Núi vẫn đôi mà anh mất em là gì

Núi Đôi

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngơ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.

Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng?

Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.

Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thuỷ chung!

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Từ núi qua thôn, dường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ:
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

1956

Thảo luận cho bài: Cảm nhận về bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao

Bài viết cùng chuyên mục

  • Bố cục bài văn hay [ Phần 1]

  • So sánh hình tượng Người lính trong hai bài thơ Đồng Chí và Tây Tiến

  • Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

  • So Sánh 3 Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam

  • Nét kế thừa và phát triển trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch HCM

  • Thi sĩ Thế Lữ [Hoài Thanh- Hoài Chân]

  • Những đặc trưng của ca dao Việt Nam

  • Hai Đứa Bé- Tố Hữu

Bình giảng bài thơ Núi đôi - Bài mẫu 1

Bài thơ là nỗi xúc động chân thực của tác giả về một câu chuyện có thật ở vùng Xuân Dục trong kháng chiến chống Pháp. Giọng thơ tự sự đậm đà phong vị dân gian làm đẹp thêm mối tình kháng chiến, đồng thời tạo xúc động trước sự hy sinh của người con gái anh dũng.

Mối tình nên thơ gắn với hoài niệm về thời đẹp nhất của tuổi thanh xuân:

Bảy năm về trước em mười bảy

Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng

Tác giả dẫn dắt vào không gian trong veo hương đồng nội, với những địa danh thân thương gắn kết đôi bạn trẻ: Xuân Dục, Đoài Đông, Núi Đôi…giản dị và tự nhiên tạo thành thương nhớ. Tình người, tình đất, tình quê lồng vào nhau:

Em vẫn đùa anh sao khéo thế

Núi chồng núi vợ đứng song đôi

Câu chuyện tình hết sức riêng tư, chân thật đã được gắn vào với hoàn cảnh quê hương ngày giặc chiếm đã đan cài vào đó bao tâm trạng uất nghẹn căm hờn và lo lắng bồn chồn của người dân núi Đôi. Cảm xúc này từng được diễn tả trong bàiĐất Nước[1955] của Nguyễn Đình Thi:

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Từ tâm trạng chàng trai trong bài thơ, ta thêm hiểu vẻ đẹp tâm hồn anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp luôn thắm đượm ân tình với quê hương, người thân. Tâm hồn người chiến sĩ luôn tồn tại một không gian hoài niệm, nhung nhớ đến cháy lòng – khơi lên tình cảm yêu thương và căm hờn trong lòng chiến sĩ, làm rõ vẻ đẹp giàu chất nhân văn. Lời dẫn chuyện của Vũ Cao tái hiện nguyên vẹn không khí những ngày kháng chiến, đánh thức bao cảm xúc của một thời bi hùng mà cũng ắp tràn thương nhớ của bao người. Sự hiện diện thường trực của hình tượng núi Đôi xuyên suốt những ngày chiến đấu là cách cắt nghĩa trọn vẹn ân tình với quê hương và thổi bùng ngọn lửa tình yêu mãnh liệt với cô gái Xuân Dục. Bao tâm trạng được diễn tả: khắc khoải ngóng đợi, “trăm nghìn căm uất”, náo nức ngày trở lại. Tự thân những lời thơ đã làm đẹp thêm bao nhiêu bóng hình người yêu trong tâm tưởng người chiến sĩ:

Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm

Em vẫn đi về những bến sông?

Chính vì vậy mà nỗi đau xót sẽ làm người đọc càng day dứt, như một sự tích tụ để vỡ oà trước sự mất mát. Hơn bao giờ hết, người đọc nhận ra tội ác của kẻ thù một cách cụ thể đến từng số phận: bắt đầu từ sự xuất hiện của chúng là một dự cảm mơ hồ, tiếc nuối:

Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn

Đâu ngờ từ đó mất tin nhau

Để rồi trở thành sự ngóng đợi thắc thỏm:sương trắng người đi lại nhớ người.Mong đợi cháy bỏng đến khi thành hiện thực thì lại phải đối mặt với nỗi đau lớn nhất “giặc giết em rồi, dưới gốc thông”. Nỗi đau vụt đến quặn xé đã được diễn tả xúc động:

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi

Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen

Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói

Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Hình ảnh kỷ niệm yêu thương đã vụt biến thành chứng tích đau thương, nỗi đau rất thật ấy không của riêng ai bởi không chỉ là sự mất mát của anh mà là của cả quê hương, bởi “em sống trung thành, chết thủy chung”. Đó không hề là cảm giác bi lụy mà mang tính chất bi kịch, giúp người đọc ý thức được giá trị của chiến thắng. Nỗi đau càng lớn hơn khi được kể lại, nhưng sự vô tình ấy lại làm ta nhận rõ về người liệt sĩ - người yêu của anh chiến sĩ:

Mấy năm cô ấy vào du kích

Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Mỗi lời kể như dao cứa vào tim, nhưng lạ thay lại làm ta thêm yêu mến, trân trọng người con gái sắt son anh dũng. Nỗi đau riêng hoà vào nỗi đau chung, ta hiểu thêm hơn về bản chất của tình yêu trong kháng chiến, với những con người bình thường mà cao cả đã vượt lên tình riêng, sẵn sàng cống hiến tất cả cho quê hương. Hình tượng người con gái Núi Đôi còn để lại suy ngẫm sâu sắc về sự hy sinh. Đó không phải là mất mát bình thường mà có khả năng biến đau thương thành sức mạnh. Bóng hình người con gái hoà vào bóng hình quê hương, thúc giục tâm tư của người còn sống, thành ý chi và quyết tâm vượt lên bất hạnh, hồi sinh sự sống. Với ý nghĩa đó, cô gái núi Đôi đã thành biểu tượng bất tử:

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất

Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau

Nứa gianh nửa mái lều che tạm

Sương nắng khuây dần chuyện xót đau

Tình yêu bị kẻ thù hủy hoại nhưng không hề suy xuyển, mà hoà thành tình yêu lớn lao với quê hương, xóm làng, cha mẹ…Quê hương hồi sinh, đau xót nguôi ngoai nhưng không đem đến với con người sự quên lãng mà đã nhân lên thành tình cảm cách mạng, thành lời thề thiêng liêng trước Núi Đôi:

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ

Oán thù còn đó, anh còn đây

Và:Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng

Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã hoá thân vào “vạn tấm lòng”, tình cảm nâng tầm thành tình cảm cách mạng. Tác giả không hề mô tả nước mắt trước bi kịch mà hình dung ra cuộc chiến đấu của người chiến sĩ lấp lánh ánh sáng bất tử của người con gái núi Đôi –sao trên mũlàsao sáng dẫn đường, emlàhoa trên đỉnh núithơm mãi bốn mùa. Làn hương ấy, vẻ đẹp ấy còn kết đọng mãi trong lòng người, nhắc mãi vẻ đẹp kết tinh từ những ngày chống thực dân Pháp hào hùng để làm nên sức mạnh chiến đấu chống đế quốc Mỹ, hướng về tương lai toàn thắng của quê hương.

"Núi vẫn đôi mà anh mất em..."

25/01/2013 - 20:54

[Baonghean] Qua sách báo, tôi biết Trung tá Đặng Văn Việt [SN 1920], quê làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào Cao-Bắc-Lạng vinh phong gọi ông là "Đệ tứ lộ đại vương", quan quân Pháp gọi ông là "Hùm xám Đường số 4", ông nổi tiếng cầm quân trăm trận trăm thắng, tỷ lệ thắng trận rất cao, tỷ lệ thương vong cho cả đôi bên rất thấp. Cụ Việt là "vàng ròng" được trui rèn trong lửa cứu nước.


Mọi thứ qua đi chỉ tình người đọng lại. Khi biết tin đoàn con cháu tháp tùng cụ Việt cùng hai người em gái 87 và 77 tuổi, về quê làm nghĩa vụ hương khói, tôi nhập đoàn để được vài giờ hầu chuyện.


- Em đã đọc nhiều trận mạc của bác rồi, giờ bác kể chuyện tình của thời "Anh đi bộ đội sao trên mũ"?. Tình yêu lứa đôi của chiến sỹ Vệ quốc đoàn đẫm chất bi hùng trong "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan, "Núi Đôi" của Vũ Cao, sau nữa là "Quê hương" của Giang Nam, liệu tình yêu của bác Việt có thế không?


Cụ Việt trải lòng, cụ tán thành quy luật mọi cuộc chiến dần bị phủ lấp dưới tro bụi thời gian, chỉ còn tình thương con người với con người là tồn tại với đời, cuộc gặp này gác lại chuyện "oánh nhau" để tập trung vào chuyện tình của lính. Nhưng tình yêu đi vào thi ca thì to tát - cụ Việt chậm rãi-trong khi tình yêu ngoài đời mất mát hy sinh thì lặng lẽ âm thầm đến khó hiểu. Đời tôi có nhiều cái tôi cũng không nghĩ đến, có những việc tôi làm được mà cũng không biết vì sao mình làm được, riêng về hạnh phúc lứa đôi, cho đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao mình bị mất vĩnh viễn dù đã cầm nó trong tay? Đúng là "Núi vẫn đôi mà anh mất em"!


Năm 1943, đang là sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, anh Việt tham gia phong trào sinh viên cứu quốc. Đêm mồng 9/3/1945, thình lình Nhật hất cẳng Pháp, Trường Y đóng cửa, anh trở về quê tham gia phong trào Thanh niên tiền tuyến của Luật sư Phan Anh, sau đó được chọn vào Huế học lớp đào tạo kiến thức vở lòng về quân sự.


Theo học lớp quân sự gần 1 tháng, chưa kịp tốt nghiệp thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Ngày 21/8/1945, Huế chưa khởi nghĩa, anh Việt cùng một người nữa đã nhận nhiệm vụ lên kỳ đài treo cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Cụ Hồ, thay cho cờ tam tài của chính quyền Bảo Đại. Mấy hôm sau trong buổi Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ Cụ Hồ, anh nghe viên chỉ huy đội cận vệ Hoàng gia kể lại, ngày 21/8, khi anh và đồng đội đang trên kỳ đài treo cờ đỏ sao vàng, nhóm lính Hoàng gia từ nơi mai phục đã sΩn sàng nổ súng tiêu diệt hai anh, cũng may Bảo Đại kịp phát hiện ngăn lại, nếu không thì...


Nước Việt Nam mới ra đời, anh Việt gia nhập Vệ quốc đoàn. Vừa làm lính được chừng 3 tiếng đồng hồ thì trên giao cho anh chỉ huy Trung đội chiến đấu, rồi chỉ huy Đại đội, rồi ít lâu sau giao làm Hiệu trưởng Trường Quân chính Trung Bộ. Đang trai trẻ, để rảnh rang thực hiện chí hướng hoạt động cách mạng, anh không muốn yêu sớm, song tình yêu là lĩnh vực của con tim nên không thể định trước điều gì!


