Những ví dụ nào sau đây biểu hiện của cơ quan tương đồng

Ví dụ nào sau đây nói về cơ quan tương đồng?

A. Gai xương rồng và lá hoa hồng

B. Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.

C. Mang cá và mang tôm

D. Cánh sâu bọ và cánh dơi.

Khoa học sinh học hiện đại có đầy đủ sự thật để chứng minh sự tồn tại của một quá trình thay đổi tiến hóa trong các sinh vật sống. Và một trong những bằng chứng hàng đầu để có thể chứng minh được sự tiến hóa này chính là sự tương đồng của nó trong cấu trúc của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, câu hỏi: Cơ quan tương đồng là những cơ quan như thế nào? Thì lại có rất ít người trả lời đúng. Sau đây, hãy cùng Chúng tôi đi vào một câu trắc nghiệm nhỏ cùng với các vấn đề liên quan đến cơ quan tương đồng.

A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Giải thích:

– Các cơ quan ở các loài được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù ở thời điểm hiện tại, những cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau. Có thể thấy, cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng, vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng hiện nay, chứng năng của chúng đã không còn nữa hoặc đã bị tiêu giảm.

Ví dụ:

Nhiều loài rắn vẫn còn dấu vết của các chi ở dạng cơ quan thoái hóa.

Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người được xem là cơ quan thoái hóa.

– Mặt khác, sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là các bằng chứng gián tiếp thể hiện rõ các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

– Nhìn từ các đáp án trên, có thể thấy:

+ Loại phương án A. vì Cơ quan tương đồng là các cơ quan bắt nguồn từ một nguồn gốc.

+ Loại phương án C. Vì các cơ quan tương đồng không có chức phận giống nhau mà chức năng của chúng rất khác nhau.

+ Loại phương án D. Vì các đặc điểm mà phương án D nêu ra chính là khái niệm của cơ quan tương tự.

Như vậy phương án đúng chỉ có thể là phương án B: Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Một số ví dụ cụ thể về cơ quan tương đồng

– Ví dụ đầu tiên và cũng là điển hình nhất có lẽ là về các chi trước của động vật có xương sống, hoặc chân chèo cá voi và cá heo, cánh của một con chim và một con dơi, hay bàn tay của con người, nốt ruồi và bàn chân cá sấu thực hiện chức năng khác nhau, nhưng cấu trúc của chúng lại tương tự nhau. Và tất cả chúng đều chính là chân trước của động vật có xương sống, đó là vai, là cẳng tay, là cổ tay của chúng.

– Hay như một ví dụ về sửa đổi của rễ cây. Các cơ quan bên trong của thực vật cũng có thể bị thay đổi một cách đáng kể trong các điều kiện phát triển khác nhau của tự nhiên. Thí dụ như, trong củ cà rốt và củ cải, rễ chính thường dày lên là lưu giữ các chất dinh dưỡng. Đến mùa thu, các cơ quan nâng cao của chúng sẽ chết đi, những rễ cây phình ra nhờ hấp thụ được nhiều dưỡng chất đó sẽ là nguồn dự trữ dồi dào để đi nuôi cơ thể cây. Đó chính là một ví dụ điển hình về sự tiến hóa giữa các cơ quan tương đồng với nhau. Mặc dù có cùng nguồn gốc, nhưng dựa vào các điều kiện tự nhiên, các yếu tố bên trong và bên ngoài của chúng tác động mạnh mẽ làm chúng có những thay đổi to lớn để phù hợp với sự sinh sôi của chính mình.

Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

Tiêu chí Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự
Khái niệm Là những cơ quan bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên, chúng cùng nằm ở một vị trí tương đồng trên cơ thể, tuy nhiên, lại thực hiện các chức năng rất khác nhau. Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng lại cùng thực hiện một chức năng như nhau.
Kết cấu Có kiểu cấu tạo tương tự nhau Có hình thái tương tự nhau
Chức năng Thực hiện các chức năng khác nhau. Cùng thực hiện các chức năng giống nhau.
Hình dạng ngoài Phản ánh sự tiến hóa phân ly.

Cơ quan thoái hóa là một trường hợp đặc biệt của cơ quan tương đồng: chúng chính là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Ví dụ Tay người và cách dơi là hai bộ phận có cùng nguồn gốc chi trước, tuy nhiên, chúng lại được tiến hóa theo hai hướng trái ngược nhau. Cụ thể, ở người, chi trước được phát triển thành cơ quan để cầm nắm hoặc sử dụng công cụ; nhưng ở dơi, chi trước của nó được phát triển thêm màng da để nói liền với thân và chi sau tạo thành cánh để bay. Chi sau của cá voi có hình dáng dẹt tương tự như đuôi cá, thích nghi với chức năng điều chỉnh hướng bơi hay giữ thăng bằng cho cơ thể cá khi bơi.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Cơ quan tương đồng là những cơ quan như thế nào? và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự. Vậy Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? Hãy cùng Toploigiai trả lời câu hỏi này nhé!

Câu hỏi: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?

A. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.

B. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.

C. Cánh dơi và tay người.

D. Cánh chim và cánh côn trùng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Cánh chim và cánh côn trùng

Cánh chim và cánh côn trùng là ví dụ cơ quan tương tự.

>>> Xem thêm: Ví dụ cơ quan thoái hóa?

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Lý do không chọn đáp án A, B, C là dựa vào bằng chứng giải phẫu so sánh

Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau, thực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên.

Cơ quan tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

Xét các đáp án A, B, C:

A. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. Hai cơ quan này có hình thái khác nhau nên không gọi là cơ quan tương tự.

B. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Đây là 2 cơ quan tương đồng vì đều phát sinh từ lá.

C. Cánh dơi và tay người. Đây là 2 cơ quan tương đồng có nguồn gốc phát sinh từ chi trước của lớp thú, có cấu tạo cơ và xương [gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xưong bàn và xương ngón].

Lí do chọn đáp án D là dựa vào bằng chứng giải phẫu so sánh: Cơ quan tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

Cánh chim và cánh côn trùng là cơ quan tương tự vì có hình thái giống nhau đều giúp sinh vật di chuyển theo kiểu bay lượn; nhưng có nguồn gốc khác nhau: Cánh chim là biến đổi của chi trước của động vật có xương sổng; cánh côn trùng là biến đổi của biểu bì.

>>> Xem thêm:Ví dụ về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về các bằng chứng tiến hóa

Câu 1:Cấu tạo khác nhau về chi tiết các cơ quan tương đồng là do

A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài

B. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau

C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.

D. Thực hiện các chức phận giống nhau.

Trả lời:

Đáp án:B

Câu 2:Cánh của dơi, vây ngực của cá vọi, chân trước của mèo và tay người là

A. Cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau

B. Cơquan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau

C. Cơquan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau

D. Cơquan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau.

Trả lời:

Đáp án:C

Câu 3:Khi nói về cơ quan tương đồng, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?

[1] Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng phản ánh sự tiến hóa phân li.

[2] Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung.

[3] Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

[4] Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về chi tiết cấu tạo, hình thái giữa các cơ quan tương đồng là do chúng có nguồn gốc khác nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Trả lời:

Đáp án:C

Câu 4:Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.

B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.

C. Phân tíc trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

D. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein, … chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Trả lời:

Đáp án:C

Câu 5:Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là

A. Cơquan tương đồng và cơ quan tương tự

B. Cơquan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự

C. Cơquan tương đồng, cơ quan thoái hóa

D. Cơquan tương tự, cơ quan thoái hóa

Trả lời:

Đáp án:C

-----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự cũng như cung cấp thêm trắc nghiệm về các bằng chứng tiến hóa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề