Ông vương hi chi là ai

Thơ » Trung Quốc » Tấn

Vương Hy Chi 王羲之 [303-361] hiệu Dật Thiếu 逸少, hiệu Đạm Trai 澹齋, người huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, sống thời Đông Tấn, là nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử hội hoạ Trung Quốc. Ông là người học rộng tài cao được cử làm quan đến chức Nội sử kiêm hữu quân tướng quân, nên đương thời hay gọi ông là Vương Hữu Quân. Hồi nhỏ Vương Hy Chi trực tiếp được bố truyền dạy thư pháp. Sau, học chú ruột Vương Triền, một hoạ gia kiêm thư pháp gia. Càng học Vương Hy Chi càng chăm chỉ luyện chữ, công phu tìm hiểu bút tích của Lý Tư [đời Tần], của Tào Hỉ [thời Đông Hán] của Lục Cơ [đời Tây Tấn] của Vệ phu nhân [nữ thư pháp gia lừng danh đời Đông Tấn]...

Nghe và kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”

Đề bài

Nghe và kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.

Lời giải chi tiết

Người bán quạt may mắn

Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. Ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà lão nghèo bán quạt. Gặp ông, bà than thở:

- Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ăn.

Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽlấy bút mực ra đề lên mỗi cái quạt một bài thơ. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có vết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt nghĩ vìtrời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết nhanh đến vậy.

  • Bài 3 - Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

    Đêm ấy là đêm 20 - 11 trường em tổ chức buổi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam tại cung văn hóa thiếu nhi của tỉnh.

  • Bài 2 - Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

    Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn lưu động tại huyện em.

  • Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

    Mở đầu chương trình là bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do ca sĩ Thùy Trang trình bày. Sau đó là nhiều tiết mục ca ngợi quê hương, đất nước và Bác Hồ vang lên thật hào hùng.

  • Bài 4 - Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết

    Chú là một kĩ sư cầu đường bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở Sở giao thông công chánh. Nhà chú cách nhà em chỉ một con hẻm.

  • Bài 3 - Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết

    Mẹ là một cán bộ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm tỉnh đã hơn hai mươi năm rồi.

Vương Hi Chi [王羲之; 303 – 361], tự Dật Thiếu [逸少], hiệu Đạm Trai [澹斋], còn gọi là Vương Hữu Quân [王右軍], là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng về thư pháp tuyệt kỹ, được xưng tụng là Thư thánh [書聖], một trong Trung Hoa Thập Thánh, tề danh cùng với các vị nổi danh khác như Khổng Tử, Quan Phu Tử, Đỗ Phủ,….

Đại Thư pháp gia lưu danh sử sách

Vương Hi Chi năm lên 7, theo học Thư pháp của nữ Thư pháp gia Vệ Thược – 卫铄. Ông lâm mô Vệ thư tới năm 12 tuổi cảm thấy tuy đạt được tinh thần xong vẫn không thỏa ý.

Khi được phụ thân truyền dạy Thư pháp luận, ông tự bộc bạch: “ngô dĩ đại cương, tức hữu sở ngộ” [Tôi từ đại cương ngộ được Thư pháp]. Thường nghe thầy kể về những tấm gương khổ luyện của lịch đại Thư gia, ông rất hâm mộ Thư pháp của “Thảo Thánh” Trương Chi đời Đông Hán – 东汉「草圣」张芝, liền quyết tâm lấy bài học “lâm trì” của Trương Chi để răn mình học tập.

Về sau, ông vượt sông sang bờ bắc đi khắp danh sơn, Thảo thư học theo Trương Chi, Chính thư học theo Chung Diêu, “kiêm nhiếp chúng pháp, bị thành nhất gia – 兼撮众法,备成一家” đạt tới độ “quý việt quần phẩm, cổ kim mạc nhị – 贵越群品,古今莫二” [tinh túy hơn mọi tác phẩm, cổ kim vô song].

Để luyện được Thư pháp, mỗi lần tới một vùng đất, ông đều ra sức tìm tòi bia khắc các đời, tích lũy rất nhiều tư liệu Thư pháp. Trong nhà, trong sân, ngoài cửa, ông đều cho đặt bàn, bày bút, giấy, mực, nghiên, để mỗi khi nghĩ tới một kết cấu đẹp của chữ sẽ lập tức viết ngay lên giấy. Khi tập Thư pháp, ông đều nhắm mắt nghĩ rất lung tới mức quên ăn quên ngủ. So với lưỡng Hán và Tây Tấn, thư phong của Vương Hi Chi nổi bật bởi sự tinh tế, kết cấu biến hóa.

