
Trả lời:
a.
- Trong Giảm phân:
+ Do sự trao đổi chéo [trao đổi đoạn] giữa hai crômatit khác nhau trong cặp
NST kép tương đồng ở kì đầu Giảm phân I.
+ Do sự PLĐL - THTD của các cặp NST kép tương đồng [không tách tâm
động] ở kì sau Giảm phân I.
+ Do sự phân ly đồng đều của các NST đơn ở kì sau Giảm phân II.
- Trong thụ tinh: Do các giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST tổ hợp ngẫu nhiên
với nhau tạo ra các hợp tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc.
b. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính vàđược giải thích trên
cơ sở:
- Do nguyên nhân cũng như cơ chế của loại Biến dị này trong quá trình Giảm
phân và Thụ tinh [như trên].
- Trong cơ thể của sinh vật, số lượng gen rất nhiều, phần lớn các gen đều ở trạng
thái dị hợp. Do đó, trong quá trình Phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử [nếu cón cặp gen PLĐL -
THTD sẽ tạo ra 2n loại giao tử]. Trong quá trình Thụ tinh, các loại giao tử đó tổ hợp ngẫu nhiên với nhau
tạo ra số số kiểu tổ hợp giao tử tạo nên sự đa dạng về kiểu gen, phong phú kiểu hình ở những sinh vật có
hình thức sinh sản hữu tính.

c.Biến dị tổ hợp di truyền được là do cơ chế phát sinh loại biến dị này làm thay đổi vật chất di truyền. Mặt
khác, sự hình thành các tổ hợp giao tử trong quá trình Giảm phân vàThụ tinh góp phần duy trì bộ NST
lưỡng bội 2n qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính mà NST
là vật chất di truyền mang gen quy định tính trạng ở sinh vật nên hình thức Biến dị tổ hợp di truyền được qua
các thế hệ. Mặt khác, Biến dị tổ hợp làm thay đổi vật chất di truyền nên di truyền được.Vì vậy, Biến dị tổ hợp
được xếp vào nhóm Biến dị di truyền.
d.Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa:
- Trong chọn giống: nhờ Biến dị tổ hợp mà các Quần thể vật nuôi và cây trồng
luôn xuất hiện những dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cá thể mang các đặc
điểm phù hợp với lợi ích của con người hoặc đưa vào sản xuất, thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Trong quá trình tiến hóa: loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ
phân bố và thích nghi được nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng có khả năng tồn tại và đấu
tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn luôn thay đổi.
Câu 14.
a. Căn cứ vào đâu mà Men-đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình
dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình PLĐL - THTD?
b. Vì sao ở các loài sinh sản giao phối Biến dị lại phong phú hơn nhiều so với
những loài sinh sản hữu tính?
c. Tại sao có hiện tượng di truyền độc lập các cặp tính trạng?
d. Men-đen định nghĩa về tính trạng trội, tính trạng lặn như thế nào? Định
nghĩa ấy đúng hay sai [chỉ rõ]? Nêu ví dụ minh họa?
Trả lời:
a. Sở dĩ tính trạng màu sắc và hình hạt đậu trong thí nghiệm của Men-đen
PLĐL - THTD vì tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó.
b. Các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài có hình thức sinh sản hữu tính
là do Biến dị được nhanh chóng nhân lên trong quá trình giao phối.
- Sự PLĐL - THTD của các nhân tố di truyền [gen] trong quá trình Giảm phân đã tạo nhiều loại giao tử
khác nhau. Trong quá trình Thụ tinh, các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau đã tạo ra nhiều kiểu tổ hợp
giao tử.
- Mặt khác, sinh sản vô tính là hình thức sinh sản theo cơ chế Nguyên phân, chỉ tạo ra các tế bào con giống

nhau và giống tế bào mẹ nên nếu không có hiện tượng Đột biến xảy ra hay phân bào bình thường sẽ không tạo
ra Biến dị tổ hợp ở các thế hệ lai.
c. Có hiện tượng di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
- Do cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau,
dẫn đến trong Giảm phân và Thụ tinh, chúng PLĐL - THTD.
- Do gen PLĐL - THTD nên các tính trạng do chúng quy định cũng vậy.
d. Theo Quan điểm Di truyền học Men-đen:
- Tính trạng trội: là tính trạng vốn có của bố, mẹ và được thể hiện đồng loạt ở
thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng.
- Tính trạng lặn: là tính trạng vốn có của bố mẹ nhưng không được thế hiện ở
thế hệ lai thứ nhất trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi một cặp tính trạng tương ứng.
VD: Kiểu gen của cây hoa đỏ là AA và kiểu gen của cây hoa trắng là aa.Khi đó, ta có:
Pt/c: AA [hoa đỏ] x aa [hoa trắng]
F1: 100% Aa [hoa đỏ].
Theo Men-đen, tính trạng hoa đỏ và hoa trắng đều là tính trạng vốn có ở P
nhưng tính trạng xuất hiện đồng loạt ở thế hệ con lai [hoa đỏ] là tính trạng trội. Quan điểm này chỉ đúng
trong trường hợp cơ thể bố, mẹ đem lai thuần chủng, tương phản.
Chương II. Nhiễm sắc thể
Câu 1.So sánh NST kép và Cặp NST tương đồng?
Trả lời:
*Giống nhau:
- Đều mang những đặc trưng cơ bản của NST.
- Đều gồm 2 vật chất có cấu trúc tương tự nhau.
- Đều có những hoạt động trong quá trình phân bào như nhau: phân ly, đóng
xoắn, tháo xoắn, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, …
- Đều sự biến đổi của các thành phần khác trong tế bào giống nhau.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền.
- Đều có thể bị đột biến làm thay đổi đặc tính di truyền ở cơ thể sinh vật.
*Khác nhau:
NST kép Cặp NST tương đồng

- Là 1 NST gồm 2 Nhiễm sắc tử - Là cặp NST gồm 2 NST đơn.
- 2 Nhiễm sắc tử giống hệt nhau, gắn liền với nhau ở
tâm động.
- Trong NST kép, 2 Nhiễm sắc tử có cùng nguồn gốc
[hoặc từ bố, hoặc từ mẹ].
- 2 Nhiễm sắc tử trong NST kép hoạt động thống
nhất với nhau.
- 2 NST có hình dạng, kích thước, cấu trúc giống
nhau.
- Trong cặp NST tương đồng, 1 chiếc có nguồn gốc
từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
- 2 NST đơn trong cặp NST tương đồng hoạt động
độc lập với nhau.
Câu 2. Nêu ví dụ về tính đặc trưng cho loài của NST?
Trả lời:
Ví dụ ở ruồi giấm có 2n = 8

n = 4. Gồm 4 cặp NST, trong đó có:
- 2 cặp hình chữ V
- 1 cặp hình hạt
- 1 cặp NST giới tính XX ở con cái và 1 cặp NST giới tính XY ở con đực
Câu 3. Tại sao nói: NST là vật chất Di truyền ở cấp độ tế bào?
Trả lời: NST là vật chất Di truyền ở cấp độ tế bào được giải thích trên cơ sở:
- NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:
+ NST được cấu tạo từ ADN và Prôtêin mà ADN và Prôtêin được tổng hợp theo Nguyên tắc khuôn mẫu
nên thông tin di truyền được lưu giữ qua các thế hệ.
+ NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen có chức năng lưu giữ thông tin nhất định.
+ Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp.
- NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền:
+ Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản vô tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy

trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể dựa trên hình thức Nguyên phân.
+ Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy
trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh.
- Ngoài ra, NST còn có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST [đột biến NST]. Từ đó, gây ra
những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 4.
a.Tính đặc trưng của bộ NST đ
ƣ
ợc thể hiện điển hình ở pha hay kì nào trong Chu kì tế bào?
b. Những biến đổi hình thái của NST đ
ƣ
ợc biểu hiện qua sự đóng xoắn và duỗi
xoắn điển hình ở các kì nào?
c. Vì sao các tế bào con đ
ƣ
ợc tạo ra sau Nguyên phân lại giống nhau và giống tế
bào mẹ?
Trả lời:
a.
- Số lượng NST đặc trưng cho loài được thể hiện ở pha G1của kì trung gian - khi NST dãn xoắn và chưa
nhân đôi.
- Hình thái và cấu trúc đặc trưng cho loài được thể hiện ở kì giữa của Nguyên phân trong Chu kì tế bào -
khi NST đóng xoắn cực đại.
b. Hình thái của NST biến đổi qua các kì của Chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì
giữa và kì trung gian:
- ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại ở dạng đặc trưng.
- ở kì trung gian, NST duỗi xoắn cực đại [duỗi xoắn hoàn toàn ở dạng sợi].
c. Các tế bào con được tạo ra sau Nguyên phân giống nhau và giống tế bào mẹ vì có sự kết hợp của hai quá
trình:
- Nhân đôi của NST ở kì trung gian.

