Những hạt sỏi có trong dạ dày cơ của gà có liên quan như thế nào với quá trình tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày đóng một vai trò rất quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Quá trình tiêu hóa protein không chỉ là sự kết hợp hoạt động thông thường của ống tiêu hóa và gan mật mà chúng còn đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể. Vậy quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Chiều dài ống tiêu hóa của con người rơi vào khoảng 9 mét. Giữa các cá thể khác nhau, sinh lý tiêu hóa thức ăn thay đổi và phụ thuộc vào các yếu tố khác như thức ăn và kích thước bữa ăn. Quá trình tiêu hóa hay diễn ra trong thời gian từ 24 giờ đến 72 giờ.

Ngay từ trong khoang miệng đã bắt đầu quá trình tiêu hóa cùng với sự tiết nước bọt và các enzym tiêu hóa của nó. Bởi các cơ nhai và nuốt vào thực quản tại chỗ thức ăn được hình thành vào một bolus, sau đó nó đi vào dạ dày thông qua hoạt động của nhu động ruột. Acid clohydric và pepsin có trong dịch dạ dày có thể làm hỏng thành dạ dày, các chất nhầy được tiết ra để bảo vệ. Tại đây, dạ dày giải phóng nhiều các loại enzym khác nhau giúp quá trình phân hủy thức ăn diễn ra nhanh chóng, đồng thời kết hợp với hoạt động khuấy của dạ dày. Một phần thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ đi vào tá tràng trong trạng thái chất chyme đặc bán lỏng. Ở ruột non, phần lớn diễn ra quá trình tiêu hóa và nó được hỗ trợ bởi sự bài tiết của dịch tụy, mật và dịch ruột.

Nhung mao được lót trên thành của ruột, những tế bào biểu mô của ruột được bao phủ bởi nhiều vi nhung mao nhằm cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng cách tăng tiết diện bề mặt ruột. Trong ống tiêu hóa thức ăn di chuyển chậm lại và tạo điều kiện để diễn ra quá trình lên men của hệ vi khuẩn đường ruột diễn ra ở ruột già. Tại ruột già, nước được hấp thụ ngược trở lại, còn các chất thải lưu trữ dưới dạng phân để thải ra ngoài theo đường đại tiện qua ống hậu môn.

Xem ngay: Quá trình tiêu hóa ở ruột non khác gì ruột già?

Quá trình tiêu hóa protein diễn ra trong dạ dày và tá tràng là một phần nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong đó có ba loại enzyme chính tham gia vào quá trình tiêu hóa đó là pepsin do quá trình tiêu hóa ở dạ dày tiết ra và trypsin, chymotrypsin do tuyến tụy tiết ra sẽ làm phân hủy protein thức ăn thành polypeptid, sau đó được phân hủy bởi nhiều dipeptidaze và exopeptidaze thành các amino acid. Tuy nhiên, chủ yếu những enzym tiêu hóa tham gia vào quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày được tiết ra dưới dạng tiền chất không hoạt động của chúng, các zymogens ví dụ như tuyến tụy tiết ra emzym trypsin dưới dạng trypsinogen được kích hoạt trong tá tràng bởi enterokinase để tạo thành trypsin. Tiếp đó, trypsin có nhiệm vụ phân cắt protein thành các polypeptit nhỏ hơn.

Ở trong dạ dày dịch vị xuất hiện ngay trước cả khi thức ăn đến nơi. Những tác động như mùi vị, hình ảnh hay chỉ cần những suy nghĩ về thức ăn cũng có thể kích thích hệ thần kinh trung ương truyền tín hiệu đến các tuyến của dạ dày để hoạt động tiết dịch. Khi thức ăn di chuyển tới dạ dày và chạm vào niêm mạc của nó, các tế bào niêm mạc sẽ tiết ra hormone gastrin. Lúc này gastrin có nhiệm vụ kích thích sản xuất một lượng lớn dịch vị dạ dày.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày có sự tham gia của một số loại enzym

