Nội dung ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì

     Vua Hùng thứ XVIII có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén cho nàng một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào xứng đáng.

     Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thuỷ Tinh có phép lạ như dâng nước, hô mây, gọi gió, nổi sóng, gây mưa... Vua Hùng băn khoăn ngẫm nghĩ, rồi phán: Cả hai thần đều rất tài giỏi, thật vừa ý ta. Nhưng ta chỉ có một ái nữ, biết gả cho thần nào? Thôi thì ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước, ta khắc cho làm rể và cưới con gái ta....

     Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước mang theo voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, kèm theo một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng... Vua Hùng vui vẻ nhận lời, rồi cho phép Sơn Tinh làm lễ cưới, rước Mị Nương về núi.

     Thuỷ Tinh chậm chân đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận. Thần lập tức hô mưa, gọi gió, giông bão mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, quyết dành lại người đẹp. Cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên kịch chiến suốt ngày đêm. Núi Tản Viên, sông Đà trở thành bãi chiến trường ác liệt, cây đổ, đất đá ngổn ngang, xác ba ba, thuồng luồng, rắn rết bị giết chết nổi đầy sông. Đánh mãi không được, Thuỷ Tinh hậm hực rút quân về.

     Từ đó, Thuỷ Tinh ôm mối hận thù khôn nguôi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 tháng 8 ta, Thuỷ Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi...

     Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mượn chuyện hai thần tranh giành người đẹp để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta.
Sơn Tinh đã đánh thắng Thuỷ Tinh. Điều đó nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ xưa muốn có sức mạnh thần kì, vô địch đế đẩy lùi và chế ngự thiên tai lũ lụt, để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời.

     Hình tượng Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao, lên cao mãi để chiến thắng Thuỷ Tinh là một trong những hình ảnh thần kì tráng lệ trong truyện cổ dân gian Việt Nam.

                                                                                                       Loigiaihay.com

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết được lưu truyền phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Có thể nói đất nước ta có một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, những tác phẩm đã nuôi dưỡng một tuổi thơ, một tâm hồn của một dân tộc. Chúng ta ai cũng từng được tắm mình trong âm hưởng thần kì của những truyện cổ tích, những truyền thuyết và ca dao thần thoại. Đây là những tác phẩm đã chứng kiến quá trình trưởng thành của những con người Việt Nam. Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng là tác phẩm đã được kể đi kể lại rất nhiều lần khi chúng ta còn bé, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những giá trị, bài học của nó dưới góc độ nghệ thuật.

Vài nét về tác phẩm

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã được lưu truyền từ rất lâu, đi cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tác phẩm thể hiện trí tưởng tượng rất phong phú của nhân dân ta.

Ý nghĩa tác phẩm

* Giải mã hiện tượng thiên nhiên

Phần lớn truyền thuyết, truyện cổ tích được viết ra nhằm giải thích cho sự ra đời của một sự vật hiện tượng nào đó. Họ mong muốn và tò mò về sự xuất hiện của những hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên, với sự nhận thức và điều kiện của khoa học kĩ thuật thời bấy giờ còn quá hạn chế, nên họ đã giải thích bằng chính trí tưởng tượng của họ. Đất nước ta là đất nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, đường bờ biển dài, hàng năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão đổ bộ vào đất liền. Dường như năm nào đất nước cũng phải chịu hậu quả nặng nề bởi những trận bão lũ, nhân dân ta mong muốn tìm hiểu lý do vì sao lại xảy ra hiện tượng này, đó là lý do mà tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh ra đời. Sơn Tinh là đất liền. Thủy Tinh là bão lũ, vì năm nào Thủy Tinh cũng đem quân đánh Sơn Tinh, mới xảy ra hiện tượng bão lũ hàng năm. Vì niềm tin đó, nhân dân ta đã thỏa mãn được nhu cầu được tìm hiểu của mình. Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên. Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Với trí tưởng tượng của mình, trước khi khoa học ra đời, họ đã hài lòng với những gì mình được nghe, kể, rất nhiều hiện tượng thiên nhiên đã được giải thích như thế.