Từ chỗ là bạn học cùng Trường Đồng Khánh [Huế] với em gái Đặng Thị Tâm, cô Lan Huê người Huế, con ông Thượng thư triều đình Huế, chủ động đi lại với bạn Tâm, với gia đình bố mẹ anh Việt tại làng Nho Lâm. Những lần anh chưa vợ chị chưa chồng gặp nhau để đôi mắt nói nhiều hơn miệng, và "tự nhiên yêu nhau lúc nào không biết". Năm 1946, bấy giờ anh Việt đang dạy Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, đôi bên gia đình các cụ tổ chức đám cưới cho cặp trai tài gái sắc. Được tranh thủ về nhà cưới vợ, vừa cưới xong cấp trên điện anh ra Hà Nội gấp nhận nhiệm vụ mới, vậy là chú rể ba lô lộn ngược trở lại đơn vị mà không kịp có đêm tân hôn với nàng dâu tuổi mới 20.


Trước đó ít hôm, cô Đặng Thị Tâm-em gái anh Việt vừa về làm dâu nhà chồng tại làng Thượng Thọ, xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương. Cưới vợ hôm trước, hôm sau bác sỹ Nguyễn Tài Chất [bạn thân của anh Việt] phải trở ra Quân y viện Hà Nội, cô Tâm ở lại làm dâu được 2 ngày thì cụ Tài Đức bảo:


- Đốc tờ Chất mới ra trường, lúc này công việc nặng gánh lắm, con nên ra Hà Nội chăm sóc bữa ăn giấc ngủ cho chồng, ở nhà bố mẹ đã có anh em họ hàng giúp đỡ.

Chỉ 2 ngày ở với bố mẹ chồng tại quê chồng, cô Tâm đành khăn gói ra Hà Nội. Trước khi rời quê Nghệ, cô về làng Nho Lâm, ở lại nhà với bố mẹ đẻ 1 tuần vừa để động viên bạn gái Lan Huê giờ đã thành chị dâu lẻ bóng. Nhưng cô Tâm vừa ra đi hôm trước, hôm sau cô Lan Huê xin phép bố mẹ chồng về thăm bố mẹ đẻ ở Huế và không một lần trở lại. Đến nay "cô" Tâm đã 87 tuổi vẫn không hiểu nổi vì sao người bạn thân là chị dâu của mình bỏ nhà đi?


Anh Việt đang chỉ huy đơn vị chiến đấu ở xa, anh không biết tại quê làng Nho Lâm, cả dòng họ Đặng đang trút hờn giận lên đầu anh về việc, từ thuở khởi dòng họ Đặng Nho Lâm đến giờ, cả dòng họ danh giá này lần đầu mới bị một nàng dâu tự ý bỏ nhà đi mà không nói lại câu gì.


Rồi toàn quốc kháng chiến, anh Việt lần lượt được giao chỉ huy các mặt trận đường 9 Nam Lào, đường 7 Nghệ An, đường 6 Hòa Bình-Sơn La, rồi về Ban tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 7/1947, đoàn trưởng Trung đoàn 174 [1 trong 4 Trung đoàn đầu tiên của QĐNDVN], tham chiến đường số 4 Cao-Bắc-Lạng. Năm ấy, anh 27 tuổi, làm chỉ huy trưởng mặt trận đường số 4. Điều kiện hoàn cảnh người lính qua hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, hầu hết thời gian anh có mặt trên chiến trường trực tiếp đương đầu với quân đội Pháp thiện chiến, không còn thời gian cho riêng mình, mãi nhiều tháng sau mới biết "tự dưng mình mất vợ"!


Nếu như ban đầu cô Lan Huê không yêu chàng sinh viên dòng họ Đặng danh gia vọng tộc thì là một nhẽ, đằng này cô ấy yêu quyết liệt như thế, cớ sao lại dễ dàng bỏ đi? Nếu từ đầu biết cô ấy không yêu mình thì anh Việt chẳng để cho gia đình phải lo hỏi lo cưới. Sau cú "ngã ngựa" kinh hoàng, "Đệ tứ lộ đại vương" ủy nhiệm gia đình tìm hiểu giới thiệu cho một người.


May nhờ cô em là Đặng Thị Hồng Vân làm việc ở Trường Quân dược, tìm hiểu giới thiệu cho anh người bạn tên là Nguyễn Thị Huyền. Cô Huyền hết Tú tài thi đậu Đại học Y khoa, tốt nghiệp dược sỹ cao cấp. Gặp nhau trong chiến tranh, anh may mắn có được người vợ hết lòng thương yêu chung thủy. Sau hòa bình 1954, cô Huyền làm Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm của Bộ Y tế. Vợ chồng sinh được hai người con, gái đầu là kiến trúc sư, trai thứ hai là kỹ sư xây dựng. Năm 1999, bà Huyền mất vì bệnh...


Cũng sau ngày hòa bình lập lại, cô Lan Huê lấy chồng làm Thứ trưởng Bộ Lương thực và có 2 con gái. Mấy lần họp bạn bè đồng hương xứ Huế tại Hà Nội, anh Việt có gặp cô Huê, cả hai chuyện trò bình thường và cố tình quên đi chuyện cũ buồn đau. Bà Lan Huê mất cách nay vài năm.


