Phân tích thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại của Tòa an nhân dân

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung về Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Được quy định tại mục 1 Chương II từ các Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyết giải quyết những tranh chấp dân sự trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ…Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số quy định như:

– Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì không có lý do không có điều luật để áp dụng [Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]. Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng thì Tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng [Điều 43, 44, 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015].

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã sửa đổi bổ sung nhiều loại việc mới thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định trong các luật nội dung bảo đảm thống nhất, phù hợp với Hiến pháp và các luật khác như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật lao động, Luật đấu thầu, Luật công đoàn….

– Trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật thì Chánh án Tòa án có văn bản kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái pháp luật [Điều 221 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015].

– Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. [Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]

Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp

           Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân

Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xác định xem đối với một vụ án dân sự cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án. Theo đó, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hiện nay được quy định: [i] Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này; [ii] Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này; [iii] Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này; [iiii] Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy tác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con,…”, trường hợp này xuất hiện yếu tố đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Có thể nhận thấy thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh được phân định rõ ràng, tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý nhầm.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế. Do vậy, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng vi phạm nghĩa vụ theo các Hợp đồng kinh doanh, thương mại đã giao kết [“Hợp đồng”] và phát sinh tranh chấp. Bên có quyền có thể sẽ khởi kiện bên có nghĩa vụ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Khi đó, doanh nghiệp cần xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để tiến hành khởi kiện vụ án. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập và phân tích đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi doanh nghiệp khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Để xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng, doanh nghiệp khởi kiện cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định thẩm quyền theo vụ việc

Loại tranh chấp phát sinh trong bài viết chúng tôi đề cập là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Trong trường hợp các bên trong Hợp đồng không thỏa thuận điều khoản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc có thỏa thuận nhưng không đáp được các điều kiện luật định để Trọng tài giải quyết tranh chấp thì các tranh chấp có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Lưu ý: Đối với vụ án có yếu tố nước ngoài thì Tòa án tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp: [i] Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; [ii] Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; [iii] Quan hệ tranh chấp được xác lập, thay đổi, chấm dứt tại Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; [iv] Quan hệ tranh chấp được xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam; hoặc [v] Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Bước 2: Xác định thẩm quyền theo cấp xét xử

[i] Nếu tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết;

[ii] Các tranh chấp còn lại không thuộc các trường hợp tại Mục [i] nêu trên do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.

Lưu ý: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể tự mình lấy lên để giải quyết những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo lãnh thổ có thể xác định như sau:

[i] Nếu Hợp đồng giữa hai bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp hợp đồng, khi có phát sinh tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn; hoặc

[ii] Nếu Hợp đồng giữa hai bên không có thỏa thuận trên thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án nơi bị đơn có trụ sở.

Tuy nhiên, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:

[1] Trường hợp không xác định được trụ sở của bị đơn [người bị kiện], nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi là trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

[2] Trường hợp bị đơn không có trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình có trụ sở giải quyết;

[3] Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi Hợp đồng được thực hiện giải quyết;

[4] Trường hợp có nhiều bị đơn có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn có trụ sở giải quyết; hoặc

[5] Trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc có chi nhánh giải quyết.

Để tiến hành khởi kiện vụ án giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng kinh doanh, thương mại, trước tiên Doanh nghiệp cần xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án giúp quá trình khởi kiện được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và tránh được trường hợp Đơn khởi kiện bị chuyển đến Tòa án khác có thẩm quyền.

Với những phân tích trên đây, TNTP hy vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên trong Hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Trân trọng.

Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP & Các Cộng sự

Video liên quan

Chủ Đề