- Phân li đồng đều của các NST đơn ở kì sau Nguyên phân.
Câu 5. Hoạt động độc đáo nào của NST chỉ có ở Giảm phân nhưng không thấy xuất hiện ở Nguyên
phân????
Trả lời:
- Có 2 hoạt động chính thể hiện điều đó:
+ Sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST kép ở kì đầu Giảm phân I.
+ NST tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa Giảm phân I.
- Ngoài ra, sự phân ly NST ở trạng thái kép làm cho 2 tế bào con mất tính tương đồng ở kì sau Giảm phân
I.
Câu 6.
1. So sánh bộ NST trong các tế bào con được tạo thành sau Giảm phân I?
2. Vì sao các tế bào con được tạo thành sau Giảm phân lại có bộ NST giảm đi một nửa và khác nhau về
nguồn gốc, cấu trúc NST?
3. So sánh các tế được hình thành sau Giảm phân I và Giảm phân II?
4. Bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ những cơ chế
nào?
5. So sánh cơ bản giữa Nguyên phân và Giảm phân?
6. Tại sao nói: Thực chất của Giảm phân I là Giảm phân còn thực chất của Giảm
phân II là Nguyên phân?
Trả lời:
1.
- Giống nhau: về số lượng [n NST] ở trạng thái kép và đóng xoắn.
- Khác nhau: về nguồn gốc và cấu trúc [chất lượng].
- Nguyên nhân: do sự phân ly đồng đều của NST về 2 cực của tế bào ở kì sau Giảm phân I.
2.
- Vì trong Giảm phân, NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước Giảm phân I và phân li 2 lần ở kì sau
Giảm phân I và Giảm phân II

bộ NST sau Giảm phân giảm đi một
nửa.

- Ngoài ra, sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nhau trong cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của Giảm
phân I làm thay đổi cấu trúc của bộ NST [hay đã tạo ra bộNST khác nhau về cấu trúc]

bộ NST sau Giảm
phân khác nhác về nguồn gốc và cấu trúc NST.
3.
- Giống nhau: về số lượng NST [n NST].
- Khác nhau:
+ Tế bào sau Giảm phân I có bộ NST ở trạng thái kép và đóng xoắn.
+ Tế bào sau Giảm phân II có bộ NST ở trạng thái đơn và dãn xoắn.
+ Nguồn gốc và cấu trúc [chất lượng] NST khác nhau.
4.
- Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản vô tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy
trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể dựa trên hình thức Nguyên phân.
- Đối với những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính: bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho loài được duy
trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh.
5.
*Giống nhau:
- Đều là hình thức sinh sản của tế bào tạo ra các tế bào con.
- Đều có các kì tương tự nhau [kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối].
- Đều có các diễn biến của NST giống nhau: đóng xoắn, tháo xoắn, nhân đôi,
phân li, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, …
- Đều có sự biến đổi của các thành phần khác trong tế bào giống nhau.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo vật chất di truyền được duy trì ổn định qua
các thế hệ cơ thể và tế bào ở sinh vật.
*Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
- Là hình thức sinh sản của các tế bào sinh dưỡng,
tế bào hợp tử, tế bào phôi, tế bào sinh dục sơ khai

[tế bào mầm sinh dục], …
- Gồm 1 lần phân bào
- NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân li
1 lần ở kì sau.
- Không xảy ra trao đổi chéo giữa hai
crômatit cùng nguồn gốc.
- NST tập trung duy nhất 1 lần ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.
- Crômatit trong cặp NST tương đồng kép phân li về
- Là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục thời kì
chín.
- Có 2 lần phân bào liên tiếp.
- NST tự nhân đôi 1 lần ở kì trung gian và phân
li hai lần ở kì sau Giảm phân I và II.
- Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa
2 crômatit khác nguồn gốc ở kìđầu I.
- NST tập trung 2 lần ở mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
- Các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp
NST tương đồng phân li để tạo ra các tếbào con có
hai cực của tế bào.
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ [2n NST] tạo ra 2 tế bào
con [2n NST].
bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về
nguồn gốc.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ [2n NST] tạo ra 4 tế bào
con [n NST].
6.
- Thực chất của Giảm phân I là Giảm phân vì từ 1 tế bào mẹ [2n NST] tạo ra 2 tếbào con [n NST kép] -
giảm đi một nửa so với số lượng NST của tế bào mẹ do có sự phân ly của các cặp NST tương đồng ở kì đầu

của Giảm phân I đã làm giảm đi một nửa số NST trong các tế bào con.
- Thực chất của Giảm phân II là Nguyên phân vì từ 2 tế bào [n NST kép] tạo ra 4 tế
Câu 7.
1. So sánh sự Phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?
2. So sánh sự Phát sinh giao tử ở động vật và thực vật?
3. Hiện tượng chọn lọc tự nhiên là gì? Hiện tượng chọn lọc tự nhiên xảy ra ở
quá trình phát sinh giao tử nào? Nêu đặc điểm biểu hiện?
Trả lời:
1.
*Giống nhau:
- Đều xảy ra ở tuyến sinh dục.
- Đều xảy ra quá trình Nguyên phân và Giảm phân để tạo giao tử.
*Khác nhau:
Sự phát sinh giao tử đực ở Động vật Sự phát sinh giao tử cái ở động vật
- Xảy ra ở tuyến sinh dục đực là Tinh hoàn
- Giảm phân I: tạo ra 2 Tinh bào bậc 2 [n] có kích thước như
nhau.
- Giảm phân II: tạo ra 4 Tinh tử phát triển thành 4 Tinh
trùng [n] đều có khả năng thụtinh.
- Kết quả: từ 1 tế bào sinh Tinh [2n] tạo ra 4 Tinh trùng [n]
- [giao tử đực] đều có khảnăng Thụ tinh.
- Xảy ra ở tuyến sinh dục cái là Buồng trứng
- Giảm phân I: tạo ra 2 tế bào có kích thước
khác nhau. Trong đó, có 1 Thể cực thứ nhất
[n] có kích thước bé và 1 Noãn bào bậc 2 [n]
có kích thước lớn.
- Giảm phân II: tạo ra 4 tế bào có kích thước
khác nhau. Trong đó, có 3 Thể cực thứ hai
[n] có kích thước bé [không có khả năng
thụtinh và dần bị thoái hóa] và 1 Trứng có

kích thước lớn [n] có khả năng thụ tinh.
- Kết quả: từ 1 tế bào sinh Trứng [2n] tạo ra
1 Trứng [n] - [giao tử cái] duy nhất có khả
năng Thụ tinh.
2.
*Giống nhau:
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản.
- Đều trải qua các quá trình Nguyên phân, Giảm phân tạo giao tử.
- ở cùng loài, số giao tử đực được tạo thành nhiều hơn số giao tử cái.
*Khác nhau:
Sự phát sinh giao tử ở Động vật Sự phát sinh giao tử ở Thực vật
- Xảy ra ở tuyến sinh dục là Tinh hoàn và Buồng
trứng.
- Quá trình tạo giao tử đơn giản
- Có hiện tượng chọn lọc tự nhiên.
- Giao tử được hình thành sau quá trình Giảm phân.
- Xảy ra ở cơ quan sinh sản là hoa.
- Quá trình tạo giao tử phức tạp.
- Xảy hiện tượng chọn lọc tự nhiên ở hầu hết các
loài thực vật.
- Sau Giảm phân, tế bào con Nguyên phân một số
lần rồi mới tạo giao tử.
3.
- Hiện tượng chọn lọc tự nhiên là hiện tượng chọn lọc cá thể sinh vật trong quần thể, quần xã hay hệ sinh thái
dựa theo cơ chế tự nhiên, loài nào có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thì tiếp tục tồn tại và phát
triển, loài nào không thích ứng được với điều kiện môi trường hoặc không tham gia vào quá trình hoạt hóa
của cơ thể và môi trường thì sẽ tự bị đào thải hoặc chết.
- Hiện tượng chọn lọc tự nhiên thể hiện trong Quá trình Phát sinh giao tử cái ở Động vật và Quá trình Phát
sinh giao tử ở Thực vật.
+ Quá trình Phát sinh giao tử cái ở Động vật: ở giai đoạn Giảm phân II, Thể

cực thứ nhất và Noãn bào bậc 2 tạo ra 3 Thể cực thứ 2 và 1 Trứng. Trong đó, 3 Thể cực thứ 2 có kích
thước nhỏ, không có khả năng Thụ tinh và dẫn bị tiêu biến [thái hóa] và đào thải ra môi trường ngoài, còn
Trứng có kích thước lớn có khả năng Thụ tinh nên được giữ lại.
+ Quá trình Phát sinh giao tử ở Thực vật: giao tử được tạo ra không thích ứng
với điều kiện môi trường hoặc không có khả năng tham gia Thụ tinh thì sẽ bị đào thải
Câu 8.
1. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được
duy trì ổn định qua các thế hệ?
2. Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được
các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc?
Trả lời:
1. Sở dĩ bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ vì:
- Qua Giảm phân, bộ NST đặc trưng cho loài [2n NST] được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn
bội ở các giao tử.
- Trong Thụ tinh, các giao tử mang bộ NST đơn bội [n NST] kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ NST
lưỡng bội [2n NST] đặc trưng cho loài.
2. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái tạo các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau
về nguồn gốc vì:
- Trong Giảm phân có sự PLĐL-THTD của các cặp NST tương đồng và có thể
xảy ra sự trao đổi chéo đã tạo ra các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc.
- Trong Thụ tinh, các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc
tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc.
Câu 9. So sánh NST th
ư
ờng và NST giới tính?
Trả lời:
*Giống nhau:
ơ - Đều gồm hai thành phần: 1 phân tử ADN và chất nền là Prôtêin loại histôn.
- Đều tồn tại thành cặp tương đồng với cặp NST giới tính XX.
- Đều mang gen quy định tính trạng và chứa nhóm gen liên kết.