Đã ở tuổi 93, "Đệ tứ lộ đại vương" vẫn chưa hết ngạc nhiên, ông nhìn tôi và hỏi:


- Không hiểu sao ngày ấy, cô Lan Huê lại bỏ nhà đi?


Trời đất ạ, cũng vì ngồi cạnh cụ "Đệ tứ lộ" còn có 2 người em gái là cụ Đặng Thị Tâm [87 tuổi], cụ Đặng Thị Dung [77 tuổi], và mấy cô cháu gái đang tuổi "bẻ gãy sừng trâu", nên tôi ngấm ngầm gửi tới cụ "Đệ tứ lộ" cái điều mà ai cũng hiểu: Thưa "cụ khốt", với một thiếu nữ mới 20 tuổi về nhà chồng, điều thiêng liêng nhất là được quyền tận hưởng đêm tân hôn. Đằng này, vừa cưới xong, cụ đã quất ngựa truy phong. Cô ấy nán lại nhà chồng một tuần, rồi dứt áo ra đi để không bị hóa đá "vọng phu", âu cũng là lẽ thường!


Giao Hưởng

Từ khóa:

báo nghệ an điện tử báo nghệ an baonghean chinh tri xa hoi kinh te theo dong su kiem du lich phong su ky su the thao giai tri van hoa nghe thuan quoc phong an ninh dat va nguoi xu quang toa soan ban doc media vckm cms vsolutions

Vẻ đẹp bài thơ " Núi đôi" của Vũ Cao.

Thứ bảy - 21/06/2014 18:52

Núi đôi

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Ðoài Ðông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Ðôi ngọn nên làng gọi núi Ðôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Ðâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
Anh vào bộ đội, lên Ðông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Ðôi chăng?
Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Ðồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Ðôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Ðôi.
Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, hết thủy chung!
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bổng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Từ núi qua thôn, dường nghẽn lối
Xuân Dục, Ðoài Ðông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay
Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ:
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Ðã chết vì dân giữa đất này!
Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi: em đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.


Vũ Cao


Đối với bạn đọc, Vũ Cao chưa hẳn là một nhà thơ quen thuộc như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… Nhưng ai đã đọc “ Núi đôi” của Vũ Cao thì không thể quên những lời thơ, những suy nghĩ rất thành thật của ông qua bài thơ.Vũ Cao viết “Núi đôi” trong những ngày chống Pháp. Nỗi đau của sự mất mát to lớn kết tinh, lắng đọng trong thơ ông, nhưng nỗi đau không làm người chiến sĩ ngã gục mà từ đó họ vững vàng hơn trong cuộc chiến đấu mới.
“Núi đôi” là một hiện thực tồn tại của thiên nhiên, cũng là tồn tại của niềm hạnh phúc trong mối tình Xuân Dục – Đoài Đông. “Núi đôi” mang phong vị của một bài ca dao. Câu chuyện trong thơ mang màu sắc dân gian. Hai người yêu nhau. Tình yêu của họ gắn với tình yêu đất nước, quê hương. Cuối một mùa chiêm quân giặc đến, người con trai ra trận. Ngày ngừng bắn anh trở về thăm quê hương thì được tin người con gái đã ngã xuống bên mảnh đất này. Cái chết không đến với người chiến sĩ mà đến với người du kích ở lại. Vũ Cao viết “Núi đôi” hình như cũng chỉ để dành riêng cho người đã ngã xuống với tất cả tấm lòng yêu thương, nhung nhớ. Suốt bài thơ, người con trai gọi “em” xưng “anh” như đang nói với người con gái ở quê hương
“ Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục – Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang”
Tình yêu của họ không biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng nó gắn bó với cánh đồng, với đồi núi của làng quê Xuân Dục – Đoài Đông.
Có những lần, khi đùa người con gái đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm.
“Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi Chồng, núi Vợ đứng song đôi”
Những âm tiết cuối của dòng thơ “ núi, đôi, đôi…” tượng trưng cho sự vững chắc, rắn chắc. Hai từ “ núi đôi” , “ sánh đôi” có lẽ tượng trưng cho niềm hạnh phúc và sự đau xót lắng đọng cùng một lúc trong một con người. Núi đôi không phải chỉ có những lời ca ngợi tình yêu, ca ngợi những kỉ niệm êm đềm nơi đồng quê Xuân Dục, Đoài Đông mà còn là hình ảnh đau thương của quê hương “ Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau” . Và ngày ngừng bắn khi hành quân qua huyện, anh ghé “ thăm nhà, thăm núi đôi” nhưng :
“ Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông”
Giặc giết người yêu, giết cả ước mơ, giết chết hạnh phúc lứa đôi của anh. Biết bao đau đớn bàng hoàng đến vào lúc anh đang “ náo nức” hy vọng nhất. Giang Nam trong “Quê hương” đã nói lên nỗi lòng người con trai lúc ấy:


