Những việc kế toán cần làm cuối năm năm 2024

Một trong những công việc kế toán bắt buộc và quan trọng phải thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm là kiểm kê tài sản. Cụ thể Điều 40 Luật kế toán 2015 có quy định doanh nghiệp phải kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm.

Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Nếu có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

[3] Xác nhận, lập biên bản đối chiếu công nợ:

Kế toán, doanh nghiệp cần lập Biên bản đối chiếu công nợ với số dư được trình bày trên báo cáo tài chính tại thời điểm cuối năm, để đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các khoản công nợ.

[4] Báo cáo tài chính

- Kiểm tra lại số liệu để lập báo cáo tài chính.

- Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC

[5] Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng:

Trích lập dự phòng cho mục đích kế toán: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trích lập dự phòng cho mục đích tính thuế TNDN: Thực hiện theo Thông tư 48/2019/TT-BTC [Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp].

Trong đó, đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng theo Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

Hạch toán kế toán trích lập: Nợ TK 642 và Có TK 229

Hồ sơ trích lập dự phòng phải tuân thủ Thông tư 48/2019/TT-BTC để đảm bảo các chi phí này là chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

[6] Trích trước các khoản chi phí phải trả

Căn cứ tại Điều 54 [hướng dẫn tài khoản 335- chi phí phải trả] Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn thì:

Kế toán phải phân biệt các khoản chi phí phải trả [hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích] với các khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:

- Các khoản dự phòng phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể; Các khoản chi phí phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;

- Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả [ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng]; Các khoản chi phí phải trả xác định được chắc chắn số sẽ phải trả;

- Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác trong khi chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.

- Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.

[7] Rà soát lại các công việc liên quan đến thuế trong năm

[7.1] Lưu ý về chính sách giảm thuế GTGT:

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc Hội], việc giảm thuế suất thuế GTGT [Từ 10% xuống 8%] có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Hiện tại, Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2024, xem chi tiết tại đây.

Tại thời điểm 31/12/2023 kế toán, doanh nghiệp cần phải lưu ý cập nhật và theo dõi các quy định [thay thế] nếu có liên quan đến việc giảm thuế GTGT này để đảm bảo tuân thủ các chính sách pháp luật về thuế.

[7.2] Lưu ý về đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc của nhân viên:

- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để xin giảm trừ gia cảnh đã có nhiều thay đổi theo Thông tư 79/2022/TT-BTC. Thông tư này đã sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Đối với trường hợp các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định thì được đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, bao gồm:

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

[7.3] Thuế phải nộp:

- Kê khai nộp lệ phí môn bài

- Khấu trừ thuế TNCN: Lũy tiến, toàn phần. Lưu ý đặc biệt đối với các nhân không cư trú..

- Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN

- Hạch toán đầy đủ các khoản truy thu, phạt thuế

- Đối chiếu số liệu phát sinh tờ khai và hạch toán

- Loại trừ chi phí không hợp lý, hợp lệ [nhập vào mục B4 tờ khai quyết toán]

- Tạm nộp thuế đối với hoạt động BĐS, xây lắp vãng lai

-Trường hợp phải khấu trừ 10% thuế TNCN [nếu có]

[7.4] Lưu ý về mẫu cam kết 08/CK-TNCN:

Thời điểm ký cam kết là thời điểm chi trả chứ không phải là cuối năm làm cho cả năm và ghi ngày ký là cuối năm.

Trước ngày 31/12/2023 công việc kế toán, doanh nghiệp phải thực hiện gồm những gì? Một số lưu ý về thuế cuối năm 2023? [Hình từ internet]

Hạn nộp tờ khai thuế trong tháng 12/2023 là khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a] Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b] Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

Quản lý thuế đối với hộ khoán
...
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a] Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

Theo đó, lịch nộp tờ khai thuế trong tháng 12/2023 như sau:

Thời gian

Hồ sơ khai thuế

Chậm nhất ngày 20/12/2023

- Tờ khai thuế GTGT kỳ tháng 11 năm 2023

- Tờ khai thuế TNCN tháng 12/2023 [nếu có]

Chậm nhất 15/12/2023

Nộp hồ sơ khai thuế khoán của năm 2024

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định như sau:

- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Kế toán thuế cuối năm phải làm những gì?

Vào cuối năm, kế toán thuế sẽ có rất nhiều việc quan trọng phải làm:.

Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. ... .

Lập báo cáo thuế quý IV..

Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm..

Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] của năm..

Cuối tháng kế toán phải làm những công việc gì?

Danh sách công việc cần làm cuối năm của Kế toán xây dựng.

Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm..

Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm..

Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.

Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp..

Cuối năm cần nộp những báo cáo gì?

Hồ sơ khai thuế:.

Tờ khai thuế giá trị gia tăng;.

Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;.

Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;.

Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;.

Báo cáo tài chính;.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân..

Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Một báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tờ khai quyết toán thuế [cho doanh nghiệp và cá nhân], bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Chủ Đề