- Đều mang tính đặc trưng cho loài.
- Đều có các hoạt động giống nhau trong quá trình phân bào: đóng xoắn, tháo
xoắn, phân li, tổ hợp, tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, …
- Đều có thể bị biến đổi làm thay đổi đặc tính di truyền của sinh vật
*Khác nhau:
NST thường
NST giới tính
- Tồn tại thành nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội Chỉ tồn tại thành một cặp duy nhất trong tế
bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng - Có thể tồn tại thành cặp tương đồng với
cặp NST giới tính XX hoặc không tương
đồng với cặp NST giới tính XY, XO.
- Giống nhau giữa hai giới trong cùng loài. - Khác nhau giữa hai giới trong cùng loài.
- Mang gen quy định tính trạng thường,
không liên kết với giới tính.
- Mang gen quy định giới tính và tính trạng
thường liên kết với giới tính
Câu 10. Nêu cơ chế xác định giới tính ở sinh vật?
1. Nêu cơ chế xác định giới tính của người?
2. Vì sao tỷ lệ nam : nữ ở người hay tỷ lệ đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1?
3.Cho ví dụ về các yếu tố ảnh h
ư
ởng đến sự phân hóa giới tính?
Trả lời
+ Đa số loài: người, lớp thú, ruồi giấm, …
Con đực có cặp NST giới tính là XY
Con cái có cặp NST giới tính là XX
+ Ở châu chấu, bọ xít, rệp, …
Con đực có cặp NST giới tính là XO
Con cái có cặp NST giới tính là XX

+ Ở động vật thuộc lớp cá, lớp chim, lớp bò sát, bướm ngài, …
Con đực có cặp NST giới tính là XX
Con cái có cặp NST giới tính là XY
+ Ở bọ nhảy, …
Con đực có cặp NST giới tính là XX
Con cái có cặp NST giới tính là XO
Giải thích: Do sự PLĐL - THTD của các cặp NST giới tính trong Giảm phân và Thụ tinh:
+ Trong Giảm phân:
Giới đồng giao tử tạo 1 loại giao tử là … [X/Y/O].
Giới dị giao tử tạo 2 loại giao tử là … [X/Y/O].
+ Trong Thụ tinh: giao tử của giới đồng giao tử [tinh trùng/trứng] … [X/Y/O] kết hợp với giao tử của giới
dị giao tử [tinh trùng/trứng] tạo thành hợp tử mang cặp NST giới tính … [XX/XY/XO] phát triển thành …
[con đực/cái ở động vật ; con trai/gái ở người].
Sơ đồ lai minh họa:
P: ♀/♂ XX x ♀/♂ XY
GP: X X ;Y
TLKG: 50% XX : 50% XY
TLKH: 50% ♀/♂: 50% ♀/♂
P: ♀/♂ XX x ♀/♂ XO
GP: X X ; O
TLKG: 50% XX : 50% XO
TLKH: 50% ♀/♂: 50% ♀/♂
1. Giải thích
Mẹ có cặp NST giới tính XX, bố có cặp NST giới tính XY.
Do sự PLĐL - THTD của các NST giới tính trong quá trình Giảm phân và Thụ tinh:
- Trong Giảm phân:
+ ở bố tạo ra 2 loại giao tử là X và Y.
+ ở mẹ tạo ra 1 loại giao tử là X.
- Trong Thụ tinh:
+ Giao tử X của bố [tinh trùng] kết hợp với giao tử X của mẹ [trứng] tạo

thành hợp tử mang cặp NST giới tính XX phát triển thành con gái.
+ Giao tử Y của bố [tinh trùng] kết hợp với giao tử X của mẹ [trứng] tạo
thành hợp tử mang cặp NST giới tính XY phát triển thành con trai.
Sơ đồ lai minh họa
P: ♀ XX x ♂ XY
GP: X X ; Y
TLKG: 1 XX : 1 XY
TLKH: 1 con gái : 1 con trai
2. Tỷ lệ nam : nữ ở người hay tỷ lệ đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1 vì:
- Trong Giảm phân, giới dị giao tử có cặp NST giới tính XY [hoặc XO] tạo 2 loại
giao tử là X và Y [hoặc X và O] với tỷ lệ 1 : 1, giới đồng giao tử có cặp NST giới tính XX
tạo 1 loại giao tử mang X.
- Do xác suất Thụ tinh của các giao tử như nhau nên 2 loại hợp tử được tạo thành
với tỷ lệ bằng nhau XX : XY [hoặc XX : XO] là 1 : 1 nên tỷ lệ nam : nữ ở người và tỷ lệ
đực : cái ở sinh vật xấp xỉ 1 : 1.

Tỷ lệ này được đảm bảo với điều kiện khả năng sống của 2 loại hợp tử XX và XY
như nhau. Đặc biệt là số lượng cá thể của loài phải lớn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
- Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và
bên ngoài.
+ Nhân tố bên trong: hoocmôn sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính,
+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.
- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều
khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.
Ví dụ:
- Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành cá
đực - về kiểu hình [mêtyl testostêrôn là tác nhân bên ngoài kích thích làm ảnh hưởng đến
hoocmôn sinh dục của cá].
- ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28

0
C sẽ nở thành con đực, còn nhiệt độ trên 32
0
C sẽ nở thành con cái. [tác nhân bên ngoài].
- Thầu dầu được trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm [tác nhân bên ngoài].
Câu 11.
1. Nêu mục đích của Moocgan trong thí nghiệm Phép lai phân tích của mình? Hiện t
ư
ợng Di truyền liên kết
của Moocgan đã bổ sung cho Quy luật Phân ly độc lập của Men-đen nh
ư
thế nào?
2. Vì sao Moocgan lại chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm?
3. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết?
Trả lời:
1.
- Trong phép lai một cặp tính trạng của Men-đen có sử dụng Phép lai phân tích để
xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. Cũng như thế,
Moocgan cũng đã sử dụng Phép lai phân tích nhưng không dùng để xác định thể đồng hợp
hay dị hợp của cá thể mang tính trạng trội mà mục đích của ông là xác định các gen Di
truyền liên kết hay Phân ly độc lập với nhau.
- Nếu quy luật Phân li độc lập của Men-đen, các cặp gen phân li độc lập với nhau
làm xuất hiện nhiều Biến dị tổ hợp thì quy luật Di truyền liên kết cho tổ hợp kiểu hình ít,
không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện Biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của
từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen liên kết [hay được quy định bởi các gen
trên một NST].
2. Vì sao Moocgan lại chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm?
Moocgan chọn Ruồi giấm để làm thí nghiệm vì nó có một số ưu điểm như:
- Có vòng đời ngắn.
- Có nhiều đột biến dễ quan sát.

- Có kích thước lớn ở giai đoạn ấu trùng.
- Có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát.
- Chiếm diện tích nhỏ trong phòng thí nghiệm.
3. Ý nghĩa Di truyền liên kết
a. Ý nghĩa của hiện tượng Di truyền liên kết:
- Hạn chế tạo ra Biến dị tổ hợp.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen
liên kết.
- Trong chọn giống, người ta có thể chọn được những tính trạng tốt luôn đi kèm nhau.
a. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện tượng Di truyền liên kết:
- Giải thích nguyên nhân hạn chế tạo ra Biến dị tổ hợp.
- Giải thích nguyên nhân gây ra bệnh - tật di truyền có liên kết với giới tính.
Câu 12.
1. Trong điều kiện Di truyền và thực tiễn nào để xác định các gen Di truyền liên
kết hay Phân ly độc lập?
2. Phân biệt cơ sở tế bào học của Di truyền liên kết và Phân li độc lập của 2 nhà nghiên cứu Men-đen và
Moocgan. So sánh kết quả lai phân tích F2trong 2 phương pháp nghiên cứu trên.
Trả lời:
- Cơ sở Di truyền:
+ Các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân ly trong quá trình phân bào các gen đó Di truyền liên kết với nhau
[Di truyền cùng nhau].
+ Các gen quy định các tính trạng tương ứng nằm trên các NST tương đồng khác nhau
các gen đó Di truyền độc lập với nhau [PLĐL].
- Cơ sở thực tiễn:
Nếu ở thế hệ con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỷ lệ phân ly của các
cặp tính trạng thì các cặp tính trạng Di truyền độc lập với nhau [PLĐL]. Những trường hợp
còn lại hoặc ở thế hệ con lai có tỷ lệ phân li kiểu hình khác tích tỷ lệ phân lu của các cặp
tính trạng thì các cặp tính trạng Di truyền liên kết với nhau [Di truyền cùng nhau].
2. Phân biệt cơ sở tế bào học của Di truyền liên kết và Phân li độc lập của 2 nhà nghiên cứu Men-đen và
Moocgan. So sánh kết quả lai phân tích F2trong 2 phương pháp nghiên cứu trên.