Thành tựu lớn nhất của ông là thêm, bớt cổ pháp, biến thư phong chất phác đời Hán Ngụy thành bút pháp tinh diệu, tận thiện tận mỹ. Trong Thư pháp của Vương Hi Chi, “Thảo thư quấn quít khúc chiết, Chính thư thế diệu hình mật, Hành thư khỏe khoắn tự nhiên“. Nói tóm lại, ông đã đưa Thư pháp Hán từ chỗ thực dụng tới chỗ chú trọng kỹ pháp, nhấn mạnh vào tình cảm.

Trên thực tế, đó là sự thức tỉnh của nghệ thuật Thư pháp, Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khả năng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Thư pháp gia các đời không mấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi vì ông được tôn xưng là “thư thánh”. Khải thư của ông như: “Nhạc Nghị luận”, “Hoàng Đình kinh”, “Đông Phương Sóc họa tán” … được “Nam triều thời ấy rất ưa thích”, hiện còn rất nhiều câu truyện đầy mầu sắc truyền kỳ, thậm chí còn trở thành đề tài cho hội họa. Thảo thư của ông được thế nhân tôn là “Thảo chi thánh”.

Những tác phẩm để lại cho hậu thế

Hiện nay không còn nguyên tích của Vương Hi Chi lưu lại nhưng khắc thạch Thư pháp vẫn còn rất nhiều. Tác phẩm của Vương Hi Chi rất phong phú, ngoài “Lan đình tự” còn có các bức nổi tiếng khác như: “Quan nô thiếp – 官奴帖”, “Thập thất thiếp – 十七帖”,”Nhị tạ thiếp – 二谢帖”, “Phụng quất thiếp – 奉枯帖”, “Di mẫu thiếp -姨母帖”, “Khoái tuyết thời tình thiếp – 快雪时晴帖”, “Nhạc Nghị luận – 乐毅论”, “Hoàng Đình Kinh – 黄庭经” ….

Đặc điểm nổi bật nhất trong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyển hàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ. Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trong thư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà – 飘若游云,矫苔惊蛇” [Lãng đãng như áng mây xanh phiêu dạt, uốn lượn như rêu in vết rắn trườn.”

Ngoài những tác phẩm trên thì tác phẩm nổi tiếng nhất mà ông để lại là Lan Đình tập tự. Đây là tác phẩm thể hiện tài năng của ông. Mùa hè năm 355, ông cùng một số nhà văn, nhà thơ tụ tập ở núi Cối Kê tại Lan Đình tránh nắng, cùng nhau uống rượu và làm thơ. Khi đó Vương Hi Chi cao hứng, lấy bút lông chuột viết lên giấy lụa, đó chính là tác phẩm Lan Đình.

Lan Đình tập tự được người đời ví như Mặt Trời, Mặt Trăng giữa bầu trời, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hành thư“, đến ngàn năm sau hậu thế vẫn thán phục.

Tương truyền Đường Thái Tông vì quá mê cuốn sách này, cho người đi khắp nơi truy tìm bản gốc. Cuối cùng triều đình cũng tìm ra nhà sư Biện Tài là chủ nhân. Dù rất nhiều lần thuyết phục, thậm chí doạ nạt Biện Tài, vua Đường đành để Biện Tài mang sách về.

Không cam chịu, Thái Tông sai một mưu sĩ là Tiêu Dực cải trang thành thư sinh đến kết bạn với Biện Tài. Khi đã thân quen, nhân một hôm Biện Tài đi vắng, Tiêu Dực bèn lấy trộm Lan Đình tập tự mang về cho vua Đường. Đường Thái Tông quý sách, khi chết không chôn theo mà sai để lại làm báu vật cho hậu thế [bản gốc hiện nay không còn nữa]. Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng Đế của nhà Thanh sau này cũng rất ngưỡng mộ Lan Đình tập tự.

Các con Vương Hi Chi cũng có nhiều người trở thành nhà thư pháp có danh tiếng thời Đông Tấn, trong đó phải kể đến người con thứ bảy là Vương Hiến Chi. Hai cha con họ Vương được người đời xưng tụng là “Thảo thánh nhị Vương”.

“Khoái tuyết thời tình thiếp” của Vương Hi Chi, “Trung thu thiếp” của Vương Hiến Chi và “Bá viễn thiếp” của Vương Tuân được vua Càn Long xếp vào “Tam hy mặc bảo” [ba vật quý hiếm] và xây dựng Tam hy đường để cất giữ.

Video liên quan

Chủ Đề