nói tự học như du lịch trong không gian lẫn thời gian là như thế nào ?

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng”[Kalinin] Học hỏi là quyển sách không trang cuối cùng, đồng thời là một việc rất quan trọng đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Chính vì vậy con người đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân, trong đó tự học là cách học tốt nhất đem lại lợi ích và hứng thú, giúp ta tiến bộ hơn trong quá trình học tập.Vậy học là gì? Học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo... Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại về khoa học tự nhiên như toán, lí, hoá... và khoa hoaxã hội như văn, sử, địa... Còn tự học là gì? Tự học là việc con người tự mình tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.Trạng nguyên lừng danh Mạc Đĩnh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bằng việc bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách mà sau đỗ Trạng, đi sứ làm rạng danh nước nhà, được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”, được ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Lịch sử khoa học - nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân loại; đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là “những trường đại học của tôi”...Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng là tấm gương tự học tập và học tập suốt đời. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc [1947], Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”.Ngày 21/7/1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lí luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr. 215]. Bác phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ.Năm 1957, Người nói với lớp lí luận chính trị khoá I trường Nguyễn Ái Quốc: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết.Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập” [Sđd, tập 8, tr. 499]. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước [1911], Bác đã học lớp trung đẳng [lớp nhì] tại Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng [lớp nhất] ở Trường Tiểu học Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế, cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lí lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: tự học; ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khoẻ của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The truth about Vietnam [Sự thật về vấn đề Việt Nam, NXB Green Leaf Classic, 1966]. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:“Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bểNgười đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu PhiNhững đất tự do những trời nô lệNhững con đường cách mạng đang tìm đi...”.

Vì sao tự học lại bổ ích? Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi giây phút trôi qua, trên hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng.Ởbất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo mộtkhung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khì không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không kiến thức của chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.“Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.[Đác-uyn]Vì sao tự học lại hứng thú? Bởi vì cũng giống như V. Huy-gô từng ca tụng thú di chơi bộ: “Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại di, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”. Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tóm lại, tự học là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn của các danh nhân trong muôn thuở.“Sự học xua đuổi sự chán ngán, khuây khoả được nỗi buồn rầu, tiêu tan được niềm đau đớn. Nó làm vui vẻ và đông đúc cái cảnh cô tịch”.[Lê-guy]Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với tinh thần tự học. Trong nhà trường, đó là những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi. Và đương nhiên những kẻ dó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này. Ngoài ra, thực tế ngày nay cho thấy nhiều cách học chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu trong các bài giảng của thầy cô. Việc học thêm tràn lan càng khiến học sinh không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm vào đó, ngày nay, việc học được nâng cao, có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn... dẫn đến việc học sinh lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của những điều đó rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “học vẹt”, học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bàinên học xong là quên ngay, kiến thức không bền, sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến học sinh nản chí. Kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả học tập sẽ không bao giờ cao.“Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi.”Vậy chúng ta sẽ tự học như thế nào? Chính những thực tế dược nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khoá đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề, từ đó, tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, truyền hình, bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất, mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Tóm lại, tự học là cách tốt nhất đem lại lợi ích và hứng thú, mang lại một kết quả học tập cao nhất. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ có một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước. “Cần phải học thường xuyên. Nghĩa là việc học tập không chỉ là công việc ở nhà trường. Nhà trường chỉ cho ta chiếc chìa khoá đểta có học thức. Học ở ngoài trường là một việc suốt đời! Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thèm”.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn , Đề số 63

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn , Đề số 63

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia của nhiều trường trên cả nướcMÔN : NGỮ VĂN – Năm học 2016-2017 ,Thời gian làm bài 120 phút

[không kể thời gian giao đề]

Mục Lục

  • 1 Đọc hiểu [3,0 điểm].
  • 2 II. Làm văn [ 7điểm]
  • Đọc hiểu [3,0 điểm].

    Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

    Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”


    [ Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003]

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.[0.5 đ]Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? .[0.5 đ]Câu 3. Nêu ý hiểu của anh [chị ] về câu Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.[ 1đ ]

    câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh [chị ]là gì? .[ 1đ ]


    II. Làm văn [ 7điểm]

    Câu 1 [2đ]: Từ thông điệp có ở phần văn bản đọc hiểu trên, anh [chị] hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường phổ thông : xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh.Câu 2 [5đ] Anh [chị] hãy phân tích nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh trong phần mở đầu ‘Tuyên ngôn đọc lập “.

    HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN


    I.Phần đọc hiểu– – Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt : nghị luận.-Thao tác lập luận sử dung trong phần văn bản[đoạn 1]là :+ so sánh; “Đọc sách” –‘ thú đi chơi bộ.’+ phân tích: những câu còn lại.-Giải thích từ :” Tự học”là tự tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu…“Du lịch” là hoạt động của con người nhằm khám phá, tham quan, giải trí trải nghiệm…-Ý cả câu; Tự học là cái thú lớn giúp con người có được những khám phá trải nghiệm, biểu biết như du lịch nhưng là trong cả không gian lẵn thời gian.-Thông điệp lớn nhất ở phần văn bản trích là; Tự học [ Qua sách vở] đem lại ý nghĩa rất lớn với chúng ta.[Nếu không thoát ý chỉ cho nửa số điểm của thông điệp] 0,5

    II.Phần làm văn


    Câu1– Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo một số nội dung chính sau:-Giới thiệu vai trò của việc đọc sách với học sinh trong nhà trường.-Nêu tình trạng đọc sách của học sinh hiện nay-Nội dung đề xuất+có tủ sách phong phú[ có thể của học sinh trong g cia đình của lớp, của nhà trường]+ Nêu gương những cá nhân đọc sách tích cực+Triển khai phong trào đọc sách ở các lớp+Thi : Học sinh giới thiệu sách trong một dịp nhất định.+Iấy nội dung đọc sách nằm trong tổng kết thi đua của học sinh.+Mong muốn của người đề xuất về vấn đề này.[ Tùy theo mức độ HS trình bày có thể linh hoạt cho điểm tối đa ở từng phần]

    Câu2

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu khái quát phần mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập.– Nội dung mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập:+Bác dẫn lời hai bản Tuyên Ngôn của Mỹ và Pháp.Nội dung chủ yếu đề cập đến “ Nhân quyền”-Quyền con người+Từ những lẽ phải về Nhân quyền Hồ Chí Minh đã “suy rộng ra” quyền dân tộc, những quyền mà hai bản Tuyên Ngôn trên chưa nói đến+ Đóng góp của Hồ Chí Minh là khẳng định quyền dân tộc từ việc suy rộng ra những lẽ phải về quyền con người. Nếu quyền con người là lẽ phải không ai chối cãi được thì quyền dân tộc là chân lý không thể chối bỏ.Một chính khách nước ngoài từng nhận định “ Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc. Như vậy, nghĩa là tất cả mọi dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình”.– Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa chặt chẽ sắc bén vừa kiên quyết khôn khéo+ Chặt chẽ ở chỗ từ quyền con người [Cả thế giới biết đến] suy ra quyền dân tộc – Khép lại cơ sở pháp lý “ đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.+ Sắc bén Bác trích tuyên ngôn của Mỹ, Pháp và đánh giá rất cao “Lời bất hủ ấy” rồi đưa ra vấn đề quyền dân tộc của mình một cách thật hợp lý+ Kiên quyết; Đứng trên lập trường dân tộc: Bản Tuyên ngôn ngầm cảnh báo với Mỹ, Pháp nếu cố tình xâm lược Việt Nam tức là phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ: “ Tự do, bình đẳng, bác ái”+ Khôn khéo : Dùng tuyên ngôn của Mỹ, Pháp là sử dụng gậy ông đập lưng ông”Đề cao dân tộc Mỹ và Pháp cũng là tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ ngay trên đất nước của họ-Đánh giá vấn đềVới cách mở đầu tuyên ngôn như thế, người viết đã tạo cơ sở vững chắc về pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập. Câu kết có ý nghĩa khép- mở vấn đề thật chắc chắn, sâu sắc[Lưu ý: Đánh giá cao học sinh biết bám sát văn bản có dẫn chứng chính xác, cụ thể, lối viết sáng tạo. Tùy khả năng diễn đạt, lập luận có thể linh hoạt cho điểm tối đa ở từng phần]Xem thêm Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án , soạn theo cấu trúc mới nhất của Bộ :

    Tuyển tập đề thi có đáp án, những bài văn hay, phân tích Tuyên ngôn Độc lập- Hồ Chí Minh :

    Bài viết gợi ý:

    Video liên quan

    Chủ Đề