Gãy đầu dưới xương quay bó bột bao lâu

Lương Văn Phụng - Phòng bó bột khoa ngoại chấn thương

Với các trường hợp bệnh nhân già xương mềm, dù được nắn tốt và bất động chính xác bằng bó bột cẳng bàn tay hoặc bằng bột cánh bàn tay đến tận ngón tay cái, cũng có không ít trường hợp bị di lệch thứ phát, bị gập góc mở ra sau và ra ngoài. Nên chúng ta cần nắn bó bột cẳng bàn tay tư thế nắm tay.

Mặc dù các ngón tay cũng bị bất động trong bột nhưng ở tư thế cơ năng, nên sau một thời gian ngắn cũng trở lại hoạt động bình thường [cổ tay ngửa khoảng 20 độ và nghiêng nhẹ sang phía trụ, các khớp bàn ngón tay của 2-5 gấp 60- 70 độ, các đốt liên đốt giữa và cuối gấp 20-30 độ, và ngón tay cái ở tư thế đối chiếu với ngón trỏ].

  * Các bước tiến hành:

      - Gây tê ổ gãy cho bệnh nhân

     - Khi bệnh nhân đỡ đau, cho bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế, tay kê trên mặt bàn ngang với tầm khớp vai, khớp khuỷu gấp 900 , cẳng tay để tư thế trung bình thẳng góc với trục cơ thể.

     - Nắn: Kê cuộn băng đường kính 4cm dưới cẳng tay, cách phía trên cổ tay 8cm làm điểm tì đè để nắn hết gập góc mở ra sau. Sau đó gấp cổ tay ra phía trước và nếu cần thì cho nghiêng về phía xương trụ. Cần chú ý không đồng thời xoay sấp cẳng tay. [Trong khi bó bột thì giữ đoạn gãy xa đã được nắn ở tư thế gấp ra trước và nếu cần nghiêng sang phía trụ, còn cổ tay để ngửa 20 độ, các khớp bàn ngón gấp 60-70 độ, trục đốt xương bàn II phải ở trên đường thẳng trục với xương quay].

    - Bất động: Lót gạc giữa kẽ các ngón tay, làm máng bột rộng khoảng 20 cm, đặt dọc phía trước từ đầu ngón tay đến sát khớp khuỷu tay, dùng gạc vải mềm quấn vòng tròn giữ máng bột, giữ bàn tay ở tư thế như trên cho đến khi bột cứng.

    - Chụp XQ kiểm tra.

   - Nếu film kiểm tra tốt thì rạch dọc băng bột, phải rạch dọc phía sau băng gạc vải suốt từ ngón tay cho đến khuỷu [ không được sót lớp băng nào]. Sau đó băng một cuộn băng mềm khác quấn vòng tròn lỏng ra ngoài, cách này để phòng chống hội chứng rối loạn dinh dưỡng [Sudeck] và các biến chứng thiếu máu cục bộ khác.

   - Nếu không thấy có sưng nề đáng kể thì đến ngày thứ hai, làm thêm một máng bột đặt ở phía sau chỉ đến hết đốt giữa các ngón tay, dùng băng bột quấn vòng tròn ra ngoài [ Nếu có sưng nề nhiều thì chờ lâu hơn mới bó bột tròn].

  - Ghi chép ngày làm thủ thuật.

  - Tập vận động: Hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các khớp liên đốt, xoay hết biên độ cẳng tay, tập vận động hết biên độ khớp khuỷu và khớp vai.

  - Sau 1 tuần chụp XQ kiểm tra [nếu di lệch nhiều thì tiến hành nắn lại].

  - Thời gian bất động thường 4-6 tuần.

  - Tiếp tục tập phục hồi chức năng: Các trường hợp được bất động bằng bó bột tư thế nắm bàn tay khi tháo bỏ bột bị hạn chế nhẹ các ngón tay và cổ tay, bệnh nhân phải được tập vận động tối đa các ngón tay và cổ tay chừng nào không còn bị đau. Cho bệnh nhân thường xuyên tập bóp một miếng cao su mút. Không được xoa bóp và tập vận động thụ động. Những vận động nào gây đau đều bị cấm. Thường sau 1 tuần lễ các ngón tay đã có thể gấp sát chạm gan tay, có thể cho bệnh nhân làm việc nhẹ. Sau 4 tuần lễ nữa thường hầu hết các bệnh nhân có thể gấp duỗi ngón tay bình thường.

* Tài liệu tham khảo:

   1. Kĩ thuật điều trị gãy xương tập IV theo Loren Boehler của GS: Nguyễn Quang Long [dịch]

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

>

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 06 Tháng 3 2018 08:41

Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy phổ biến nhất ở người lớn. Cơ chế chủ yếu do ngã ở tư thế chống bàn tay duỗi hết mức, mặt đất và sức nặng cơ thể tác động lực lớn đè ép đầu dưới xương quay.

2. Triệu chứng lâm sàng gãy đầu dưới xương quay

Đau cổ tay

Sưng nề, biến dạng cổ tay

Mất hay giảm khả năng vận động cổ tay

Ấn đau chói ở đầu dưới xương quay, tiếng lạo xạo, cử động bất thường

Mỏm trâm quay lên cao, có thể ngang bằng hoặc cao hơn mỏm trâm trụ

Các ngón tay cứng [so sánh với bên đối diện]

Gãy đầu dưới xương quay

3. Phương pháp chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay

Chụp X-quang là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác gãy đầu dưới xương quay. Ngoài ra chụp X-quang còn cho phép phát hiện các kiểu gãy xương và tổn thương khác kèm theo nếu có.

Ta chẩn đoán xác định gãy đầu dưới xương quay dựa vào 3 yếu tố:

– Tiền sử chấn thương

– Triệu chứng lâm sàng

– Kết quả chụp X quang

4. Điều trị và phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay

4.1 Mục tiêu điều trị

Giảm đau, giảm sưng nề

Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương

Chống teo cơ, dính khớp

Kết quả đích:

Sau 1 tháng bệnh nhân có thể sinh hoạt giản đơn: đánh răng, rửa mặt, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật …

Sau 4 -5 tháng có thể dùng tay chống đẩy để chuyển từ trạng thái ngồi sang đứng, có thể trở lại làm việc bình thường và chơi thể thao

4.2 Điều trị bảo tồn gãy đầu dưới xương quay

Bó bột

Với gãy không di lệch: Tiến hành bó bột luôn cẳng bàn tay hoặc dùng nẹp cố định cẳng bàn tay

Với gãy có di lệch: Cần kéo nắn trước khi bó bột cẳng bàn tay

Phương pháp tiến hành:

Có thể gây tê tại chỗ ổ gãy bằng Lidocain 1%

Bệnh nhân nằm ngửa, khuỷu gấp 90 độ, cẳng bàn tay ngửa lên trên. Đặt một vòng đai qua đầu dưới cánh tay để cố định phần gốc chi khi kéo

Người phụ một tay nắm ngón I, một tay nắm ngón II- III- IV kéo thẳng trục liên tục

Người nắn nắm sát ngay trên chỗ gãy, 4 ngón tay của 2 tay vòng ra sau tỳ lên đầu gãy trung tâm để làm đối lực trong khi 2 ngón tay cái đẩy đoạn ngoại vi để nắn chỉnh

Sau nắn chỉnh tiến hành bó bột cẳng bàn tay và rạch dọc bột

Điều trị và phục hồi chức năng giai đoạn đang mang bột

Một tuần đầu nên treo tay cao để chống phù nề bàn tay

Phát hiện kịp thời các dấu hiệu chèn ép bột: Đau tức phần chi được bó bột, cảm giác bột càng ngày càng bó chặt, tê bì bàn ngón tay. Khi có chèn ép bột cần tiến hành nới lỏng bột hoặc đến các cơ sở y tế để được giải quyết

Sau 1 tuần bó bột cần chụp lại X quang kiểm tra. Nếu xương can lệch có thể phá bột bó lại hoặc chuyển phương pháp điều trị khác

Tập vận động chủ động tự do các khớp ngón tay, bàn đốt, khớp vai để duy trì tầm hoạt động của các khớp này. Riêng với khớp khuỷu cần phải được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi tập vì vận động khớp này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến ổ gãy

Co cơ tĩnh phần bất động trong bột để ngừa teo cơ, dính khớp

Sau 1 tháng bó bột, chụp lại X quang lần nữa, nếu kết quả tốt có thể tháo bột cho bệnh nhân

Tập phục hồi chức năng giai đoạn sau tháo bột

Sử dụng các phương pháp như nhiệt, thuỷ hoặc điện trị liệu vùng bàn tay và cổ tay để giảm sưng nề và gia tăng tuần hoàn.

Tập chủ động có trợ giúp tiến đến chủ động có đề kháng các động tác gập duỗi cổ tay, nghiêng trụ, nghiêng quay, quay sấp quay ngửa cổ tay, tập mạnh các cơ cầm nắm để gia tăng tầm vận động khớp cổ tay.

Vận động tự do có đề kháng các khớp khuỷu, vai, liên đốt bàn đốt.

Nếu tầm vận động gần đạt tới mức chức năng [gập 400, duỗi 400, kết hợp với nghiêng trụ nghiêng quay 400] thì có thể bắt đầu tập tạ nhẹ nhàng từ ½ kg tới 1 kg. Tăng tiến bài tập với tạ trong suôt tầm vận động sau 10-12 tuần sau chấn thương nếu bệnh nhân chịu được.

Tăng tiến chương trình bằng các bài tập liên quan đến nghề nghiệp của bệnh nhân sau 16 tuần nếu được.

Tăng cường các bài tập chức năng cổ bàn tay như cầm thả đồ vật, mở nắp chai, mặc cởi quần áo, lật sách, lăn bóng, phủi bụi, vắt khăn…

4.3 Phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay

Chỉ định

Những trường hợp gãy di lệch nhiều, gãy phức tạp, nắn chỉnh bó bột thất bại, xương can lệch

Phương pháp phẫu thuật

Có thể dùng đinh Kirschner hoặc Nẹp vít.

Hình ảnh nẹp vít đầu dưới xương quay trên phim x quang

Tiêu chuẩn xuất viện sau mổ: toàn trạng bệnh nhân ổn định, vết mổ khô sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng, các ngón tay vận động và cảm giác tốt.

Tập phục hồi chức năng sau mổ

Giai đoạn sau phẫu thuật từ 1 – 3 tuần: Nâng cao tay, tập vận động thụ động cổ tay và bàn tay nhẹ nhàng, tập vận động chủ động trợ giúp các khớp liên đốt bàn đốt, khớp khuỷu và vai.

Giai đoạn sau phẫu thuật từ 4 – 7 tuần: Tập chủ động các bài tập cổ tay như gập, duỗi, quay sấp, quay ngửa, nghiêng trụ, nghiêng quay. Tập các bài tập tăng cường sức mạnh nhóm cơ cầm nắm bàn tay. Tập hoạt động trị liệu điều phối kết hợp bàn tay, ngón tay như cầm, nắm, nhặt đồ vật.

Sau 1 năm xương liền tốt có thể xem xét lấy dụng cụ kết hợp xương

4.4 Điều trị hỗ trợ

Bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số thuốc hỗ trợ như thuốc giảm đau, can xi, thuốc nâng cao thể trạng …vv

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến. Xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân, Số điện thoại /Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Video liên quan

Chủ Đề