“ Không tin được dù đó là sự thật.
Giặc giết em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi
Đau xé lòng anh chết nửa con người”
Cùng chung với nỗi đau ấy, Vũ Cao viết “ tin sét đánh” nói lên được sự thảng thốt, bàng hoàng của người chiến sĩ khi nghe tin người yêu mất. Nhưng người chiến sĩ trong “ Núi đôi” không gục ngã, cái chết anh dũng “ dưới gốc thông” của người yêu có làm anh đau đớn tột độ nhưng với những suy nghĩ chân thành tha thiết, anh tự hào
“ Em sống trung thành, chết thuỷ chung”
Chính cuộc kháng chiến anh dũng này, chính cuộc đời ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ, trong sáng vô ngần của người yêu đã đem lại cho anh trong nỗi nghẹn ngào có niềm kính phục ngưỡng mộ, tôn vinh.
Nghĩ đến người yêu, anh nghĩ đến kỉ niệm
“Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ con đường quen
Nắng bụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em”
Một hình ảnh tưởng như vô tình mà mang nhiều ý nghĩa “ anh ngước nhìn” . Trước nỗi đau anh không cúi mặt, câu thơ diễn tả nỗi niềm mất mát, tâm trạng xúc động tê tái:
“ Núi vẫn đôi mà anh mất em”
Từ tấm lòng nặng ân tình và những suy nghĩ đẹp đẽ ấy, Vũ Cao đã tìm một lời kết đẹp cho bài thơ:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
Câu thơ được viết ra từ một tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ. Hình ảnh quen thuộc “ Sao trên mũ” đã gắn bó với người lính trong thời gian “chiến đấu quên mình năm lại năm”. “Sao trên mũ” là hình ảnh tượng trưng cho lý tưởng, niềm tự hào chính đáng, là hướng đi của người lính cũng là người bạn chia sẻ cùng anh nỗi buồn, giúp anh đứng vững trong tư thế người chiến sỹ.
Lý tưởng đẹp ấy là lý tưởng anh đã chiến đấu suốt bao năm dài, là lý tưởng mà người yêu anh đã ngã xuống vì nó. Người yêu là người liệt sĩ của Tổ Quốc. Hình ảnh của cô gái Đoài Đông là một bông hoa tuyệt đẹp trong suy nghĩ của anh, toả cho cuộc sống hương vị trong lành.
“Em sẽ là hoa trên đỉnh núi.
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
Là một bông hoa thơm tuyệt đẹp như tâm hồn người chiến sĩ, như cuộc đời người du kích. Tất cả những gì ở câu thơ toả ra là một “ngôi sao” ; không phải chỉ ở trên mũ mà ở ngay trong trái tim anh. Ánh sáng của ngôi sao, qua câu thơ truyền đến mỗi trái tim người đọc, làm ấm lòng người.
Hình như Vũ Cao không có ý định viết cho chúng ta, ông viết để tặng riêng cho người du kích. Bài thơ từ đầu đến cuối vẫn giữ nguyên một giọng điệu, một giọng thơ, giọng những lời tâm sự âu yếm với người yêu. Lúc reo vui khi nhắc đến kỉ niệm, lúc nghẹn ngào khi nói đến nỗi đau của sự mất mát, lúc đinh ninh như một lời thề thuỷ chung.
Dẫu nhà thơ không có ý định viết cho chúng ta thì những tình cảm chân thành của ông, hình ảnh rất đẹp của mối tình, cái chết của người con gái và lời kết cuối bài thơ luôn làm chúng ta suy nghĩ. Mình phải sống như thế nào trong cuộc sống hôm nay.

Đặng Thị Xuân Hương
ổ trưởng Tổ Văn, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên
[tạpchivan.com]

Bài thơ "Núi đôi" và khối tình sương khói ảo

Chủ nhật, 20/6/2021 | 09:00 GMT+7

Nhà thơ Vũ Cao sinh năm 1922 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thời chống Pháp, ông đi bộ đội [Sư đoàn 312], làm phóng viên báo Quân Đội. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, và sau này là Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Vẫn trong bóng dáng của chàng thanh niên xưa, cao lớn, khỏe mạnh, giọng nói vui và hài hước, ngày ngày ông đạp xe quanh phố phường Hà Nội, khi đến Hội Nhà Văn chấm giải thơ, khi thong dong ngẫm nghĩ cuộc đời. Nhưng mỗi lần trở về căn phòng ấm áp, tĩnh lặng của mình ở làng Ngọc Hà, nay chỉ còn những hồ nhỏ nhắc nhớ làng hoa Thăng Long xưa, Vũ Cao lại nhớ. Ông nhớ về mối tình sương khói ảo đã thắp sáng hồn ông suốt cuộc đời.

Nàng là ai? Chính ông cũng không biết. Khi ông đến thì nàng đã chết. Nàng để lại một linh hồn sương khói ảo. Linh hồn ấy đã kết đọng trong trái tim ông, để suốt một đời ông nao nao thương nhớ khôn nguôi một người tình đã mất. Ông thốt lên: "Núi vẫn đôi mà anh mất em!".

Ông kể với chúng tôi rằng ông nhớ thương, ông buồn. Bây giờ thỉnh thoảng ông vẫn về Núi Đôi. Ông đi tìm nàng. Ông gọi tên nàng: "Ở đâu cô gái làng Xuân Dục?". Ông nhớ hồi đó, năm 1956, ông mới hơn ba mươi tuổi. Cái tuổi trái tim căng tràn nhựa sống, dào dạt yêu thương. Anh chàng nhà báo từ Hà Nội cuốc bộ về làng Xuân Dục [nay thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội], nơi có hai ngọn núi lặng lẽ ngàn đời, viết kí sự về bộ đội. Anh sống chung với dân làng, cùng ngủ dưới nền đất, vách tranh. Khi mát lòng với bát nước vối, khi ấm bụng với củ sắn, củ khoai, bắp ngô nướng nồng đượm tình xóm làng. Và anh nghe dân làng kể về nàng. Mỗi người kể một cách, nhưng ai cũng đều xót thương và cảm phục nàng,...