* Khát vọng chiến thắng và làm chủ thiên nhiên

Câu chuyện được xây dựng dựa trên một cuộc thi kén rể của vua Hùng, giữa hai bên Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang tài ngang sức. Vua Hùng đã đặt ra thách thức là lễ vật, ai đem đủ lễ vật đến trước thì có thể được cưới con gái vua Hùng. Tuy nhiên, ta có thể thấy lễ vật đặt ra lại là những sản vật chỉ có ở mặt đất, nơi Sơn Tinh cai trị. Điều này đã thể hiện sự thiên vị ngay từ đầu của vua Hùng, cũng như mong muốn để cho những con người của đất liền, đang ngày đêm chống bão là kẻ chiến thắng. Những trận chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra hàng năm chính là cuộc chiến giữa con người và thiên tai lũ lụt. Một cuộc chiến trường kì và rất mệt mỏi. Tác phẩm đã vẽ lại những nỗ lực chống chọi với thiên nhiên ác nghiệt của nhân dân ta, song, phần thắng bao giờ cũng thuộc về Sơn Tinh. Kết truyện này đã khẳng định khát vọng chiến thắng bão lụt và khát khao làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta thời xưa. 

Nhân dân ta có những phẩm chất tốt đẹp mà ngàn đời sau ta còn thấy tự hào, Sơn Tinh Thủy Tinh đã một lần nữa làm nổi bật những phẩm chất ấy, kiên cường mạnh mẽ, tự chủ, không bao giờ chấp nhận thất bại trướ thiên nhiên khắc nghiệt. Họ luôn biết khát khao và hi vọng vào chiến thắng tuyệt đối của mình, không một thế lực nào có thể chiến thắng được khát vọng đó.

Thảo Nguyên

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Đề bài: Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 

Bạn đang xem: Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

I. Dàn ý Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 

1. Dàn ý số 1 [Chuẩn]

a. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc nhân vật. Thời vua Hùng thứ 18 có con gái tên là Mị Nương, con gái đến tuổi lấy chồng nên nhà vua  muốn kén rể.

b. Thân bài

– Tóm tắt lại diễn biến  câu chuyện:+ Vua Hùng tổ chức kén rể+ Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến tham dự+ Vua Hùng đưa ra lễ vật thách cưới, ai mang lễ vật đến trước sẽ được gả Mị Nương.+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ kéo quân chặn đánh Thủy Tinh.+ Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng và cuối cùng Sơn Tinh là người chiến thắng.+ Mỗi năm Thủy Tinh lại kéo quân giao chiến với Sơn Tinh.– Ý nghĩa câu chuyện:+ Giải thích cho hiện tượng bão lũ hàng năm của nước ta+ Thể hiện sự tự hào trước thành tựu trị thủy của nhân dân

+ Khát khao đánh thắng được thiên tai bão lũ của người dân Việt xưa

c. Kết bài

Khái quát nội dung, ý nghĩa truyền thuyết.

2. Dàn ý số 2:

a. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc nhân vật. Thời vua Hùng thứ 18 có con gái tên là Mị Nương, con gái đến tuổi lấy chồng nên nhà vua muốn kén rể.

b. Thân bài

– Tóm tắt lại diễn biến câu chuyện:+ Vua Hùng tổ chức kén rể+ Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến tham dự+ Vua Hùng đưa ra lễ vật thách cưới, ai mang lễ vật đến trước sẽ được gả Mị Nương.+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ kéo quân chặn đánh Thủy Tinh.+ Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng và cuối cùng Sơn Tinh là người chiến thắng.+ Mỗi năm Thủy Tinh lại kéo quân giao chiến với Sơn Tinh.– Ý nghĩa câu chuyện:– Giải thích cho hiện tượng bão lũ hàng năm của nước ta– Thể hiện sự tự hào trước thành tựu trị thủy của nhân dân– Khát khao đánh thắng được thiên tai bão lũ của người dân Việt xưa.

c. Kết bài

Khái quát nội dung, ý nghĩa truyền thuyết.

II. Bài văn mẫu Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 

1. Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, mẫu số 1 [Chuẩn]:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một đức lang quân tài giỏi, xuất chúng. Ngày kén rể được diễn ra, trên khắp cả nước có rất nhiều chàng trai trẻ đến tham dự, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hai người đều có diện mạo và tài năng xuất chúng, khó phân cao thấp.

Sơn Tinh chàng tới từ Tản Viên, là chúa chốn non cao, chàng có tài dời non lấp bể, dựng xây đồi núi. Thủy Tinh là vua vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió dâng nước gây sóng to gió lớn. Đứng trước hai gương mặt sáng giá nhất cho vị trí phò mã, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, sau khi bàn bạc, cân nhắc cùng chúng đại thân, nhà vua đã đưa ra lời thách cưới cùng với những lễ vật hiếm lạ trong nhân gian: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng. Nếu ai có thể mang lễ vật đến trước sẽ được nhà vua gả Mị Nương cho. 

Nhận lời thách cưới, Sơn Tinh và Thủy Tinh ra về, sáng sớm hôm sau Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước, vua Hùng vô cùng hài lòng nên đã gả con gái cho chàng. Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ nên đã đùng đùng nổi giận hô mưa gọi gió chặn đánh Thủy Tinh hòng giành lại Mị Nương khiến cả một vùng rộng lớn ngập trong biển nước. Trước sự hung bạo của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã bốc từng quả núi, dời từng quả đồi để ngăn chặn, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dùng phép dâng núi chặn nước cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao tranh suốt mấy ngày đêm đều không phân thắng bại, cuối cùng Sơn Tinh nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã  đánh bại quân Thủy Tinh. Thủy Tinh thua trận rút quân về.

Thủy tinh thua trận không can tâm hắn vẫn nuôi ý định trả thù và cứ tháng 7 tháng 8 hàng năm Thủy Tinh đem quân đến Sơn tinh gây giông bão khắp nơi. 

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tạo nên nhằm giải thích cho hiện tượng lũ lụt, thiên tài vẫn xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng miền Bắc nước ta gây thiệt hại nhiều về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác. Sâu sắc hơn, thông qua câu chuyện này, nhân dân ta đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Trước thiên tai bất thường, con người Việt Nam kiên quyết không đầu hàng mà đoàn kết cùng nhau chống lại, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Nhân vật Sơn Tinh chính là biểu tượng cho khát vọng và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc trị thủy ấy.

Hàng năm lũ lụt vẫn xảy ra nhưng với sự đoàn kết một lòng, nhân dân ta vẫn có thể áp chế được thiên tai, bảo vệ mùa màng, cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ đơn thuần là câu chuyện dân gian về việc vua Hùng kén rể mà còn được nhân dân ta gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.

2. Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, mẫu số 2:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một đức lang quân tài giỏi, xuất chúng. Ngày kén rể được diễn ra, trên khắp cả nước có rất nhiều chàng trai trẻ đến tham dự, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hai người đều có diện mạo và tài năng xuất chúng, khó phân cao thấp.

Sơn Tinh chàng tới từ Tản Viên, là chúa chốn non cao, chàng có tài dời non lấp bể, dựng xây đồi núi. Thủy Tinh là vua vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió dâng nước gây sóng to gió lớn. Đứng trước hai gương mặt sáng giá nhất cho vị trí phò mã, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, sau khi bàn bạc, cân nhắc cùng chúng đại thân, nhà vua đã đưa ra lời thách cưới cùng với những lễ vật hiếm lạ trong nhân gian: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng. Nếu ai có thể mang lễ vật đến trước sẽ được nhà vua gả Mị Nương cho.

Nhận lời thách cưới, Sơn Tinh và Thủy Tinh ra về, sáng sớm hôm sau Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước, vua Hùng vô cùng hài lòng nên đã gả con gái cho chàng. Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ nên đã đùng đùng nổi giận hô mưa gọi gió chặn đánh Thủy Tinh hòng giành lại Mị Nương khiến cả một vùng rộng lớn ngập trong biển nước. Trước sự hung bạo của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã bốc từng quả núi, dời từng quả đồi để ngăn chặn, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dùng phép dâng núi chặn nước cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao tranh suốt mấy ngày đêm đều không phân thắng bại, cuối cùng Sơn Tinh nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã đánh bại quân Thủy Tinh. Thủy Tinh thua trận rút quân về. Thủy tinh thua trận không can tâm hắn vẫn nuôi ý định trả thù và cứ tháng 7 tháng 8 hàng năm Thủy Tinh đem quân đến Sơn tinh gây giông bão khắp nơi.

Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tạo nên nhằm giải thích cho hiện tượng lũ lụt, thiên tài vẫn xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng miền Bắc nước ta gây thiệt hại nhiều về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác. Sâu sắc hơn, thông qua câu chuyện này, nhân dân ta đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Trước thiên tai bất thường, con người Việt Nam kiên quyết không đầu hàng mà đoàn kết cùng nhau chống lại, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Nhân vật Sơn Tinh chính là biểu tượng cho khát vọng và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc trị thủy ấy. Hàng năm lũ lụt vẫn xảy ra nhưng với sự đoàn kết một lòng, nhân dân ta vẫn có thể áp chế được thiên tai, bảo vệ mùa màng, cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ đơn thuần là câu chuyện dân gian về việc vua Hùng kén rể mà còn được nhân dân ta gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.

——————–HẾT————————

Sơn Tinh Thủy Tinh truyền thuyết đặc sắc được đưa vào giảng dạy trong sách Ngữ văn lớp 6, tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và bài học của truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, bên cạnh bài Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cảm nghĩ về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh, Trong vai Sơn Tinh [hoặc Thủy Tinh], hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Video liên quan

Chủ Đề