Peculiar breed là gì

Mục đích của bài viết học thuật trong tiếng Anh là trình bày một số quan điểm theo cách lập luận nhất định để tạo ra tính liên kết và ý nghĩa nhất định. Đôi khi những khái niệm mới phức tạp, từ vựng mang tính chuyên môn cao có thể xuất hiện rất nhiều trong một bài viết học thuật. Người viết các bài viết này như giáo sư, tác giả sách giáo khoa và các nhà nghiên cứu thường sử dụng các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns] nhằm truyền đạt quan điểm của họ một cách rõ ràng.

Các thông tin trong bài viết có thể được nhóm và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như bài viết trình bày thông tin theo thứ tự xác định về thời gian [thường ứng dụng trong các bài viết mô tả một quy trình, hoặc theo thứ tự quan trọng của thông tin [thường ứng dụng trong các bài viết lập luận thuyết phục]. Cách tổ chức thông tin trong văn bản là gợi ý hữu ích giúp người đọc hiểu được các khái niệm, quan điểm được truyền đạt qua bài viết.

Bài viết này sẽ giúp người học hiểu Organizational Patterns của một bài viết, đồng thời vận dụng vào trong việc đọc hiểu các bài đọc trong IELTS Reading.

Organizational patterns là gì và phân loại

Organizational patterns là cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài viết, thể hiện đặc điểm liên kết giữa các luận điểm [ideas] trong bài. Một bài viết có thể được vận dụng chỉ một hoặc một vài cách sắp xếp và trình bày luận điểm, tùy thuộc vào chủ đề, nội dung, mục đích và đối tượng của bài viết.

Các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [Types of Organizational Patterns]:

  • Generalization/ Illustration [Khái quát/ Minh hoạ]
  • Cause & Effect [Mối quan hệ nguyên nhân  kết quả]
  • Problem and Solution [Vấn đề và giải pháp]
  • Classification / Division / Categorization [Phân loại]
  • Enumeration / List of Items [Liệt kê]
  • Comparison & Contrast [So sánh và đối chiếu]
  • Chronological / Sequence of events [Theo trình tự thời gian]
  • Spatial Order [Theo trình tự không gian]
  • Order of Importance [Theo trình tự quan trọng của thông tin]

Generalization/ Illustration [Khái quát/ Minh hoạ]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày một khẳng định khái quát [general statement], được cụ thể hoá và làm rõ bởi một hoặc nhiều ví dụ. Ở dạng này, bài viết thường bao gồm câu chủ đề [topic sentence] được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều ví dụ. Thông tin trong bài có thể được sắp xếp từ khái quát đến cụ thể [general-to-specific] hoặc đi từ cụ thể đến khái quát [specific-to-general]

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường xuất hiện trong bài:

for example, for instance, that is, to illustrate, thus, such as, just as, including, typically, an illustration,

Cause & Effect [Mối quan hệ nguyên nhân  kết quả]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này mô tả hoặc bàn luận về một sự kiện / hành động được gây ra bởi một sự kiện / hành động khác. Có thể có một nguyên nhân và kết quả hoặc một số nguyên nhân với nhiều kết quả.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ chỉ quan hệ nguyên nhân  kết quả thường gặp trong bài:

Nguyên nhân [Causes]:

because, due to, for this reason, if thisthen, leads to, on account of, since,

Kết quả [Effects]:

as a result, consequently, hence, in effect, resulting, since, therefore, thus

Problem and Solution [Vấn đề và giải pháp]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày một vấn đề quan trọng và giải thích nó một cách chi tiết. Sau đó, người viết trình bày/ đề xuất một hoặc một số giải pháp khả thi được.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường xuất hiện trong bài:

answer, challenge, need, difficulty, dilemma, enigma, improve, indicate, issue, plan a need, problem, propose, remedied, resolve, respond to, solve, suggest

Classification / Division / Categorization [Phân loại]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này chia một chủ đề thành các phần hoặc nhóm và bàn luận riêng về từng nhóm.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường xuất hiện trong bài: categories, classified as, classes, classifications, comprises, composed of, different stages of, divisions, elements, features, groups, includes, kinds, types, varieties, ways

Enumeration / List of Items [Liệt kê]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này liệt kê một loạt các mục, sự kiện, lý do, ví dụ, tính năng hoặc đặc điểm để làm rõ cho ý chính [main idea] của bài viết. Các luận cứ này được liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào mà tác giả muốn.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường được dùng trong bài: also, and, another, a number of, as well as, too, besides, first, for example, for instance, furthermore, in addition, in fact, largest, least, moreover, most important, one, plus, second, several, the following

Comparison & Contrast [So sánh và đối chiếu]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày các thông tin theo tính chất đồng nhất hoặc tương phản của chúng, nhằm nhấn mạnh sự giống nhau và / hoặc khác biệt giữa hai hoặc nhiều ý trong bài.