Nàng là cô du kích trẻ đẹp nhất làng, lại nết na, hiền thảo,... Nàng có người yêu đi bộ đội. Nhưng họ không gặp được nhau. Bất ngờ, giặc Pháp giết nàng giữa tuổi mười bảy trắng trong,... Dân làng cứ kể. Anh cứ nghe. Những lời thương, lời yêu, lời tiếc nhớ xao động hồn anh. Hai ngọn núi còn đây, ngọn thấp, ngọn cao. Ngôi mộ nàng còn đó thơm hương lúa. Dấu chân nàng in trên con đường nghẽn lối "ngổn ngang, bờ bụi, cánh dơi bay",... đi trong sương trắng, nắng chiều. Đêm đêm nằm ngủ giữa hai ngọn núi, cảm xúc đau thương, âu yếm về nàng trào nghẹn trong lòng anh,...

Bỗng một đêm, cồn cào trong dạ, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn dầu lạc nơi mái tranh nghèo, cảm xúc dồn lên cảm xúc, anh lặng lẽ viết. Anh viết liền một mạch ba tiếng đồng hồ, thành bài thơ "Núi Đôi", kể về mối tình sương khói ảo, khắc khoải trong ảnh. Phút giây ấy, anh hóa thân thành người tình của nàng. Anh khóc nàng. Tiếng khóc bật thành thơ, nhịp điệu của nó là nhịp điệu kể chuyện trong văn tế, nhớ tiếc người đã khuất khôn nguôi. Cao hơn, nó là tiếng khóc của một người tình, khóc một người tình: "Mới ngỏ lời thôi đành lỡ hẹn. Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau".

Bài thơ ra đời. Dân làng xúc động lớn. Họ rước hài cốt Cô từ ruộng lên núi Đôi. Họ thắp nhang khấn Cô: "Hỡi hương hồn cô gái đẹp nhất làng Xuân Dục! Người yêu Cô đã trở về. Chàng đã khóc Cô. Nước mắt của chàng đã kết hình hài Cô thành hoa trên đỉnh núi. Hạnh phúc đã đến bên Cô dưới Suối Vàng!".

Từ đó đến nay, và mãi mãi về sau, biết bao thế hệ người Hà Nội, người Việt Nam lên núi Đôi tìm hình tượng người thiếu nữ là "Hoa trên đỉnh núi", và cảm nhận tình yêu cao cả của nhà thơ. Thơ ca, nghệ thuật đã thổi linh hồn lên núi cao, biển rộng, sông dài, cánh đồng, làng mạc,... Làm cho con người bất tử giữa thiên nhiên hoang dã, biến trái đất hồng hoang thành địa linh nhân kiệt, thành văn hóa, lịch sử,...

Nhà thơ Vũ Cao xao xuyến tâm sự: Cô tên thật là Trần Thị Bắc [hysinh đêm 21/03/1954]. Chỉ tiếc là hồi đó, tôi chưa dám đề tên Cô vào bài thơ. Tôi sợ nhỡ có chuyện gì liên lụy đến gia đình và họ hàng của Cô. Hồi đó, văn học đang gặp nhiều khó khăn. Bài thơ của tôi chan chứa những âu yếm, yêu đương, thương nhớ, xót xa, tiếc buồn,... Tôi hiểu, lúc đó mà viết về tình yêu như thế thì thật mạo hiểm. Tôi giấu kín bài thơ, chỉ để "riêng mình mình biết, một mình mình hay". Nhưng giấu sao nổi bạn văn chương khao khát yêu thương. Họ đăng bài thơ "Núi Đôi" trên báo. Tôi giật mình: "Thôi chết rồi. Thế này thì gay go to!". Nhưng rồi cái lo cũng qua, dân làng Xuân Dục Núi Đôi đã đón nhận bài thơ đó. Cũng có người hỏi tôi: "Tại sao lúc này mà anh lại viết yêu đương buồn đau thế để làm gì?". "Câu đầu tiên của bài thơ là câu gì?". Tôi bảo: "Núi vẫn đôi mà anh mất em!". Có lẽ hồn thiêng của Cô Bắc đã giúp tôi vượt qua thời điểm khó khăn đó!

Tôi không sao quên được, hồi đó dân còn khổ lắm. Nhà tranh vách đất, bữa sắn bữa rau. Những đêm sáng trăng suông, nhìn ra hai ngọn núi như bóng chồng, bóng vợ giữa cánh đồng chống chếnh. Buồn ơi là buồn!Cảnh "Sân biến thành ao, nhà đổ chái" là có thật!

Không gian buồn, câu chuyện buồn. Tiếng người dân thương xót, mến yêu Cô Bắc,... Tất cả trầm tích trong hồn tôi rồi bật thành thơ. Văn học vẫn là từ trong cuộc sống thực. Tất cả những gì tôi trông thấy. Tôi nghe thấy. Tôi suy nghĩ. Tôi buồn thương,... Đều là thực hết. Văn học là cuộc đời thực. Không bịa được đâu! Bây giờ tôi lên Xuân Dục, đời sống dân làng đã khá hơn, nhưng nhìn ra hai ngọn núi, tôi vẫn buồn,...

Chia tay Ông. Tôi nắm bàn tay Ông thật ấm, thật hiền, như muốn cảm tạ nhà thơ, một người tình cao cả của khối tình sương khói ảo trong thơ ca Việt Nam. Ông thương mến dặn tôi : "Còn trẻ thì viết đi. Tranh thủ mà viết. Nó có ích. Tội gì!".