Di truyền độc lập [Phân li độc lập] Di truyền liên kết
Pt/c: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
GP: AB ab
F1:
TLKG: 100% AaBb
TLKH: 100% vàng, trơn
F1x Pa: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
AaBb aabb
GFa: AB ; Ab ; aB ; ab ab
Fa: TLKG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
TLKH:1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn
1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt
Nhận xét: Có sự tổ hợp lại các tính trạng ở P làm
xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng, nhăn và xanh
trơn vì TLKG và TLKH là: 1 : 1 : 1 : 1.
Nhận xét: Không xuất hiện biến dị tổ
hợp vì TLKG và TLKH là: 1 : 1
Câu 13. a] Biến dị tổ hợp là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa?
Tại sao ở những loài giao phối biến dị lại phong phú hơn những loài sinh sản vô tính?
b] Nêu khái niệm kiểu hình? Cho ví dụ minh họa?
c] Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Trả lời:
a] Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình khác P
- Biến dị tổ hợp là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
* Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
- Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình
phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ
tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Ở loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được
hình thành từ một phàn hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân, nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu
b] Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, trên thực tế khi nói đến kiểu hình của cơ thể, người ta
chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quả chiều cao cây…
Ví dụ: Kiểu hình của cây đậu Hà Lan:
Cây hạt vàng, vỏ trơn
Cây hạt xanh, vỏ nhăn
c] Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta cần phải thực hiện phép lai phân tích.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
* Ý nghĩa của tương quan trội – lặn của các tính trạng:
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người. Thông
thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn tính trạng lăn là những tính trạng xấu. Do vậy trong chọn
giống ta có thể xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra
giống có giá trị kinh tế cao.
Câu 14. a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?????
b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì đầu của
nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.?????
trả lời
a/ Nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào:
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào
mẹ.
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội, đồng thời qua thụ tinh thì
các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở lại bộ NST lưỡng bội trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và
thông tin di truyền ở tế bào con.
b/
- Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.

+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
- Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì đầu thì:
+ Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không đính lên thoi phân bào được.
+ Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn đến sự
hình thành thể đa bội.
Câu 15. Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan ? Những định luật của Menden
có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không ? Vì sao ?
Trả lời:
- Menden thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:
+ khả năng tự thụ phấn khá nghiêm ngặt nên tạo điều kiện thuận lợi cho Menden cho quá trình nghiên cứu các
thế hệ con lai từ đời F1,F2…từ một cặp bố mẹ ban đầu
+ thời gian sinh trưởng phát triển ngắn nên sẽ nhanh cho kết quả nghiên cứu
-Những định luật của Menden không chỉ áp dụng cho đậu Hà Lan mà còn áp dụng cho cả những loài sinh vật
khác vì:
+các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menden phải lặp các thí
nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau.
+ Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau Menden mới dùng toán thống kê
để phân tích các thế hệ lai khái quát thành định luật.
Câu 16. Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính.
Trả lời : Cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính gồm nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh.
- Nguyên phân: Là sự sao chép chính xác bộ NST 2n của loài qua các thế hệ tế bào.
- Giảm phân: Bộ NST giảm đi 1 nửa trong các giao tử [n NST]
- Thụ tinh: Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 2 giao tử mang n NST tạo thành hợp tử chứa 2n NST, bộ NST 2n của
loài được khôi phục lại
Chương III. ADN và gen
Câu 1. Nêu khái niệm nguyên tắc bổ sung? ý nghĩa của nguyên tắc
trả lời:
- Khái niệm:
Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa các nuclêôtit thành từng cặp, giữa

một nuclêôtit có kích thước lớn với một nuclêôtit có kích thước bé. Theo nguyên tắc này, A
liên kết với T hoặc U, G liên kết với X.
- ý nghĩa:
+ Nhờ NTBS giữa các nuclêôtit trên hai mạch của phân tử ADN đảm bảo cho cấu
trúc hai mạch đơn của phân tử ADN luôn song song và cách đều, liên kết hiđrô giữa các
nuclêôtit trên hai mạch đơn tuy kém bền vững nhưng số lượng liên kết rất lớn, đảm bảo sự
bền vững của các gen phân bố ổn định trên phân tử ADN.
+ Trong quá trình tự nhân đôi, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN
liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. Nhờ đó mà hai phân
tử ADN con tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ, thông tin di truyền được duy trì ổn định
qua các thế hệ.
Câu 2. a. ADN mang tính đặc trưng cho loài về những đặc điểm nào?
b. Nêu tính chất của ADN?
Trả lời:
a. ADN đặc trưng cho loài về:
- Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các đơn phân [các nuclêôtit].
- Hàm lượng ADN nhân tế bào.
- Tỉ lệ A + T
G + X 
b. Mỗi ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. Do đó, đã
có nhiều loại phân tử ADN khác nhau hình thành nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN.
- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào đặc trưng cho loài.
VD: Tế bào lưỡng bội người có 6,6.10
-12
g [6,6 pg] ; trong giao tử có 3,3.10
-12
g [3,3 pg].
- Tính ổn định: nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp của ADN trong quá trình Nguyên
phân, Giảm phân và Thụ tinh mà thông tin di truyền trên ADN được sao chép và duy trì ổn
định qua các thế hệ tế bào và cơ thể của loài.

Câu 3. Trình bày quá trình nhân đôi của ADN [tự sao]?
Trả lời:
a. Quá trình tổng hợp:
- Địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì trung gian [pha S].
- Diễn biến:
+ Cả phân tử ADN mẹ tháo xoắn và tách dần 2 mạch nhờ một loại enzim.
+ Nhờ một loại enzim khác mà các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN mẹ lần lượt liên kết với
các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: [A liên kết với T, G liên kết với X]
+ 2 mạch đơn mới được tổng hợp ngược chiều nhau. Mạch đơn mới và mạch khuôn [mạch gốc] của phân
tử ADN mẹ xoắn lại tạo nên các phân tử ADN con.
- Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống phân tử ADN mẹ.
Mỗi phân tử ADN con nhận 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.
- Quá trình tổng hợp có sự tham gia của hệ enzim ADN pôlimeraza và một số yếu tố khác.và ngược lại.
b.Nguyên tắc tổng hợp:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: mỗi mạch đơn của phân tử ADN mẹ là khuôn mẫu tổng hợp nên mạch đơn mới.
- Nguyên tắc bổ sung [NTBS]: các nuclêôtit trên mạch đơn của phân tử ADN mẹ lần lượt liên kết với các
nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS:
+ A liên kết với T
+ G liên kết với X
- Nguyên tắc bán bảo toàn [nguyên tắc giữ lại một nửa]: mỗi phân tử ADN con giữ lại 1
mạch của phân tử ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.
Câu 4. Nêu khái niệm Gen - bản chất của gen ?
Trả lời:
- Khái niệm:
Gen là một đoạn xoắn kép của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Gen cấu trúc mang thông tin
di truyền, quy định cấu trúc của một loại Prôtêin. Gen trội được quy ước bằng chữ cái in hoa [A, B, C, D,
E, ] còn gen lặn được quy ước bởi chữ thường [a, b, c, d, e, ].
- Phân loại: gồm 2 loại:
+ Gen alen: chứa 2 alen quy định cùng một loại tính trạng là trội hay lặn.VD: A và a, B và b,
+ Gen không alen: gồm 2 alen quy định 2 tính trạng khác nhau.VD: A và b, e và d,

- Số lượng:Trung bình mỗi gen có từ 600 - 1500 cặp nuclêôtit. Mỗi tế bào của mỗi loài có nhiều
gen.
Câu 5. Dựa vào khái niệm của gen, hãy nêu bản chất của gen? Lấy ví dụ về số l
ƣ
ợng
của gen. Nêu vai trò thực tiễn của gen?
Trả lời:
- Vì gen là một đoạn xoắn kép của phân tử ADN nên bản chất của gen là ADN. Vì vậy, gen cũng có cấu
trúc 2 mạch xoắn, tuân theo Nguyên tắc đa phân và có NTBS trong cấu trúc.
- Ví dụ về số lượng của gen:
+ Trực khuẩn đường ruột [E.coli] có 2500 gen.
+ Ruồi giấm có khoảng 4000 gen.
+ ở người có khoảng 3,5 vạn gen.
- Vai trò của gen: có ý nghĩa rất to lớn trong chọn giống, y học và kĩ thuật di truyền.
Câu 6.
1. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ?
2. Tại sao nói: Tính đa dạng và đặc thù của ADN mang tính ổn định và tương đối?
3. Nêu 2 nguyên tắc cơ bản của quá trình tái bản [tổng hợp ADN]?
4. Tại sao nói: ADN là vật chất Di truyền ở cấp độ phân tử?
Trả lời:
1. Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo Nguyên tắc bổ sung, Nguyên tắc khuôn mẫu và Nguyên tắc bán bảo
toàn [Nguyên tắc giữ lại một nửa]. Đặc biệt, sự hình thành 2 mạch mới ở hai ADN con dựa trên mạch khuôn
của ADN mẹ nên phân tử ADN được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt nhau và giống ADN mẹ.
2.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN mang tính ổn định vì ADN có khả năng nhân đôi, phân ly, tổ hợp
cùng với NST trong quá trình Nguyên phân, Giảm phân và Thụ tinh. Nhờ vậy, thông tin di truyền được duy
trì và truyền đạt ổn định qua các thế hệ.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN chỉ mang tính tương đối vì ADN có thể bị đột biến làm thay đổi
đặc tính di truyền ở sinh vật. Ngoài ra, số lượng liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit trên 2 mạch đơn của phân
tử ADN kém bền có thể làm 2 mạch đơn của phân tử AND bị rời nhau trong quá trình phân bào [cũng là

cơ chế tách rời 2 mạch đơn tham gia vào quá trình tái bản của ADN mẹ]

tính tương đối trong cấu trúc
phân tử của ADN.
3. 2 nguyên tắc cơ bản của quá trình tái bản [tổng hợp ADN] là:
- Nguyên tắc bổ sung.
- Nguyên tắc bán bảo toàn [nguyên tắc giữ lại một nửa].
4. ADN là vật chất Di truyền ở cấp độ phân tử được giải thích trên cơ sở:
- ADN là thành phần chính của NST mà NST là vật chất chủ yếu của hiện tượng Di truyền và Biến dị ở
cấp độ tế bào. Vì vậy, ADN được coi là vật chất chủ yếu của hiện tượng Di truyền và Biến dị ở cấp độ
phân tử.
- ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho loài bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình Nguyên phân, Giảm phân xảy ra
bình thường

thông tin di truyền của loài được đảm bảo ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- ADN chứa các gen thực hiện các chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã.
- ADN cũng có thể bị biến đổi [đột biến] làm thay đổi đặc tính di truyền ở sinh vật.
Câu 7. Trình bày quá trình tổng hợp các loại arn ?
Trả lời
- Sự tổng hợp mARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì trung gian [pha G1] -lúc đó, NST đang ở
dạng sợi mảnh.
- Dưới sự tác dụng của enzim ARN pôlimeraza, các liên kết hiđrô trên một phân tử ADN ứng với một hay
một số gen lần lượt bị cắt đứt. Quá trình lắp ráp các ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào với các
nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen theo NTBS: A liên kết với U, G liên kết với X [và ngược lại]. Kết quả là
tạo các mARN.
- Tiếp đó, 2 mạch của gen liên kết với nhau theo NTBS trở về trạng thái ban đầu. Sự tổng hợp tARN và rARN
cũng tuân theo cơ chế tổng hợp trên nhưng sau khi mạch nuclêôtit được hình thành sẽ tiếp tục tạo thành cấu
trúc bậc cao hơn để hình thành phân tử tARN và rARN hoàn chỉnh.
Câu 8. Trình bày quá trình tổng hợp ARN và Nguyên tắc tổng hợp ARN?

Trả lời:
a. Quá trình tổng hợp:
- Địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì trung gian [pha G1].
- Diễn biến:
+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch. Một mạch của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp mạch ARN, được gọi là
mạch gốc [mạch khuôn], mạch còn lại được gọi là mạch bổ sung.
+ Các nuclêôtit trên mạch gốc của gen lần lượt liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo NTBS:
A mạch gốc liên kết với U tự do.
T mạch gốc liên kết với A tự do.
G mạch gốc liên kết với X tự do.
X mạch gốc liên kết với G tự do.
+ Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen, rời nhân ra tế bào chất đến ribôxôm, tham gia vào quá trình
tổng hợp Prôtêin.
- Kết quả: Mỗi lần gen sao mã được một phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit giống với mạch bổ sung của
gen nhưng thay U bằng T.
- Quá tình tổng hợp có sự tham gia của hệ enzim ARN pôlimeraza và một số yếu tố khác.
b. Nguyên tắc tổng hợp:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch gốc [mạch khuôn] của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mạch ARN.
- Nguyên tắc bổ sung [NTBS]: Các nuclêôtit trên mạch gốc của gen lần lượt liên kết với các nuclêôtit trong
môi trường nội bào theo NTBS:
+ A mạch gốc liên kết với U tự do.
+ T mạch gốc liên kết với A tự do.
+ G mạch gốc liên kết với X tự do.
+ X mạch gốc liên kết với G tự do.
c. Mối quan hệ giữa gen và ARN [mARN]:
- Mối quan hệ: gen [mạch gốc của gen] là khuôn mẫu tổng hợp nên mạch ARN.
- Bản chất mối quan hệ: trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các nuclêôtit trên phân tử ARN.
Câu 9.
1. Nêu vai trò của ARN trong tế bào?
2. So sánh cấu trúc của AND [gen] và cấu trúc của ARN?

3. So sánh quá trình tổng hợp ADN [gen] và quá trình tổng hợp ARN?
Trả lời:
1.
- ARN được dùng là vật chất mang thông tin di truyền [đối với một số vi-rút].
- ARN có chức năng trong sự dịch mã di truyền của gen, được thể hiện qua:
+ ARN thông tin [mARN]: truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin
cần tổng hợp từ gen trong nhân ra tế bào chất đến ribôxôm.
+ ARN vận chuyển [tARN]: vận chuyển các axit amin trong môi trường nội
bào vào ribôxôm để tổng hợp Prôtêin.
+ ARN ribôxôm [rARN]: cấu tạo nên ribôxôm - là nơi tổng hợp Prôtêin.
- Ngoài ra, người ta còn tìm thấy loại ARN có chức năng xúc tác các phản ứng sinh
học trong tế bào được gọi là ribôzim.
2.
*Giống nhau:
- Đều là các axit hữu cơ - Axit nuclêic.
- Đều được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P.
- Đều thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
- Đều có cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit, có 3 trong 4
nuclêôtit giống nhau: A, G, X.
- Đều có tính đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các
nuclêôtit.
- Đều có cấu trúc xoắn.
- Các nuclêôtit trên mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.
- Chức năng: đều liên quan tới thông tin di truyền và quá trình tổng hợp Prôtêin.
*Khác nhau:
ADN [gen] ARN
- Có khối lượng, kích thước lớn hơn ARN.
- Đơn phân là các nuclêôtit: A, T, G, X [có
T không có U].
- Có NTBS và liên kết hiđrô trong cấu trúc.

- Gồm 2 mạch đơn.
- Trong ADN có đường đêôxiribôzơ C
5
H
10
O
4
, bazơ nitric [A, T, G, X] và axit H
3
PO
4
- Chức năng:
+ Mang thông tin di truyền - bản mã gốc.
+ Mang gen quy định cấu trúc phân tử Prôtêin .
- Có khối lượng, kích thước nhỏ hơn ADN.
- Đơn phân là các nuclêôtit: A, U, G, X [có U
không có T].
- Không có NTBS và liên kết hiđrô trong cấu
trúc.
- Gồm 1 mạch đơn.
- Trong ARN có đường ribôzơ C
5
H
10
O
5
, bazơ nitric
[A, U, G, X] và axit H
3
PO

4
.
- Chức năng:
+ Mang thông tin di truyền - bản mã sao.
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp Prôtêin .
3. ?????
*Giống nhau:
- Đều diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì trung gian.
- Đều có sự tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn.
- Đều dựa trên khuôn mẫu là ADN. Các nguyên tắc tổng hợp là NTBS và mNguyên tắc bán bảo toàn
[Nguyên tắc giữ lại một nửa].
- Đều có nguyên liệu chính là các nuclêôtit.
- Đều có sự tham gia của các hệ enzim và một số yếu tố khác.
*Khác nhau:
Quá trình tổng hợp ADN [gen] Quá trình tổng hợp ARN
- Diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì trung gian
- pha S.
- Cả phân tử ADN tháo xoắn và tách dần hai mạch.
- Cả hai mạch đơn làm khuôn mẫu để tổng hợp nên
các ADN con.
- Mạch mới và mạch khuôn [mạch gốc] cuat phân tử
- Diễn ra trong nhân tế bào, tại NST, ở kì
trung gian - pha G1
- Chỉ một đoạn của phân tử ADN, tương ứng
với một gen, tháo xoắn và tách dần hai mạch.
- Chỉ mạch gốc của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp
ARN.
ADN mẹ xoắn lại tạo nên các ADN con nằm trong
nhân tế bào.
- Mỗi lần tự sao được 2 phân tử ADN con.

- Nguyên liệu chính là các nuclêôtit: A, T, G, X [có
T không có U].
- Hệ enzim tham gia vào quá trình tổng hợp là ADN
pôlimeraza.
- Có Nguyên tắc bán bảo toàn [Nguyên tắc
giữ lại một nửa].
- Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen,
rời nhân ra tế bào chất đến ribôxôm, tham gia
vào quá trình tổng hợp Prôtêin .
- Mỗi lần mã sao chỉ được duy nhất 1 ARN.
- Nguyên liệu chính là các nuclêôtit: A, U, G,
X [có U không có T].
- Hệ enzim tham gia vào quá trình tổng hợp
là ARN pôlimeraza.
- Không có Nguyên tắc bán bảo toàn [Nguyên
tắc giữ lại một nửa].
Câu 10. So sánh ADN với Prôtêin ?
Trả lời:
*Giống nhau:
- Đều là hợp chất hữu cơ.
- Đều được cấu tạo bởi bốn trong năm nguyên tố hóa học giống nhau. C, H, O, N.
- Đều thuộc loại đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn.
- Đều có cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân.
- Được đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các đơn
phân.
- Đều có cấu trúc xoắn và có 2 mạch đơn ở một số Prôtêin.
*Khác nhau:
ADN Prôtêin
- Cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P.
- Có khối lượng và kích thước lớn hơn

Prôtêin .
- Các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết
với nhau bằng liên kết hóa trị.
- Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là
các nuclêôit. Có 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X.
- Có hai mạch đơn trong cấu trúc.
- Chức năng: mang thông tin quy định cấu
trúc của một loại Prôtêin
- Cấu tạo từ 4 nguyên tố hóa học: C, H, O, N và có
thể cấu tạo từ một số yếu tố khác.
- Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn
ADN.
- Các axit amin trên chuỗi axit amin liên kết
với nhau bằng liên kết peptit.
- Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là
các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin
liên kết với nhau thành chuỗi axit amin.
- Có một mạch đơn trong cấu trúc bậc 1, cấu
trúc bậc hai và cấu trúc bậc 3. Nhiều hơn hai
mạch trong một số cấu trúc bậc 4.
- Chức năng: cấu trúc do gen quy định, tham
gia vào hoạt động và cấu trúc của cơ thể,
hình thành nên tính trạng ở sinh vật.
.Câu 11. Nguyên tắc bổ sung [NTBS] đưc thể hiện như thế nào trong cấu trúc di truyền và cơ chế di truyền ở
cấp độ phân tử?
Trả lời:
- NTBS thể hiện trong cấu trúc di truyền:
+ Trong phân tử ADN: các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau tạo thành cặp theo NTBS: A liên kết
với T, G liên kết với X [và ngược lại].
+ Trong một số đoạn của tARN: các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với U, G liên kết với X