So sánh [Comparison] nhằm tìm ra điểm tương đồng giữa các ý. Đối chiếu [Contrast] nhằm tìm ra sự khác biệt giữa các ý.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường được dùng trong bài:

Comparison [So sánh]:

also, as well as, both, correspondingly, compared to, in comparison, in the same way, just as, like, likewise, resembles, share, similarly, the same as, too

Contrast [Đối chiếu]:

although, as opposed to, but, despite, differs from, even though, however, instead, nevertheless, on the contrary, on the other hand, in contrast, instead, in spite of, unlike, whereas, while, yet

Chronological / Sequence of events [Theo trình tự thời gian]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày các luận cứ theo trình tự thời gian mà nó xảy ra, nhằm làm rõ cho ý chính [main idea] của bài viết.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường được dùng trong bài:

after, afterward, as soon as, at last, at that time, before, during, eventually, finally, first, second, following, formerly, immediately, in/on [date], last, later, next, now, meanwhile, shortly, since, then, until, when

Spatial Order [Theo trình tự không gian]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày thông tin theo thứ tự liên quan đến vị trí địa lý hoặc không gian [ví dụ: từ trái sang phải, trên xuống dưới, tiền cảnh đến hậu cảnh]. Cách này thường được sử dụng trong mô tả, bản đồ, sơ đồ và bản vẽ để giúp ghi lại các chi tiết không gian.

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường được dùng trong bài:

above, across from, among, behind, beside, below, down, in front of, between, left, to the right/left, near, on top of, over, up, in the middle of, underneath.

Order of Importance [Theo trình tự quan trọng của thông tin]

Characteristics [Đặc điểm]

Cách sắp xếp và trình bày luận điểm này trình bày thông tin theo thứ tự quan trọng của luận điểm [ví dụ: luận điểm ít quan trọng nhất đến quan trọng nhất].

Cách này có thể được sử dụng trong văn bản nghị luận [persuasive writing], báo cáo [report], giải thích [explanations], hay mô tả [descriptions].

Signal words [Từ ngữ để nhận diện]

Những từ thường được dùng trong bài:

least/most important, most convincing, most essential, primary, principal, secondarily, significant, central, chief, ending with, finally, finishing with, least, less, major, main, key, lastly,, first, next, last,

[Tham khảo và tổng hợp từ Patterns of Organization  Monterey Peninsula Collegevà Think Literacy: Cross Curricular  edu.gov.ca ]

Ứng dụng organization patterns trong đọc hiểu bài đọc IELTS Reading

Phân loại kỹ năng đọc hiểu

Bài thi IELTS Reading  Academic module đánh giá khả năng đọc hiểu của thí sinh trong ngữ cảnh ngôn ngữ học thuật [academic]. Các dạng câu hỏi khác nhau được xây dựng trong bài thi IELTS Reading nhằm đánh giá các kỹ năng đọc của thí sinh bao gồm kỹ năng đọc hiểu ý chính [main idea] và đọc hiểu chi tiết [details], cùng với việc hiểu được cấu trúc của một văn bản ở mức độ câu và đoạn văn.

Việc hiểu được cách sắp xếp và trình bày thông tin trong một bài viết [organizational patterns] sẽ giúp thí sinh hình dung được cấu trúc của bài đọc một cách rõ ràng hơn, từ đó giúp thí sinh đọc hiểu được ý chính của bài đọc, các chi tiết trong bài nhanh và chính xác hơn. Cụ thể, vận dụng được việc hiểu cách sắp xếp và trình bày thông tin trong một bài viết sẽ rất hữu ích trong việc trả lời các câu hỏi ở Reading Passage 3. Đặc điểm Reading Passage 3 đòi hỏi ở thí sinh khả năng hiểu được quan điểm của tác giả [writers opinions]. Một số bài đọc Reading Passage 3 có các dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh xác định ý kiến của tác giả, thường được thể hiện qua một số cụm từ như:

  • The writer refers to  to illustrate the point that/ to suggest that
  • [Tác giả đề cập đến để minh hoạ cho quan điểm./ để chỉ ra rằng ]
  • Why does the writer refer to  ?
  • [Tại sao tác giả lại đề cập đến ?]
  • According to paragraph,what is the writers view of  ?
  • [Theo đoạn, quan điểm của tác giả vềlà gì?

Thí sinh có thể vận dụng việc hiểu cách sắp xếp và trình bày cho các dạng câu hỏi về quan điểm của tác giả, mục đích tác giả đề cập đến ai đó hoặc một ví dụ nào đó với các đặc điểm nhận dạng câu hỏi như trên.