NÚI ĐÔI

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.

Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng?

Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn. Anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.

Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung!

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ cỏ con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Từ núi qua thôn, đường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi, cánh dơi bay.

Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!

Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em: Đồng chí!
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

-1956 -

[Nguồn: Thi viện - NÚI ĐÔI - Nhà xuất bản Hà Nội - Năm 1970]

Nhà văn - Nhà báo Mai Thục

Chia sẻ

: Nhà thơ Vũ Cao,Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội,Nhà xuất bản Hà Nội,Núi Đôi,

TTO - Chuyện tình lãng mạn và bi tráng có thật của cô du kích và anh bộ đội trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao đã làm lay động hàng triệu trái tim. Khi người lính trở về, cô gái đã hi sinh và hóa thành bất tử trong những dòng thơ bi tráng Núi Đôi...

  • Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 1: Ao thu xanh mướt giữa vườn Bùi
  • Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 2: Xà nu - lễ vật hôn nhân
  • Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 3: Đi tìm 'Cô bé nhà bên'

Phần mộ liệt sĩ Bắc giữa vạt cỏ xanh bình yên - Ảnh: VŨ TUẤN

Chiều muộn, những cơn gió dịu và nắng thu rải vàng trên đồng cỏ. Cánh cổng nghĩa trang liệt sĩ Sóc Sơn [Hà Nội] không lúc nào đóng cửa. Đám trẻ hay vào đây đạp xe, nhảy dây, chơi chuyền...

Phần mộ liệt sĩ Nguyễn Thị Bắc êm đềm bên đồng đội, bên những vạt cỏ tranh đang dạt dào như sóng dưới làn gió thu.

Phần mộ chị Bắc cũng là ngôi mộ hiếm hoi trong nghĩa trang có ảnh chân dung trên bia. Nhìn chị vẫn như thủa đôi mươi "trẻ nhất làng" với khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt dịu hiền và mái tóc dày.

Ông Trần Văn Nhuận, em trai liệt sĩ Bắc, cắm những bông cúc vàng lên mộ, rồi đặt lại chiếc gương cho ngay ngắn. "Ngày xưa, tóc chị tôi đen dài lắm! Bố mẹ tôi từng bảo chị là người con gái đẹp nhất thôn Đoài".

Chuyện tìnhđẹp

Làng Xuân Đoài trước kia là thôn Đoài [thôn phía tây] của làng Xuân Dục. Sau này làng tách ra, người trong vùng quen gọi là thôn Xuân Đoài. Liệt sĩ Bắc chính là người con gái trong bài thơ Núi Đôi đã đi vào lòng người của tác giả Vũ Cao.

Lời thơ kể về một chuyện tình yêu lãng mạn và bi tráng của cô du kích và anh bộ đội Trịnh Khanh cùng quê.

Năm 1956, ông Vũ Cao có thời gian công tác ở sư đoàn 312, đóng quân tại huyện Sóc Sơn, bên cạnh núi Đôi. Tình cờ, ông được nghe người dân trong vùng kể về chuyện tình xúc động của cô du kích yêu người chiến sĩ, nhưng khi quê hương không còn bóng giặc, anh lính trở về thì người yêu của mình đã hi sinh rồi.

Ông Nhuận tâm sự thủa ấy làng Xuân Dục giáp ranh giữa vùng bị giặc chiếm và vùng tự do. Làng Xuân Đoài nằm bên trái con đường qua núi Đôi bị chính quyền thực dân lập "vùng trắng", bắt dân dỡ nhà, dọn về làng Lương Châu gần đó.

Giặc Pháp cũng xây hàng loạt lô cốt ở núi Đôi để kiểm soát cả đường sắt lẫn đường bộ. Liệt sĩ Bắc là chị cả trong gia đình có năm anh chị em mà ông Nhuận là con trai thứ ba. Ngày bé, bố mẹ gọi ông là Bắc để giấu tên chị hoạt động kháng chiến.

"Bố tôi bị giặc bắt lên đồn trên đỉnh núi Đôi. Chúng tra tấn, bố tôi chỉ khai con gái cả là "Gái", còn tôi là Bắc. Giặc nghi ngờ chị tôi theo cách mạng từ lâu rồi nhưng không đủ chứng cứ".

Sự thật, liệt sĩ Bắc đi kháng chiến, được cử học lớp y tá ở xã Bắc Sơn [huyện Sóc Sơn] rồi quen anh bộ đội Trịnh Khanh cùng quê. Tình yêu bùng cháy, họ ước hẹn sau khi chiến thắng trận Bắc Hồng [Đông Anh, Hà Nội] sẽ cưới nhau.

Gia đình ông Nhuận sau này mới biết trước trận đánh đó, chính trị viên đại đội Trần Quốc Tuấn đã viết thư tay thay cho công văn đồng ý để anh Khanh về làm đám cưới với chị Bắc. Trong trận đánh chống địch càn quét ở Bắc Hồng, người chính trị viên này đã hi sinh.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Bắc là cô gái đẹp nhất làng - Ảnh VŨ TUẤN chụp lại

Giường cưới là ổ rơm

"Ngày cưới chị, bố tôi đi dân công mở đường ở Tây Bắc. Mẹ cho tôi vào thúng, gánh lên vùng tự do để dự cưới chị. Tôi nhớ "phòng hạnh phúc" của chị với anh Khanh không có giường mà chỉ là một ổ rơm. Cưới xong được hai hôm thì tôi theo mẹ và chị về quê, còn anh Khanh chuyển căn cứ" - ông rưng rưng nhớ lại.