[và ngược lại] tạo thùy.
- NTBS thể hiện trong cơ chế di truyền:
+ Trong quá trình tổng hợp ADN: các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN liên kết với các
nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X [và ngược lại].
+ Trong quá trình tổng hợp ARN: các nuclêôtit trên mạch gốc của gen lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do
trong môi trường nội bào theo NTBS: A mạch gốc liên kết và ngược lại. với U tự do, T mạch gốc liên kết với
A tự do, G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do.
+ Trong quá trình tổng hợp Prôtêin: các nuclêôtit trong bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nuclêôtit
trong bộ ba mã sao của mARN theo NTBS: A liên kết với U, G liên kết với X [và ngược lại].
Câu 12. Qua cấu trúc không gian và cấu tạo hóa học của Prôtêin, hãy cho biết: cấu trúc
bậc nào quy định tính:
a] Tính đặc thù và tính đa dạng của Prôtêin?
b] Chức năng cấu trúc của Prôtêin?
Trả lời:
a] Chủ yếu quy định tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin là cấu trúc bậc 1.
b] Chủ yếu quy định chức năng của Prôtêin là cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4.
Câu 13.
1.Hãy lấy một số ví dụ để chứng minh các chức năng của Prôtêin ?
2. Vì sao nói Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Trả lời:
1.
- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần chính cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu,
- Chức năng điều hòa: hoocmôn tuyến tụy [insulin và glucagon] có chức năng điều hòa lượng đường huyết
trong cơ thể,
- Chức năng xúc tác: hệ enzim ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza xúc tác quá trình tổng hợp ADN và
ARN,
- Chức năng bảo vệ: Prôtêin cấu tạo nên kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu trong
cơ thể cũng như ngoài môi trường,
- Chức năng tạo năng lượng: Khi cơ thể thiếu hụt lượng đường trong máu, một phần prôtêin sẽ được chuyển
hóa thành đường cung cấp cho máu [nhờ vai trò của cooctizôn ở

tuyến thượng thận].
- Chức năng vận động [vận chuyển]: Prôtêin cấu tạo nên cơ - giúp cơ thể có thể vận động,
2. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc
tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể, vận chuyển và cung cấp năng lượng, liên quan
tới toàn bộ hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 14.
1. Trình bày quá trình tổng hợp protein?
2. Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Trả lời:
1. Nguyên tắc tổng hợp Prôtêin
a. Quá trình tổng hợp:
- Địa điểm: diễn ra ở ribôxôm trong tế bào chất.
- Diễn biến:
+ Ribôxôm gắn vào mARN và trượt từng nấc theo từng bộ ba nulêôtit của mARN.
+ tARN vận chuyển các axit amin vào ribôxôm để tổng hợp Prôtêin nếu bộ ba nulêôtit trên tARN [bộ ba
đối mã/anticôđon] lần lượt liên kết với bộ ba nulêôtit trên mARN [bộ ba mã sao/côđon] theo NTBS: A liên
kết với U, G liên kết với X
+ Ribôxôm trượt hết chiều dài phân tử mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong. và ngược lại, thì các
axit amin được đặt vào vị trí.
- Tham gia quá trình tổng hợp còn có các hệ enzim.
b. Nguyên tắc tổng hợp:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: mARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin.
- Nguyên tắc bổ sung: bộ ba nulêôtit trên tARN [bộ ba đối mã] lần lượt liên kết với bộ ba nulêôtit trên
mARN [bộ ba mã sao] theo NTBS:
+ A liên kết với U
+ G liên kết với X
c. Mối quan hệ giữa mARN và Prôtêin:
- Mối quan hệ: ARN [mARN] là khuôn mẫu tổng hợp nên chuỗi axit amin của Prôtêin.
- Bản chất mối quan hệ: trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi axit
amin của Prôtêin.

Lưu ý: Cứ 3 nuclêôtit của mARN thì mã hóa 1 axit amin.
2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Mối quan hệ:
+ Phân tử ADN thực hiện quá trình tự nhân đôi [tái bản]. Một đoạn của phân tử ADN [gen] làm khuôn mẫu
tổng hợp nên mạch ARN [mARN].
+ mARN là khuôn mẫu tổng hợp nên chuỗi axit amin hình thành nên Prôtêin.
+ Prôtêin tương tác với môi trường biểu hiện nên tính trạng của sinh vật.
- Bản chất:
+ 2 ADN con được tạo ra có trình tự sắp xếp các nuclêôtit giống hệt nhau và giống ADN. Trình tự sắp xếp
các nuclêôtit trên gen quy định trình tự sắp xếp các nulêôtit trên mARN, thông qua đó quy định trình tự
sắp xếp các axit amin trên chuỗi axit amin hình thành nên Prôtêin.
+ Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào, cơ thể hình thành nên tính trạng của sinh vật.
- Sơ đồ minh họa mối quan hệ:
ADN
PM
uuuur
ARN
DM
uuuur
protein

tính trạng

Gen quy định thành tính trạng ở sinh vật.
Chương IV. Di truyền người
Câu 1. Ở một bệnh nhân : Người ta đếm thấy trong bộ nhiễm sắc thể có 45 chiếc, gồm 44 chiếc nhiễm sắc thể
thường và 1 chiếc nhiễm sắc thể giới tính X.
a. Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao? ????
b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao? ????
c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa? ????

Trả lời:
. a. - Bệnh nhân là nữ
- Vì : Ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó có 1 cặp NST giới tính
+ XX : Nữ
+ XY : Nam
Bệnh nhân là nữ. Bệnh nhân chỉ có 1 chiếc NST X .
b. .• Đây là loại bệnh: Tớcnơ [OX], bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính và đó là NST X
• Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện sinh lí
- Biểu hiện bề ngoài : Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
- Biểu hiện sinh lí : Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con
c• Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên
- Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc
mẹ không phân li, tạo ra 2 loại giao tử : Giao tử chứa cả cặp NST giới tính [n+1] và giao tử không chứa NST
giới tính [n-1]
- Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính [n-1] kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính
X tạo hợp tử XO [2n-1], phát triển thành bệnh Tớcnơ.
• Lập sơ đồ minh họa:
Tế bào sinh giao tử : Mẹ x Bố
XX XY
Giao tử : X XY , O
Hợp tử : XXY XO
Thể XO [2n-1]
Bệnh Tớcnơ.
Tế bào sinh giao tử : Mẹ x Bố
XX XY
Giao tử : XX, O X,Y
Hợp tử : XXY XO
Thể XO [2n-1]
Bệnh Tớcnơ.
Câu 2.a] Một bạn học sinh nói rằng: Bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn.

Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến của bạn học sinh trên có đúng không? Giải thích?
b] Nêu nguyên nhân cơ bản là phát sinh bệnh và tật di truyền ở người.
Trả lời:
a]
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen
tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình[ tính trạng]
b] Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh bệnh và tật di truyền ở
người là:
- Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống
+ Các chất phóng xạ từ các vụ nổ do thử vũ khí hạt nhân, các chất này đi vào khí quyển và phát tán vào môi
trường sống
+ Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra từ các hoạt động của mình
+ Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật… xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn nước uống
- Do hôn phối gần giữa những người có quan hệ huyết thống tạo điều kiện cho gen lặn có hại biểu hiện ở trạng
thái đồng hợp
- Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh và tật di truyền
Câu 3. a] Ở cà chua, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho cây cà chua
thân cao thuần chủng lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào? Hãy giải thích.
b] An và Bình là anh em sinh đôi cùng trứng [cùng KG]
- An là anh lấy vợ có nhóm máu A sinh đứa con có nhóm máu B.
- Bình là em lấy vợ có nhóm máu B sinh đứa con có nhóm máu A.
Hãy biện luận để xác định KG của tất cả những người nêu trên?
Trả lời:
a]
- Kết quả cho toàn thân cao.
- Cây cà chua thân cao thuần chủng có kiểu gen AA cho một loại giao tử A.
- Cây cà chua thân thấp có kiểu gen aa cho một loại giao tử a.
- Lai phân tích: AA x aa


100% Aa [thân cao].
b] Vợ An có nhóm máu A, KG I
A
I
-
; con máu B có KG I
B
I
-
=> Con nhận I
B
từ bố và I
-
từ mẹ chỉ có thể là I
O
.
Vậy vợ An anh có KG: I
A
I
O
, con có KG: I
B
I
O
.
- Vợ Bình có nhóm máu B, KG I
B
I
-
; con máu A có KG I