Dạ dày bắt đầu căng ra khi thức ăn được đổ đầy. Hiện tượng này giúp kích thích quá trình tiêu hóa cơ học của dạ dày. Ở thành dạ dày các cơ trơn bắt đầu chuyển động co bóp để nhào trộn thức ăn. Đồng thời, dịch vị dạ dày cũng được trộn lẫn với thức ăn và bắt đầu quá trình tiêu hóa hóa học. Một loại enzyme có nhiệm vụ tiêu hóa protein có trong dịch vị đó là enzyme pepsin, bắt đầu phân ra những phần tử protein phức tạp. Chất béo và tinh bột ít được tiêu hóa trong dạ dày. Các loại thực phẩm như nước, thuốc và rượu,... ví dụ như thuốc aspirin được hấp thu trực tiếp xuyên qua thành dạ dày để đi vào máu.

Khi thức ăn được trộn lẫn và phân giải ra thành các dưỡng trấp, ở phần dưới của dạ dày nhu động ruột bắt đầu xuất hiện. Dưỡng trấp sẽ di chuyển xuống phía dưới vùng môn vị. Cơ vòng môn vị mở ra một ít sau mỗi nhát bóp của thành dạ dày, giúp cho một lượng dưỡng trấp đi vào trong tá tràng. Khi tá tràng đã được đổ đầy, thành của tá tràng sẽ căng ra và dạ dày sẽ nhận được một tín hiệu từ thần kinh để hoạt động chậm lại. Thời gian để dạ dày tiêu hóa được hoàn toàn sau một bữa ăn cân bằng mất khoảng 4 giờ đồng hồ. Nếu trong bữa ăn có chứa nhiều dầu mỡ thì quá trình tiêu hóa sẽ mất nhiều hơn, tốn khoảng ít nhất 6 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn.

Tóm lại, quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày là sự kết hợp không chỉ của hoạt động thông thường của ống tiêu hóa và gan mật mà chúng còn đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể. Quá trình này của cơ thể đóng một vai trò quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Do vậy, nếu có xuất hiện những triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

  • Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.
  • Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật [ERAS], giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 - 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng có trong nước tiểu bị kết tủa và lâu ngày tích tụ thành sỏi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống của người bị sỏi thận rất quan trọng nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì ngay sau đây.

Người mắc bệnh sỏi thận thường do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều thức ăn chứa axit oxalic, uống quá ít nước…, khiến thận lọc quá tải dẫn đến tích tụ nhiều chất khoáng, cặn bã, hình thành sỏi ở thận. Thế nên, quan trọng nhất xây dựng lại chế độ ăn uống cho bệnh nhân dựa theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau: [1]

  • Hạn chế ăn quá mặn, nhiều muối hay ăn nhiều đường, đồ ngọt
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, kali
  • Cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin
  • Uống nhiều nước hơn, đặc biệt vào trời nắng nóng hoặc sau khi tập thể dục

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị sỏi thận. Chế độ dinh dưỡng đúng cách có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng bữa ăn để đảm bảo được sức khỏe chống lại bệnh. Khi mắc bệnh nhiều người thường mệt mỏi, chán ăn hay ăn uống không ngon miệng nên rất cần hiểu rõ về các thực phẩm để có thể bổ sung đúng cách, khoa học nhất.

Tùy theo kích thước của sỏi mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống như uống nhiều nước, cân bằng dinh dưỡng tránh suy nhược cơ thể, bổ sung các thực phẩm giàu canxi & vitamin, hạn chế tối đa lượng muối hằng ngày,… để giúp cho việc điều trị dứt điểm, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ tái phát về sau.

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, bớt sự lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận. Vitamin A có nhiều nhất trong cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh…

Nhiều người vẫn nghĩ bị sỏi thận nên kiêng toàn bộ thực phẩm giàu canxi thì điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu lượng canxi của bạn thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên, tăng nguy cơ tạo sỏi. Thực đơn hằng ngày của người bệnh vẫn nên ăn các thực phẩm chứa canxi như phô mai, sữa chua, các loại hạt, rau có màu xanh đậm. Vitamin D sẽ giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, nên bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng.

Vitamin B6 là loại vitamin cơ thể không tự sản xuất được và tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat. Bổ sung vitamin B6 từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, bông cải, cà rốt, các loại cá…

Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ bệnh nhân sỏi thận nên ăn là: cần tây, bắp cải, rau lưng, bông cải xanh,…

Trái cây họ cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C, đã được chứng minh là có thể giảm khả năng hình thành oxalat, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật [thành phần chủ yếu gây ra sỏi]. [2]

Đây là loại nước tốt nhất, việc giữ đủ nước cho cơ thể sẽ giữ cho nước tiểu của bạn loãng, điều này làm cho sỏi khó hình thành hơn. Hơn hết uống nhiều nước tránh bị sỏi thận, giúp tống ra ngoài những viên sỏi nhỏ [nếu có]. Nên việc uống nước rất quan trọng và cần thiết với người bị sỏi thận. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, có thể chia thành nhiều lần trong ngày.

Sử dụng công thức sau để tính được số nước bạn cần phải uống: Cân nặng x 40 = Số nước cần uống trong ngày

Kiểm tra màu nước tiểu trắng trong chứng bỏ bạn đã uống đủ nước, nếu màu vàng sẫm thì bạn cần phải bổ sung thêm.

Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:

  • Nước chanh: chứa chất citrate, giúp hòa tan sỏi thận
  • Trà lựu: giảm hàm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc 
  • Nước ép nho: chứa chất chống oxy hóa, đào thải độc tố
  • Trà gừng: kháng khuẩn, chống viêm
  • Trà húng quế: chứa axit axetic, giúp phá hủy sỏi thận 
  • Nước cam ép: chứa citrate, ngăn chặn sỏi

Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Người bệnh nên ăn tối đa 3gr muối/ngày, ăn nhạt, ít muối trong thức ăn sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị và tránh gây biến chứng về sau.

Bánh kẹo, đồ ngọt, đường chứa fructose và sucrose rất cao, chính là yếu tố gây ra sỏi thận và dẫn đến tiểu đường. Nó còn có khả năng làm tăng gốc oxalate nên cần hạn chế tối đa đường trong chế độ ăn uống. 

Chất đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, nguy cơ hình thành sỏi thận. Chỉ nên ăn tối đa 200g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua. 

Chất kali nếu nhiều trong máu sẽ gây áp lực lên thận, giảm khả năng thận đào thải và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Thực phẩm giàu kali nên hạn chế trong chế độ ăn uống của người bị sỏi thận như: chuối, khoai tây, bơ, 

Người bị sỏi thận thường có hàm lượng oxalate cao, nên để hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận cần tránh xa các thực phẩm giàu oxalate như đậu, củ cải đường, rau cải bó xôi, rau muống. 

Thức ăn nhanh, hay nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào sẽ chứa nhiều đạm, nhiều dầu sẽ gia tăng lượng muối vào cơ thể. Các loại thực phẩm này chỉ khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp vừa tốt cho sức khỏe vừa hạn chế gia tăng sỏi thận.

Không uống nhiều nước ngọt, nước có ga, cà phê, trà quá đậm… vì những loại đồ uống này dễ làm kết tủa và hình thành sỏi thận. [3]

Nam giới thường có thói quen uống nhiều rượu bia. Không chỉ có gan mà thận cũng bị đe dọa nghiêm trọng nếu lượng bia dung nạp vào cơ thể quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động liên tục để thải độc.

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh sỏi thận. Hy vọng với những gợi ý trên đây, người bệnh sỏi thận đã có một cái nhìn tổng thể về dinh dưỡng và xây dựng cho mình thực đơn ăn uống hằng ngày phù hợp nhất. 

Video liên quan

Chủ Đề