Các bước vận dụng Organizational Patterns vào bài đọc IELTS Reading Passage 3:

  • Bước 1: Xác định yêu cầu của câu hỏi, nhận định được câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi về quan điểm của tác giả, mục đích tác giả [các đặc điểm nhận dạng câu hỏi như đã nêu trên].
  • Bước 2: Xác định keywords từ câu hỏi, sau đó tìm đoạn văn liên quan đến keywords trong bài.
  • Bước 3: Đọc lướt [skim] qua đoạn văn để hiểu ý chính và tìm từ nhận biết [signal words] của các cách sắp xếp và trình bày luận điểm có trong đoạn [organizational patterns]
  • Bước 4: Đối chiếu với các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns] để xác định phương pháp lập luận được sử dụng liên quan đến thông tin cần tìm.
  • Bước 5: Đọc hiểu kỹ phần thông tin liên quan về quan điểm của tác giả, sau đó đối chiếu với các lựa chọn trong câu để chọn đáp án có nghĩa gần nhất.

Ví dụ áp dụng Organizational Patterns

a/ We are all explorers. Our desire to discover, and then share that new-found knowledge, is part of what makes us human  indeed, this has played an important part in our success as a species. Long before the first caveman slumped down beside the fire and grunted news that there were plenty of wildebeest over yonder, our ancestors had learnt the value of sending out scouts to investigate the unknown. This questing nature of ours undoubtedly helped our species spread around the globe, just as it nowadays no doubt helps the last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiate the subways of New York.

[Adapted from Cambridge IELTS 15, Test 1, Reading Passage 3]

Câu hỏi. The writer refers to visitors to New York to illustrate the point that

  1. exploration is an intrinsic element of being human.
  2. most people are enthusiastic about exploring.
  3. exploration can lead to surprising results.
  4. most people find exploration daunting.

Lời giải: Câu hỏi yêu cầu thí sinh xác định được mục đích tác giả đề cập đến visitors to New York như là một ví dụ để minh hoạ [illustrate] cho quan điểm nào. Đọc lướt [skimming] qua đoạn 1 để tìm từ nhận biết [signal words], ta tìm được cụm just as trong câu:This questing nature of ours undoubtedly helps our species spread around the globe, just as  visitors to New York. Đối chiếu với các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns], ta nhận thấy thông tin ở đoạn này thuộc kiểu sắp xếp minh họa [illustration]. Do đó, xác định được visitors to New York là phần minh hoạ cho quan điểm tác giác đã trình bày trong câu này. Phần thông tin trước cụm just as chính là quan điểm mà tác giả đang muốn minh hoạ [làm rõ] bằng việc sử dụng ví dụ về du khách đến New York. Quan điểm tác giả đề cập là: Bản chất dai dẳng này của con người giúp chúng ta phân bố rộng khắp thế giới. So sánh với các lựa chọn trong câu hỏi, đáp án có nghĩa gần nhất với ý trong bài là đáp án A [Dịch đáp án A: khám phá là một phần thuộc về bản chất của con người].

b/ Over the years, weve come to think of explorers as a peculiar breed  different from the rest of us, different from those of us who are merely well travelled , even; and perhaps there is a type of person more suited to seeking out the new, a type of caveman more inclined to risk venturing out. That, however, doesnt take away from the fact that we all have this enquiring instinct, even today; and that in all sorts of professions whether artist, marine biologist or astronomer  borders of the unknown are being tested each day.

Câu hỏi: What is the writers view of explorers?

  1. Their discoveries have brought both benefits and disadvantages.
  2. Their main value is in teaching others.
  3. They act on an urge that is common to everyone.
  4. They tend to be more attracted to certain professions than to others.

Lời giải: Câu hỏi yêu cầu thí sinh xác định quan điểm của tác giả về explorers [những nhà thám hiểm]. Đọc lướt qua đoạn 2 để tìm từ nhận biết [signal words], ta tìm được liên từ however trong câu: That, however, doesnt take away from the fact that we all have this enquiring instinct, even today.Đối chiếu với các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns], ta nhận thấy thông tin ở đoạn này thuộc kiểu sắp xếp so sánh và đối chiếu [comparison and contrast]. Cụ thể, đoạn văn đang lập luận so sánh đối chiếu sự khác biệt giữa bản chất của explorers [nhà thám hiểm] và bản chất của the rest of us [những người còn lại trong xã hội]. Tuy nhiên, luận điểm chính của đoạn văn nằm ở câu có chứa từ however: tuy nhiên, điều đó không thể thay đổi được sự thật rằng tất cả chúng ta đều có bản năng muốn tìm hiểu này. Từ đó, ta rút ra kết luận về quan điểm của tác giả cho rằng nhà thám hiểm và tất cả mọi người đều có bản chất giống nhau. So sánh với các lựa chọn trong câu hỏi, đáp án có nghĩa gần nhất với ý trong bài là đáp án C [Dịch đáp án C: Những nhà thám hiểm hành động dựa trên một động cơ giống với mọi người].

c/ What is rather more significant is the finding that the dopamine neurons in the caudate  a region of the brain involved in learning stimulus-response associations, and in anticipating food and other reward stimuli  were at their most active around 15 seconds before the participants favourite moments in the music. The researchers call this the anticipatory phase and argue that the purpose of this activity is to help us predict the arrival of our favourite part. The question, of course, is what all these dopamine neurons are up to. Why are they so active in the period preceding the acoustic climax? After all, we typically associate surges of dopamine with pleasure, with the processing of actual rewards. And yet, this cluster of cells is most active when the chills have yet to arrive, when the melodic pattern is still unresolved. [Paragraph 1]

One way to answer the question is to look at the music and not the neurons. While music can often seem [at least to the outsider] like a labyrinth of intricate patterns, it turns out that the most important part of every song or symphony is when the patterns break down, when the sound becomes unpredictable. If the music is too obvious, it is annoyingly boring, like an alarm clock. Numerous studies, after all, have demonstrated that dopamine neurons quickly adapt to predictable rewards. If we know whats going to happen next, then we dont get excited. This is why composers often introduce a key note in the beginning of a song, spend most of the rest of the piece in the studious avoidance of the pattern, and then finally repeat it only at the end. The longer we are denied the pattern we expect, the greater the emotional release when the pattern returns, safe and sound. [Paragraph 2]

To demonstrate this psychological principle, the musicologist Leonard Meyer, in his classic book Emotion and Meaning in Music [1956], analysed the 5th movement of Beethovens String Quartet in C-sharp minor, Op. 131. Meyer wanted to show how music is defined by its flirtation with  but not submission to  our expectations of order. Meyer dissected 50 measures [bars] of the masterpiece, showing how Beethoven begins with the clear statement of a rhythmic and harmonic pattern and then, in an ingenious tonal dance, carefully holds off repeating it. What Beethoven does instead is suggest variations of the pattern. He wants  preserve an element of uncertainty in his music, making our brains beg to the one chord he refuses to give us. Beethoven saves that chord for the end. [Paragraph 3]

Câu hỏi. Why does the writer refer to Meyers work on music and emotion?

Câu hỏi Why does the writer refer to Meyers work on music and emotion?

Lời giải: Câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu và xác định tại sao tác giả đề cập đến Meyers work on music on emotion [nghiên cứu của Meyer về âm nhạc và cảm xúc]. Dựa vào keyword Meyer ta xác định được thông tin nằm ở đoạn 3. Đọc lướt qua đoạn 2 để tìm từ nhận biết [signal words], ta tìm được từ demonstrate trong câu: To demonstrate this psychological principle, the musicologist Leonard Meyer, in his classic book. Đối chiếu với các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns], ta nhận thấy tác giả đang muốn chứng minh [demonstrate] cho quan điểm ở đoạn 2 bằng việc đưa dẫn chứng về nghiên cứu của Meyer. Đọc lướt đoạn 2 để tìm xem quan điểm về this psychological principle, ta hiểu được nguyên tắc về tâm lý ở đây là nếu người nghe quen thuộc với giai điệu của bài nhạc, họ sẽ không còn hứng thú. Đây là kết quả từ nghiên cứu của Montreal về dopamine và tâm lý của người nghe ở đoạn 1 và 4. So sánh với các lựa chọn trong câu hỏi, đáp án có nghĩa gần nhất với ý trong bài là đáp án B [Dịch đáp án B: để đưa dẫn chứng cho kết quả nghiên cứu của Montreal]

Kết luận

Trong một bài viết học thuật, người viết có thể sử dụng một hoặc nhiều các cách sắp xếp và trình bày luận điểm [organizational patterns] để mô tả, phân tích, bàn luận hoặc thuyết phục người đọc về một quan điểm nào đó. Nhờ vào việc hiểu được các cách sắp xếp và trình bày luận điểm khác nhau, người đọc sẽ hiểu được các ý mà tác giả muốn truyền đạt qua bài viết dễ dàng hơn, đồng thời giúp người đọc ghi nhớ các ý trong bài một cách hệ thống.

Để áp dụng hiệu quả organizational patternsvào bài thi IELTS Reading, người viết có thể tham khảo khóa học IELTS Foundation  Cam kết đầu ra 4.5 IELTS tại ZIM.

Nguyễn Phượng Duyên

Video liên quan

Chủ Đề