Chị Bắc về quê được giao nhiệm vụ làm quân bưu và địch vận. Cô du kích có mái tóc dài đen bóng từng vận động được hai đồn trưởng mang cả súng về phe kháng chiến. Giặc nghi ngờ nhưng không đủ bằng chứng.

Đêm 21-3-1954, chị Bắc được giao nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ ra vùng tự do để chuẩn bị trận đánh lớn. Qua núi Đôi, đến ngòi Đầm Sen thì họ gặp phục kích. Giặc bắt được chị Bắc. Vừa hô to, chị vừa chống trả để đồng đội phía sau kịp lánh. Giặc bắn một tràng tiểu liên vào ngực chị...

Đêm bi thương ấy, đồng đội đưa chị lên chôn dưới chân gò Cầu Cồn mà nay thuộc xã Minh Tân, Sóc Sơn. Sau này, chính những đồng đội ấy cũng trở thành anh em một nhà với liệt sĩ Bắc.

Ông Nguyễn Văn Hội về sau là bố vợ ông Nhuận. Những người cùng đi có cả cậu, chú, em họ của bà Nguyễn Thị Kim Hòe - vợ ông Nhuận.

Đến giờ, bà Hoè vẫn còn nhớ như in buổi sáng sau đêm chị Bắc hi sinh: "Quân Pháp bắt hết dân làng Lương Châu ra điểm danh. Nhiều người bị chúng bắt giải lên đồn. Dân làng thương chị Bắc lắm nhưng không ai dám khóc, cũng không khai gì về chị và đồng đội".

Hòa bình lập lại, anh Trịnh Khanh mới về được quê nhà. Bà Hòe nhớ người lính ấy không về nhà mà lên ngay gò Cầu Cồn để viếng mộ vợ.

Ở chiến trường, anh Khanh đã nhận được hai bức thư. Một bức thư của vợ kèm theo một chiếc đồng hồ và một chiếc khăn len kỷ vật. Một bức thư khác là của gia đình báo tin vợ anh đã hi sinh!

Tình yêu của người chiến sĩ với cô du kích nảy nở đúng thời gian chiến tranh khốc liệt. Sau các chiến dịch chống càn, mở rộng vùng địch hậu lại đến chiến dịch Biên giới rồi Điện Biên Phủ. Người lính vệ quốc nén nỗi đau của mình vào nòng súng. Anh đi hết chiến trường này đến chiến trường khác.

Hòa bình lập lại, anh trở về quê hương thì người yêu đã mãi mãi hòa xác thân vào lòng đất quê hương.

Sau 20 năm kể từ khi bài thơ Núi Đôi được viết, tác giả Vũ Cao mới gặp người chiến sĩ trong chuyện thơ của mình. Ông từng bộc bạch không hiểu sao lại có sự đồng cảm với người lính Trịnh Khanh đến vậy.

"Anh ngước nhìn lên hai dốc núi,

Hàng thông bờ có con đường quen.

Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói.

Núi vẫn đôi mà anh mất em!".

Ông Nhuận run run chòm râu bạc: "Anh Khanh là anh rể cả của gia đình nhưng cũng là anh trai tôi. Hòa bình lập lại, chính mẹ tôi là người đã mai mối và hỏi vợ cho anh Khanh".

Từ con rể, anh Khanh trở thành anh cả trong gia đình người vợ đã mất. Mọi người tin rằng đó cũng là ước nguyện của hương hồn chị Bắc, chị vẫn mong anh thanh thản tâm hồn và gắn bó với gia đình mình...

Hàn Mặc Tử qua đời để lại bài thơ bất hủ Đây thôn Vĩ Dạ làm người đời sau phải đắm mê và đặt bao câu hỏi, đặc biệt là chuyện tình thi nhân và cô gái Huế. Sự thật thế nào?

"Bảy năm về trước, em mười bảy

Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng

Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa

Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi

Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi

Em vẫn đùa anh: sao khéo thế

Núi chồng núi vợ đứng song đôi…".

[Trích đoạn bài thơ Núi Đôi]

Tác giả Vũ Cao [1922 - 2007] tên thật là Vũ Hữu Chỉnh. Độc giả biết đến ông là một tác giả với nhiều tác phẩm văn xuôi. Trước khi sáng tác bài thơ này, ông dự định viết truyện ngắn. Nhưng khi nghe chuyện thật, cảm xúc ông dâng trào thành thơ.

Khi sáng tác, ông chưa từng gặp người lính trong câu chuyện, cũng không biết cô du kích ở núi Đôi đã kết hôn với người lính. Đám cưới của họ diễn ra ở vùng tự do, gia đình lại phải giấu kín vì chiến tranh.

Gần 20 năm sau, ông gặp người lính Trịnh Khanh trong một buổi hội thảo. Thế nhưng tâm trạng của nhân vật thật và tâm trạng tác giả trong bài thơ đồng điệu đến mức phần lớn bạn đọc đều nhầm tác giả chính là người lính trong chuyện thơ.

Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 1: Ao thu xanh mướt giữa vườn Bùi

TTO - Bao thế hệ người Việt đã thấm sâu những dòng thơ Thu trác tuyệt của Nguyễn Khuyến, hay man mác hoài niệm cùng Hai đứa trẻ của Thạch Lam, da diết yêu thương với Núi Đôi của Vũ Cao ... Nhưng từ trang sách ra đời thực thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề