Nộp giấy bao lâu thì có tiền thai sản

Thời hạn giải quyết chế độ thai sản quy định tại Điều 102 Luật BHXH, Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH

Bà Lường Thị Ngân [Hoà Bình] là công chức cấp xã. Ngày 1/7/2020, bà nghỉ chế độ thai sản. Bà Ngân hỏi, ngoài lương cơ sở chuyển sang bảo hiểm thì các loại trợ cấp khu vực, thâm niên, công vụ... bà có còn được hưởng không? Sinh con bao lâu thì người lao động được nhận chế độ thai sản?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Tại Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có]. Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH không bao gồm phụ cấp khu vực.

Về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con, bà được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng bà sinh con.

Về thời hạn giải quyết, tại Điều 102 Luật BHXH, Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản như sau:

- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan BHXH;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Do bà không nêu cụ thể thời gian bà tham gia BHXH cho đến thời điểm bà sinh con, nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời cụ thể đối với bà.

Trường hợp bà đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên và đã nộp hồ sơ cho đơn vị nhưng chưa được nhận tiền trợ cấp thai sản, bà đối chiếu với quy định nêu trên để liên hệ với đơn vị để được biết tình trạng giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với bà.

Chinhphu.vn


Gần đây, có rất nhiều câu hỏi được gửi tới Vanbanluat xoay quanh chủ đề chế độ thai sản của người lao động. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi về vấn đề thời gian giải quyết hồ sơ và chi trả tiền thai sản theo quy định của pháp luật. 

Thời gian giải quyết chế độ thai sản

Tôi vừa nộp giấy khai sinh của con cho Công ty vào ngày 21/12/2020 để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Xin hỏi sau bao lâu thì tôi được thanh toán bảo hiểm? - Ngô Mai [Ninh Bình].

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời hạn giải quyết chế độ thai sản được quy định như sau:

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động, tối đa là 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, người lao động sẽ được chi trả tiền thai sản.

Nộp hồ sơ bao lâu nhận được tiền thai sản? [Ảnh minh họa]
 

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Cho em hỏi, khi nào thì phải nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản? Thời hạn nộp là bao nhiêu ngày? - Hồng Vân [Thanh Hóa].

Trả lời:

Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong đó, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 là các quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động.

Như vậy, nếu quay lại làm việc sau sinh, bạn phải bạn phải nộp đủ hồ sơ thai sản cho người sử dụng lao động trong 45 ngày kể từ ngày đi làm lại.

Trường hợp đã nghỉ việc trước khi sinh, pháp luật chưa có quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp này, bạn nên sớm hoàn thành hồ sơ hưởng chế độ thai sản để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghỉ việc trước khi sinh phải nộp hồ sơ thai sản ở đâu?

Tôi đã đóng đủ bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, trước khi sinh tôi lại nghỉ việc hẳn ở Công ty. Vậy hồ sơ hưởng chế độ thai gồm những loại giấy tờ gi? nộp ở đâu? Thời gian nộp như thế nào? - Lê Cúc [Bắc Giang].

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 101, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a] Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b] Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c] Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d] Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ] Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, hồ sơ để hưởng chế độ thai sản bao gồm: bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và sổ bảo hiểm xã hội. Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn có thể nộp trực tiếp tại hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi cư trú [thường trú hoặc tạm trú].

Ngoài ra, đối với người đã nghỉ việc trước khi sinh, Nhà nước không có quy định giới hạn thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

>> Cách tính lương khi nghỉ hưu trước tuổi

  • Sinh con bao lâu thì nhận được tiền thai sản?
  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con
  • Chậm nhận được tiền thai sản, khiếu nại ở đâu?

Câu hỏi: Em đã nộp hồ sơ thai sản khi sinh con cho công ty đã 02 tháng mà vẫn chưa nhận được. Thời gian lâu như vậy mà chưa nhận được có đúng không? Nếu em muốn khiếu nại thì gửi đơn đến đâu?

Hiện nay, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể điều này như sau: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Như vậy, sau khi sinh con, bất cứ khi nào đủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật thì người lao động nộp về cho người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết chế độ, muộn nhất là sau 45 ngày từ ngày trở lại làm việc. Không có quy định nào bắt buộc người lao động chỉ được nộp hồ sơ sau khi nghỉ thai sản xong và đã đi làm trở lại.

Còn theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Kết luận: Lao động nữ sinh con sẽ được chi trả tiền thai sản chậm nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu thuộc trường hợp nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì nhận được tiền thai sản trong thời hạn 05 ngày.

Sau khi sinh con bao lâu thì nhận được tiền thai sản? [Ảnh minh họa]

 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Theo quy định trên, tối đa chỉ 20 ngày bạn sẽ nhận được tiền thai sản sau khi nộp giấy tờ hợp lệ và đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người lao động nộp hồ sơ chưa đầy đủ nên việc chi trả chế độ bị chậm trễ.

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021, tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động phải chuẩn bị các giấy tờ khác nhau để hưởng thai sản.

- Đối với lao động nữ sinh con, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

+ Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

+ Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai; Biên bản giám định y khoa nếu thuộc trường hợp phải giám định y khoa.

- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

Ngoài những giấy tờ trên cần có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
 

Chậm nhận được tiền thai sản, khiếu nại ở đâu?

Khi chậm nhận được tiền thai sản, để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn liên hệ trực tiếp với công ty hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên để được giải đáp về lý do.

Nếu lý do không thỏa đáng, bạn có thể tiến hành khiếu nại hành vi vi phạm của công ty. Trình tự thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
 

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

a] Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

b] Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Như vậy, đầu tiên, bạn có khiếu nại hành vi của công ty đề nghị công ty giải trình bằng văn bản về việc không nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của bạn. Trường hợp công ty không giải quyết rõ ràng bạn có thể khiếu nại đến thanh tra bảo hiểm tại Sở lao động Thương binh và xã hội cấp tỉnh nơi Công ty có trụ sở hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền thụ lý để được bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Trên đây là giải đáp lao động nữ nghỉ sinh con bao lâu thì nhận được tiền thai sản? Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con

>> Tự nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề