Phần mềm shop thép miễn phí

Welcome to 4BIM Solutions

Chúng tôi cung cấp phần mềm để Detailing trên AutoCad, Outsource Drafting và Phát triển phần mềm.

Phần mềm shop thép miễn phí

4Soft

4Soft cung cấp phần mềm vẽ và thống kê khối lượng một cách tự động.

Phần mềm shop thép miễn phí

4Design

4Design là dịch vụ Outsourcing

Phần mềm shop thép miễn phí

4Deployment

4BIMS cung cấp dịch vụ phát triển phần mêm theo yêu cầu từng đơn vị

Khuyến mãi đặc biệt 50% oFF!

Chương trình siêu giảm giá, Giảm 50% cho tất cả các sàn phẩm dành cho 100 khách hàng đầu tiên thanh toán thành công! Hãy nhanh tay lên!

Xem Ưu Đãi

————————————————————————————–

Công cụ vẽ bê tông cốt thép!

Với giao diện input theo từng ô và xuất kết quả nhanh chóng sau 1 nốt nhạc, chúng tôi sẽ giúp các Anh/ Chị giải phóng 90% công sức trong việc thể hiện bản vẽ, trình bày bản vẽ.

Với kỹ sư thiết kết: Anh/ Chị sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc tối ưu hóa các phương án thiết kế.

Với kỹ sư tại công trường: Anh/ Chị sẽ đẩy nhanh tiến độ shopdrawing, giảm thiểu sai xót, tối ưu chi phí.

————————————————————————————–

Công cụ vẽ tôn diềm nhà xưởng!

Vẽ nhanh, shop nhanh cho tất cả hình dạng mái và vách.

Quản lý vật liệu trong quá trình vẽ.

Xuất dữ liệu tự động ra tệp Excel.

Khả năng chỉnh sửa và thêm biên dạng sóng,...

sẵn biên dạng sóng của các nhà sản xuất lớn.

Khi triển khai một dự án, trong giai đoạn đầu, các chủ đầu tư thường sẽ thiết kế hồ sơ bản vẽ ở mức tổng thể và cơ bản nhất, bản vẽ này chưa thể đem ra để thi công ngoài công trường được, để có thể triển khai thì chúng ta cần phải có bản vẽ shop drawing, vậy shopdrawing là gì? cách triển khai bản vẽ shopdrawing thế nào, mời các bạn xem tiếp bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

  • 1 Shopdrawing là gì
  • 2 Bản vẽ shopdrawing có vai trò quan trọng thế nào?
  • 3 Những yêu cầu đối với bản vẽ shopdrawing
  • 4 Hướng dẫn triển khai bản vẽ shopdrawing trong xây dựng
    • 4.1 1. Công tác chuẩn bị:
    • 4.2 2. Quy trình triển khai shopdrawing
    • 4.3 3. Yêu cầu khi triển khai bản vẽ shopdrawing
  • 5 Download free mẫu bản vẽ shopdrawing công trình đã thi công

Shopdrawing là một bản vẽ hoặc tập hợp các bản vẽ chi tiết nhất của các nhà thầu, nhà cung cấp, nhà tư vấn, hoặc nhà chế tạo triển khai từ bản vẽ cơ sở để trình lên chủ đầu tư, triển khai thi công lắp đặt tại công trình

Bản vẽ shopdrawing là bản vẽ chi tiết, đầy đủ thông tin chính xác thông số kỹ thuật, khối lượng và chủng loại vật tư, để có thể thi công, triển khai ngoài hiện trường. Điểm nhấn chính của bản vẽ shopdrawing là đi vào công trình hoặc sản phẩm cụ thể

Có rất nhiều loại bản vẽ shopdrawing như

  • Bản vẽ shopdrawing thi công đào đất
  • Bản vẽ shopdrawing thép
  • Bản vẽ shopdrawing bê tông
  • Bản vẽ shopdrawing ốp lát
  • Bản vẽ shopdrawing M&E
  • Bản vẽ shopdrawing hoàn thiện
  • Bản vẽ shopdrawing trần thạch cao
  • Bản vẽ shopdrawing xây tường …

Phần mềm shop thép miễn phí

Bản vẽ shopdrawing có vai trò quan trọng thế nào?

Bản vẽ shop drawing có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thi công công trình. Bản vẽ shopdrawing là bản vẽ chi tiết đầy đủ nhất, là cơ sở để nhà thầu, kỹ sư, kiến trúc sư, tư vấn giám sát tiến hành thi công, nghiệm thu thanh toán với các bên liên quan và chủ đầu tư

Bản vẽ shopdrawing là bản vẽ được chủ đầu tư và tư vấn giám sát phê duyệt, từ bản vẽ này chúng ta có thể dự trù chi phí và chủng loại vật tư cho công việc thi công sắp tới

Những yêu cầu đối với bản vẽ shopdrawing

Bản vẽ shopdrawing phải thể hiện được đầy đủ chi tiết nhất có thể các chi tiết kỹ thuật, thông số, chủng loại vật tư, các ghi chú, tính pháp lý để dễ dàng triển khai thi công ngoài công trường

Bản vẽ shopdrawing phải được triển khai căn cứ vào bản vẽ cơ sở, và các yêu cầu kỹ thuật Spec. Cần phải xem xét phối hợp các hạng mục khác nhau trong công trình, để có thể thiết kế ra bản vẽ shopdrawing đầy đủ mang tính khoa học, tiết kiệm, dễ dàng triển khai

Bản vẽ shopdawing là bản vẽ cuối cùng để tạo ra sản phẩm vì vậy, cần phải trình bày bản vẽ shopdrawing khoa học dễ hiểu, tránh sai sót, không để bản vẽ lỗi khi ra ngoài thi công hiện trường sẽ gây ra hậu quả khó lường

Kỹ sư thiết kế bản vẽ shopdrawing cần phải có kinh nghiệm thi công, kỹ năng trình bày và sử dụng phần mềm vẽ shopdrawing autocad thành thạo, ngoài ra cần phải thường xuyên theo dõi kiểm tra phối hợp với kỹ sư hiện trường để điều chỉnh bản vẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn triển khai bản vẽ shopdrawing trong xây dựng

Trong một công trình có rất nhiều hạng mục cần phải vẽ chi tiết ra bản vẽ shopdrawing để triển khai như shopdrawing bê tông, thép, hoàn thiện, M&E…. Dưới đây tôi xin giới thiệu cách triển khai bản vẽ shopdrawing thép dầm, sàn, cột dựa theo kinh nghiệm thực tế đã làm, để cho anh em tham khảo

1. Công tác chuẩn bị:

Bản vẽ tổng thể đến bản vẽ chi tiết hạng mục cần shopdrawing dầm, sàn, cột

Chuẩn bị và đọc kỹ các yêu cầu kỹ thuật spec, các quy định thiết kế

Copy hết các dữ liệu cần thiết vào một khu vực trong file autocad để tiện quản lý

2. Quy trình triển khai shopdrawing

Khi triển khai bản vẽ thép shopdrawing chúng ta nên lưu ý: triển khai theo tiến độ thi công hạng mục, hạng mục nào thi công trước thì triển khai trước, thi công sau khì triển khai sau. Như vậy trong các hạng mục cột, dầm, sàn thì thứ tự ưu tiên sẽ là bản vẽ cột trước, sau đó đến dầm và cuối cùng đến sàn

Đối với bản vẽ thép shopdrawing cột thì cần tổng hợp phân loại ra các loại cột chịu lực chính, cột phụ, cột có thép giống nhau. Khi triển khai thì cột chính cột nhiều thép trước, các cột phụ và chi tiết triển khai sau

Trước khi bắt tay vào triển khai bản vẽ shopdrawing dầm thì cần phải xem xét mặt bằng dầm sàn thật kỹ, phân biệt ra dầm chính, dầm phụ, dầm nào nhịp dài, dầm nhịp ngắn, dầm nhiều thép tương đồng nhau, tổng hợp lại phân loại ra, xem xét triển khai dầm nào trước, dầm nào sau sao cho tiến độ công việc hiệu quả nhất, theo kinh nghiệm thì thường triển khai dầm nhịp dài trước, đến dầm nhịp ngắn sau, dầm nhiều thép trước, dầm ít thép sau

Đối với sàn thì cũng tổng hợp lại các khu vực sàn giống nhau, khu vực sàn có thép tương đồng, khu vực sàn riêng biệt. Khi triển khai thì vẽ các shopdrawing khu vực sàn giống nhau và nhiều thép trước sau đó đến các khu vực sàn chuyên biệt

Phần mềm shop thép miễn phí

3. Yêu cầu khi triển khai bản vẽ shopdrawing

  • Bản vẽ shop drawing phải tuân đúng yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế

Thường các yêu cầu này sẽ nằm ở trang đầu tiên trong tập bản vẽ thiết kế thi công, các chỉ dẫn này sẽ xuyên suốt trong quá trình thiết kế bản vẽ shopdrawing, chúng ta cần phải đọc kỹ trước nếu có phát hiện sai sót thì phải yêu cầu bên thiết kế chỉnh sửa cho phù hợp

Ví dụ: 

Quy định về miền nối thép cột: nối ở 2/4xH với H là chiều cao từ sàn tới đáydầm, không được nối ở chân hoạc đỉnh

Quy định về miền nối thép dầm: 1/4L hai đầu dầm không được nối thép lớp trên, chỉ được nối ở 2/4 nhịp ở giữa

Quy định về neo cốt thép: vơi thép lớp trên là 40d, thép lớp dưới là 25d, với d là đường kính thép

Quy định về cắt cốt thép: vơi thép lớp trên được cắt ở 1/3 giữa nhịp, thép lớp dưới được cắt ở 1/8 hai đầu nhịp

Quy định về lớp bảo vệ cốt thép 3cm…

  • Bản vẽ shopdrawing sao cho tiết kiệm thép nhất, tránh vụn vặt đề C nhiều

Mỗi cây thép tiêu chuẩn dài 11,7m, vì vậy làm thế nào để cắt thép sao cho vừa tiết kiệm vừa thỏa mãn miền nối thép, yêu cầu này cần kỹ sư phải có kinh nghiệm và linh hoạt

Chúng ta ưu tiên cắt cây thép 11,7m làm sao thỏa mãn là bội số của 2, 3 hoặc 4 thanh tức là cắt thành các chiều dài 5,85m (cắt làm 2), 3,9m (cắt làm 3), 2,925m (cắt làm 4 thanh)

Trong trường hợp nếu ướm các thanh thép vào mà không thỏa mãn miền nối thì chúng ta cắt làm sao cho chiều dài thanh càng lớn càng tốt, không nên cắt những cây nhỏ tầm trên dưới 2m ( vì cây 2m chỉ để đủ nối thép), sẽ không tận dụng được lúc đó sẽ trở thành sắt vụn

Chúng ta nên lưu ý, thông thường định mức cho phép của thép vụn là 2 đến 3% vì vậy chúng ta cần phải tận dụng đề C triệt để vào các chi tiết khác tránh lãng phí

  • Bản vẽ shopdrawing sao cho dễ đọc, dễ hiểu thi công thuận tiện nhất

Thiết kế bản vẽ shopdrawing phải dựa trên thực tế thi công, nhiều trường hợp thiết kế ra ngoài hiện trường thợ không thể làm được bởi chỉ cần để thép dài quá không thể luồn vào được hoặc thép đai dầm quá cao sẽ gây trồi thép lên khi đổ bê tông sàn, không đảm bảo lớp bảo vệ cốt thép…

Bản vẽ shopdrawing phải được sắp xếp gọn gàng, các thông số, ghi chú sao cho dễ đọc dễ hiểu, các nét đậm, nét nhạt cần phải được phân biệt quy định rõ ràng

  • Kỹ năng vẽ autocad phải thành thạo

Để triển khai bản vẽ shopdrawing kịp với yêu cầu tiến độ đề ra, ngoài yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, bạn cần phải thành thạo phần mềm autocad, kỹ năng trình bày khoa học và kỹ năng in ấn, vì công việc shopdrawing ngoài vẽ bản vẽ ra còn rất nhiều các công việc khác như thống kê thép, trình chủ đầu tư và tư vấn giám sát, dự trù vật tư…nếu bạn không làm nhanh thì sẽ không kịp tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cộng trình

Download free mẫu bản vẽ shopdrawing công trình đã thi công

Dưới đây là bản vẽ autocad shop drawing thép mẫu công trình tòa nhà Mandarin do Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư, bạn chỉ việc download rồi giải nén ra tham khảo áp dụng thực tế phần nào cho công trình hoặc dự án của mình

Công trình: Mandarin Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội

Bản vẽ: shopdrawing triển khai thép đài móng, dầm

Bạn bấm vào đường link sau tải về nhé, pass giải nén mình kèm theo luôn trong file, nếu không download được để bình luận bên dưới mình gửi lại

Phần mềm shop thép miễn phí

Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích về shopdrawing là gì, vai trò và cách triển khai bản vẽ shopdrawing thế nào, download mẫu shopdrawing mà mình đã thi công, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong những công việc sắp tới