A
I
-
=> Con nhận I
A
từ bố và I
-
từ mẹ chỉ có thể là I
O
.
Vậy vợ Bình có KG: I
B
I
O
, con có KG: I
A
I
O
.
=> 2 anh em có KG: I
A
I
B
, nhóm máu AB.
Câu 4. a/ Nêu những đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao quần thể người lại có một
số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có ?
b/ Phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già.
Trả lời:
a/ Đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật:
- Đặc trưng có cả ở quần thể người và quần thể sinh vật: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, sinh

sản, tử vong.
- Đặc trưng có ở quần thể người, không có ở quần thể sinh vật: đó là những đặc trưng về kinh tế- xã hội như
pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao
- Sự khác nhau đó là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng
sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh sống của mình.
b/ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên và
đỉnh tháp nhọn biểu hiện người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp.
Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ tử
vong và tỉ lệ sinh đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 5. Cha [1] mắt màu đen và mẹ [2] mắt màu nâu sinh được hai con gái: con gái thứ nhất [3] mắt màu nâu
và con gái thứ hai [4] mắt màu đen. Người con gái thứ hai [4] lấy chồng [5] mắt màu đen sinh được cháu trai
[6] mắt màu nâu.
a. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt gia đình trên.
b. Xác định tính trội, lặn trong cặp tính trạng màu mắt.
c. Xác định kiểu gen của cá thể số 1.
Trả lời:
- Sơ đồ phả hệ:






6
- Xác định trội - lặn: Dựa vào phép lai: 4 [đen] × 5 [đen] → 6 [xanh] → đen là trội, tính trạng mắt nâu là lặn.
- Ký hiệu gen: Gen A : mắt đen; gen a: mắt xanh.
Số 1 có KH mắt đen [trội] → KG phải có gen trội A [A_], số 1 có con [số 3] mắt nâu [aa] → KG phải có
gen lặn a. → KG của cá thể số 1 là Aa.
Câu 6. a. Một đứa bé mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường[ không mắc
bệnh]. Hai trẻ sinh đôi nói trên thuộc loại sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng ? Giải thích?

b. Nếu cặp sinh đôi nói trên cùng bị máu khó đông thì có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng là cặp
sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích?
Trả lời:
- Cặp sinh đôi gồm 2 trẻ: Một mắc bệnh, một không -> kiểu gen của chúng khác nhau -> sinh đôi khác trứng
Vì : Nếu sinh đôi cùng trứng thì kiểu gen giống nhau , phải mắc cùng một thứ bệnh
- Không thể khẳng định được là cặp sinh đôi cùng trứng vì: Do sự kết hợp ngẫu nhiên của các tinh trùng với
trứng trong quá trình thụ tinh mà các trẻ sinh đôi [đồng sinh ] khác trứng vẫn có thể có kiểu gen giống nhau ->
mắc cùng một thứ bệnh cùng giới tính
Câu 7. [a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của
con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng
kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?]
Trả lời:
a/
- Cơ chế xác định giới tính ở người:
Nam: XX, Nữ: XY
Sơ đồ lai:
Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY [phát triển thành
con trai] được hình thành từ người bố.
b/
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen
tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình [tính trạng].
Chương V. Ứng dụng di truyền
Câu 1.
a. Đối với các giống vật nuôi, trong trường hợp nào thì hay xảy ra hiện tượng thoái hóa giống? Giải thích
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống?
b. Tại sao các cây như đậu Hà lan thường sinh sản bằng cách tự thụ phấn lại không bị thoái hóa giống?
c. Công nghệ tế bào là gì? gồm những công đoạn thiết yếu nào? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại

có kiểu gen như dạng gốc?
Trả lời:
a. - Hiện tượng thoái hóa giống ở vaath nuôi xảy ra khi có sự giao phối gần
- Nguyên nhân: do các gen lặn có hại ở trạng thái dị hợp tử được đưa về trạng thái đồng hợp tử tương tác với môi
trường sẽ biểu hiện ra kiểu hình xấu
b. Đậu Hà lan tự thụ phấn không gây hiện tượng thoái hóa giống vì: các cây đậu tự thụ phấn rất nghiêm ngặt qua
nhiều thế hệ nên các gen lặn có hại đã bị loại bỏ
- Thực chất chúng là những dòng đồng hợp tử về các gen có lợi được duy trì ổn định trong quá trình tiến hóa
c. ] KN Công nghệ tế bào: HS nêu đúng như SGK / 91
- Nêu được 2 công đoạn thiết yếu của Công nghệ tế bào [ SGK/ 91 ]
3

4 5

1 2
Chú

t h

ích

:
: Nam, mắt đen
: Nam, mắt nâu
: Nữ, mắt đen
: Nữ, mắt nâu
- Giải thích: Vì quá trình phát triển của cơ quan hoặc cơ thể từ tế bào gốc dựa vào qúa trình nguyên phân, mà
cơ chế di truyền của nguyên phân lại dựa trên sự nhân đôi của ADN và NST. Qua đó nguyên liệu di truyền
được sao chép nguyên vẹn từ tế bào mẹ sang tế bào con
Câu 2.

a.Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống?
b.Một dòng cây trồng P ban đầu có kiểu gen Aa chiếm 100%. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 có
tỉ lệ kiểu gen như thế nào?
c.Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống cây trồng?
Trả lời
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ gây thoái hóa giống vì:
Giảm tỷ lệ thể dị hợp tăng tỷ lệ thể đồng hợp, gây hiện tượng thoái hóa vì các gen lặn có hại được biểu hiện.
b. Ở thế hệ F
2
tỷ lệ các kiểu gen thay đổi:
P: Aa x Aa [ 100% dị hợp]
F
1
:
4
1
AA :
4
2
Aa :
4
1
aa -> 50% thể dị hợp và 50% thể đồng hợp
F
1
tự thụ phấn:

4
1
[AA x AA] :

4
2
[Aa x Aa] :
4
1
[aa x aa]
F
2
:
4
1
AA :
4
2
[
4
1
AA :
4
2
Aa :
4
1
aa ] :
4
1
aa
=>
8
3

AA :
8
2
Aa :
8
3
aa -> 75% thể dị hợp và 25% thể đồng hợp
c. Vai trò:
- Tạo dòng thuần để tạo ưu thế lai và sử dụng trong lai phân tích.
- Củng cố các gen có lợi và loại bỏ các gen có hại.
Câu 3. a] Giao phối gần là gì? Giao phối gần gây ra những hậu quả gì ở động vật? Tại sao phương pháp này
vẫn được sử dụng trong chọn giống?
b] Ở một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,5AA : 0,5Aa. Hãy tính tỉ lệ các loại kiểu gen
của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn?
Trả lời:
a] Giao phối gần là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
- Giao phối gần gây thoái hóa ở thế hệ sau ở động vât.[ Biểu hiện như: sinh trưởng phát triển yếu, khả
năng sinh sản giảm, xuất hiện quái thai, dị tật, chết non].
- Phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống vì:
+ Người ta dùng phương pháp này để củng cố, duy trì 1 số tính trạng mong muốn
+ Tạo dòng thuần
+ Đánh giá KG của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
b] Tỉ lệ các loại kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn:
Aa =[1/2]
3
.1/2= 1/16
AA =1/2 +
1/ 2 1/16
2


=23/32
aa =
1/ 2 1/16
2

= 7/32
Vậy tỉ lệ các loại KG của quần thể là: 23/32AA: 1/16Aa: 7/32aa
[Học sinh có thể tính cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm]
Câu 4. Thế nào là công nghệ tế bào? Trình bày ứng dụng của công nghệ tế bào trong nhân giống vô tính
trong ống nghiệm ở cây trồng?
Trả lời:
* Công nghệ tế bào [CNTB]:
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cầy tế bào hoặc mô để tạo ra
những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
*Ứng dụng CNTB trong nhân giống vô tính.
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng gồm các bước sau:
- Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng trong ống nghiệm để tạo ra các
mô sẹo [mô non]
- Từ mô non được chia nhỏ và nuôi cấy trong môi trường vô trùng để tăng nhanh số lượng mô sẹo
- Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt và bổ sung hoocmon sinh trưởng để kích thích chúng
phân hoá thành các cây hoàn chỉnh
- Ươm trồng cây non rồi đưa vào sản xuất.
Với phương pháp này, trong một thời gian ngắn, người ta có thể tạo ra một lượng lớn giống cây trồng sạch
bệnh.
Câu 5. Từ hai dạng ngô có một cặp gen dị hợp [kiểu gen Aabb và aaBb], người ta muốn tạo ra dạng ngô có
hai cặp gen dị hợp [ kiểu gen AaBb]. Hãy trình bày các bước để tạo ra dạng ngô đó? Trong thực tế sản xuất,
người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì ?????/
Trả lời:
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cho hai dạng ngô có kiểu gen Aabb và aaBb tự thụ phấn:

+ Từ dạng Aabb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là AAbb, Aabb, aabb.
+ Từ dạng aaBb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là aaBB, aaBb, aabb.
- Bước 2: Tiếp tục cho thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu được hai dòng thuần là AAbb và
aaBB.
- Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra con lai khác dòng AaBb
* Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên để tạo ra ưu thế lai ở thực vật.
Câu 6. Phân biệt hai hiện tượng: Ưu thế lai và thoái hoá giống?
Trả lời:
Ưu thế lai Thoái hoá giống
Biểu hiện
Con lai có sức sống cao hơn hẳn bố
mẹ : Sinh trưởng nhanh, phát triển
mạnh, khả năng chống chịu tốt với
các điều kiện môi trường, năng suất
cao.
Con lai có sức sống kém hơn bố mẹ: Sinh trưởng chậm, kém
phát triển, khả năng chống chịu kém với các điều kiện môi
trường, năng suất thấp, xuất hiện nhiều tính trạng có hại.
Cơ chế Con lai ở trạng thái dị hợp, nên các
gen lặn [ thường là có hại] không
được biểu hiện vì bị gen trội lấn át.
Con lai ở trạng thái đồng hợp và thể đồng hợp lặn biểu hiện
thành kiểu hình xấu, gây hại.
Nguyên
nhân
Xuất hiện do lai khác dòng và biểu
hiện rõ nhất ở thế hệ F
1
.
Xuất hiện do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hoặc giao phối

cận huyết ở động vật.
Ứng dụng Con lai F
1
được sử dụng làm sản
phẩm để tận dụng làm ưu thế lai,
không dùng làm giống.
Để củng cố một tính trạng nào đó mà con người mong muốn
hoặc tạo ra dòng thuần để tạo ra ưu thế lai.
Câu 7.
a] Ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế lai lại giảm dần qua các thế hệ?
b] Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Trả lời:
a]
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F
1
có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống
chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội so với bố mẹ.
- Qua các thế hệ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn tăng, tỉ lệ dị hợp tử giảm. Đồng hợp lặn thường biểu hiện kiểu
hình xấu nên ưu thế lai giảm dần.
b] Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng
dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
Câu 8. Tại sao không dùng cơ thể lai F
1
để nhân giống? Ở thực vật muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện
pháp gì?
Trả lời: - Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân ly, sẽ xuất hiện
các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại dẫn đến ưu thế lai giảm.
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính [giâm, chiết, ghép ].
Câu 9. Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy phân tích vai trò của
các nhân tố: “Nước, phân, cần, giống” trong việc nâng cao năng suất cây trồng, từ đó nêu ý nghĩa của việc

đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng suất lúa trong bước tiến nhảy vọt về năng suất lúa hiện
nay.
Trả lời:
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Ảnh hưởng của môi trường đến sự thể hiện của kiểu gen thành kiểu hình là có giới hạn. Giới hạn thường
biến của tính trạng gọi là mức phản ứng được quy định bởi kiểu gen. Cho ví dụ.
- Kiểu gen [giống] quy định mức phản ứng [năng suất] của cơ thể trước môi trường, môi trường sẽ quy
định kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen quy định.
- “Nước, phân, cần, giống” chỉ là các yếu tố kỹ thuật, chỉ ảnh hưởng đến năng suất có giới hạn. Giới hạn
đó được quy định bởi giống. Giống quy định giới hạn của năng suất nên muốn vượt giới hạn năng suất của
giống cũ phải dùng giống mới. Do đó yếu tố giống phải là hàng đầu.
- Trong thực tiễn nông nghiệp của nước ta hiện nay sự tiến nhanh về năng suất lúa là kết quả của một cuộc
cách mạng về giống trên nền tảng của việc giải quyết tốt vấn đề thủy lợi, phân bón, thâm canh tăng vụ. Việc
nhập nội các giống lúa mới cải tạo các giống lúa địa phương bằng lai tạo, gây đột biến … là một việc làm
có cơ sở khoa học. Biện pháp kỹ thuật sẽ quy định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống quy
định. Có giống tốt mà kỹ thuật kém, đồng ruộng không được cải tạo cũng không phát huy được hết khả
năng của giống tốt
Câu 10. a] Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ
thấy xảy ra sự thoái hóa giống, trong khi ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến
thoái hóa giống? Cho ví dụ minh họa.??????
b] Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống?????/
Trả lời:
a] + ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự
thoái hoá giống vì:
* Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, tỷ lệ thể dị hợp giảm,các gen lặn có hại gặp nhau ở thể đồng hợp gây hại,
gây ra sự thoái hoá giống.
* Ví dụ: ở ngô tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có hiện tượng năng suất, phẩm chất giảm =>
thoái hoá giống.

+ ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên nên các cá
thể đồng hợp trội và lặn đã được giữ lại thường ít hoặc không ảnh hưởng gây hại đến cơ thể sinh vật,
không gây ra sự thoái hoá giống.
Ví dụ: Cà chua, đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt nên khi tự thụ phấn không bị thoái
hoá giống vì hiện tại chúng mang các cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
b] Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống:
+ Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn.
+ Tạo dòng thuần [có các cặp gen đồng hợp],thuận lợi cho sự đánh giá kiểu
gen của từng dòng,phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
Chương VI. Sinh thái học
Câu 1. a. Mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong một quần thể sinh vật xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ ở
thực vật, động vật và ý nghĩa của mối quan hệ này với sự phát triển của quần thể.
b. Trong thực tiễn sản xuất, nên làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể nhằm
làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng?
Trả lời:
a.
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá
thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,
… hoặc con đực tranh giành nhau con cái.
* Ví dụ minh họa:
- Ở thực vật: hiện tượng tự tỉa thưa [xuất hiện khi các cây mọc gần nhau, thiếu ánh sáng, nước và muối
khoáng,…
- Ở nhiều loài động vật:
+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở,… hoặc con đực tranh giành con cái,… có hiện tượng đánh lẫn nhau hoặc dọa nạt
nhau bằng tiếng gầm, tiếng hú, tiếng hót, tiết dịch hôi hoặc bằng điệu bộ dọa nạt,… dẫn đến hiện tượng xuất
cư ra khỏi quần thể ở nhiều loài.
+ Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau [ăn trứng, ăn con non hoặc con nhỏ hơn] hoặc kí sinh
cùng loài.
* Ý nghĩa: giúp cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

b] Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ thích hợp, áp dụng các kỹ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc
tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 2. Một quần xã có các sinh vật: cỏ, bọ rùa, ếch, rắn, châu chấu, đại bàng, vi khuẩn, chó sói, gà rừng,
hươu, sư tử.
a. Vẽ lưới thức ăn của quần xã?
b. Người ta có kế hoạch tiêu diệt toàn bộ số sư tử và đại bàng trong quần xã nêu trên. Em có ý kiến gì về vấn
đề này?
Trả lời:
a. Vẽ
b. Không nên tiêu diệt toàn bộ số sư tử và đại bàng trong quần xã vì:
- Nên để một số lượng nhất định để tiêu diệt các cá thể bệnh tật, ốm yếu [ là thức ăn của chúng ] trong quần xã,
điều này có lợi cho sự tồn tại và phát triển của loài
- Mặt khác, sự tồn tại của chúng góp phần tạo nên sự cân bằng sinh học của hệ sinh thái
Câu 3
1.Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
2.Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: cào cào, ếch, cỏ, thỏ, rắn, chuột, đại bàng, vi sinh vật.
a.Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên.
b.Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể nào bị ảnh hưởng trực tiếp và biến động như thế nào?
Trả lời
1. Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật
2. Lưới thức ăn
Cào cào Ếch
Rắn Đại bàng -> VSV phân
Cỏ Thỏ giải

Chuột
b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã thì sẽ ảnh hưởng tới những quần thể: cào cào, chuột, ếch, đại bàng
- Sự biến động số lượng: cào cào, chuột, ếch tăng vì số loài tiêu thụ chúng giảm, số lượng cá thể đại bàng tăng
vì số lượng ếch và chuột tăng

Câu 4. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
1. Chim ăn sâu; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ
đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và
cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8. Địa y; 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng
nhóm; 10. Cáo ăn thỏ.
Trả lời:
Các mối quan hệ sinh thái:
- Quan hệ cùng loài: 7, 9
- Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10
+ Cộng sinh: 3, 8.
+ Hội sinh: 5.
+ Hợp tác: 6.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: 2, 4.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: 1, 10.
Câu 5. Lưới thức ăn là gì? Hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn[ mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích] và phối hợp 3
chuỗi thức ăn đó thành 1 lưới thức ăn
Trả lời:
- Khái niệm lưới thức ăn: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn
- 3 chuỗi thức ăn đúng
- Lưới thức ăn đủ 3 thành phần: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy
Câu 6. a - Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào
hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
b - Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để
không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?
Trả lời:
a- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện
tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
- Mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài
- Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém,
tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp.Thêm

vào đó khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành ở phía dưới sẽ khô
héo và rụng.
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ
b- Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm
giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?
- Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp với tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện
cho cây trồng phát triển tốt.
Câu 7. Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là
động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu
hại táo, ruồi nhà, kì nhông.
Trả lời:
- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50
o
C
- Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.
- Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Các loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, sâu hại táo, ruồi nhà, kỳ nhông
Câu 8. a]Vai trò quan trọng nhất của nhân tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật và đối với động vật là gì?
b]Nêu các đặc điểm khác biệt điển hình về hình thái và sinh lý giữa các cây ưa sáng [ví dụ: bạch đàn] và các
cây ưa bóng [ví dụ: lá lốt].
Trả lời:
a] - Đối với thực vật: tham gia vào quá trình quang hợp.
- Đối với động vật: giúp cho chúng nhận biết các vật thể và định hướng trong quá trình di chuyển.
b] Đặc điểm
Đặc điểm Bạch đàn [cây ưa sáng] Lá lốt [cây ưa bóng]
Hình thái
[HS chỉ cần
trình bày những
nội dung có
gạch chân là

Thân: thân gỗ, cao, to, mọc thẳng; vỏ dày,
màu trắng hoặc xanh nhạt.
Lá: phiến lá dày, hẹp, màu xanh nhạt, lá xếp
nghiêng so với mặt đất để tránh được những
tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá; mô giậu
Thân: thân leo, mảnh; vỏ mỏng, màu xanh
thẫm.
Lá: phiến lá mỏng, rộng, màu xanh thẫm, lá
nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều tia
tán xạ; mô dậu ít hoặc kém phát triển.
Đối với chăn nuôi: khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn chỗ ở trở nên thiếu thôn, môi trường bị ô nhiễm ta
cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện
cho vật nuôi phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề