Phạt nguội có hiệu lực bao lâu

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là 1 năm, trong khi đó, có những phương tiện mua mới, đăng ký mới có thời hạn đăng kiểm tới 3 năm.

Do vậy, dù hệ thống camera đã ghi nhận được lỗi vi phạm, nhận diện được phương tiện, nhưng kể cả khi thông báo vi phạm được gửi sang cơ quan đăng kiểm vẫn không thể xử phạt được người điều khiển phương tiện vi phạm.

Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này, nâng cao hiệu quả xử phạt nguội? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Không ít trường hợp phương tiện đến hạn đăng kiểm thì đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính [Ảnh minh họa]

Tại trung tâm đăng kiểm 29-03S [Hà Nội], anh Nguyễn Thanh Tùng, ở Cầu Giấy, Hà Nội khá bất ngờ khi được Trung tâm đăng kiểm thông báo phương tiện chưa chấp hành lỗi vi phạm giao thông từ gần nửa năm trước.

Để được đăng kiểm, anh Tùng cần phải đến cơ quan công an chấp hành quyết định xử phạt trước khi tiến hành đăng kiểm:

 

"Phạt nguội này cũng khó khăn cho chủ phương tiện vì nhiều tại vì trường hợp tới khi đăng kiểm mình mới phát hiện ra bị phạt nguội như thế. Có thể có những thông báo cho chủ phương tiện biết sớm, xử lý sớm đỡ mất thời gian, tốn kém thời gian đi lại của chủ phương tiện".

Cùng ngồi chờ đăng kiểm, anh Bùi Văn Thắng, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng băn khoăn về việc xử phạt nguội qua hệ thống đăng kiểm:

 

"Tại thời điểm này như thế là tạm chấp nhận được. Về lâu dài nó không đúng theo luật pháp. Đây có phải cơ quan thu tiền phạt đâu".

Ông Nguyễn Minh Hải, giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-03S cho biết, mỗi tháng, đơn vị thực hiện đăng kiểm cho khoảng 3.000 phương tiện, trong đó có từ 50-60 phương tiện bị từ chối đăng kiểm do chưa thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan chức năng. Theo ông Hải, khi xe có vi phạm, đã cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định thì các trung tâm đăng kiểm sẽ thông báo để chủ phương tiện thực hiện quyết định xử phạt trước khi kiểm định:

 

"Việc phạt nguội phương tiện giao thông vi phạm cũng là một hình thức nữa để răn đe đối với chủ xe, lái xe để làm sao nâng cao tinh thần chấp hành Luật giao thông".

Thiếu tá Lý Thị Thu Trang, Phó Đội trưởng Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết, qua hệ thống camera lắp đặt trên địa bàn Thành phố, năm 2019, đơn vị đã xử lý phạt nguội được gần 2.000 trường hợp vi phạm, năm 2020 phạt trên 3.000 trường hợp và năm 2021, con số này là trên 8.000 trường hợp:

 

"Đề nghị người tham gia giao thông luôn tự giác chấp hành Luật Giao thông, khi nhận được thông báo của lực lượng CSGT, công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện cư trú, học tập hoặc đặt trụ sở chính đề nghị chủ phương tiện nhanh chóng phối hợp với lực lượng CSGT tiến hành xử lý vi phạm theo đúng quy định, nghiêm cấm các trường hợp cố tình trốn tránh việc xử ý vi phạm".

Tuy vậy, không ít trường hợp phương tiện đến hạn đăng kiểm thì đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Bởi theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trong khi rất nhiều phương tiện có thời hạn đăng kiểm trên 1 năm. Do đó, việc xử phạt qua hệ thống đăng kiểm cũng không xử lý được tình trạng này.

Dù chưa có thống kê chính thức, song đại diện Cục Đăng kiểm VN cũng cho hay, hàng năm có không ít trường hợp hết thời hiệu xử lý vi phạm, lực lượng chức năng có thông báo để cơ quan đăng kiểm gỡ cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định.

Luật sư Phạm Thành tài, Giám đốc Văn phòng luật sư Phạm Danh [Hà Nội] cho rằng, theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bổ sung năm 2020, trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Do đó, khi xem xét để thi hành quyết định vi phạm hành chính, cần căn cứ vào hình thức xử phạt, tính chất hành vi vi phạm và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thi hành quyết định vi phạm hành chính:

 

"Đối với các trường hợp phạt nguội qua đăng kiểm và có căn cứ cho rằng cá nhân bị xử phạt cố tình trì hoãn nộp phạt mặc dù hành vi vi phạm đã diễn ra và kết thúc cách thời điểm đăng kiểm bao lâu thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật".

Các ý kiến cũng cho rằng, để cơ quan chức năng chứng minh được người vi phạm cố tình trốn tránh, trì hoãn việc nộp phạt không phải dễ dàng.

Trong nhiều trường hợp, do người vi phạm không nhận được thông báo, cơ quan chức năng không chứng minh được người vi phạm cố tình trốn tránh, thì không thể xử lý. Khi đó, rất dễ để lọt người vi phạm.

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phạt nguội vẫn đạt thấp là do nhiều phương tiện khi mua bán, cho, tặng không thực hiện sang tên đổi chủ, người vi phạm thay đổi địa chỉ nơi ở, khiến thông báo của cơ quan chức năng không đến được tay người vi phạm

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể quản lý thông tin của người điều khiển phương tiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu mạng internet và trên các phương tiện kỹ thuật của CSGT để tra cứu, từ đó có chế tài xử phạt ngay mà không cần chờ đến đăng kiểm mới tiến hành xử phạt như hiện nay. Quan trọng là cơ quan chức năng xác định tầm quan trọng của việc này để có chính sách phù hợp.

Góc nhìn này của VOV Giao thông: Đừng bỏ lọt vi phạm vì bất cập của cơ sở dữ liệu

 

Từ khi áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua hệ thống camera, số liệu phương tiện bị xử phạt tăng lên hàng năm đã chứng minh hiệu quả của giải pháp này.

Theo quy định hiện hành, khi hệ thống camera ghi nhận lỗi vi phạm, ghi lại biển kiểm soát của phương tiện, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo đến địa chỉ chủ sở hữu phương tiện để đến chấp hành quyết định xử phạt. Nếu chủ phương tiện không nhận được, thông báo này sẽ được gửi đến công an các xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện cư trú, học tập và làm việc.

Đồng thời, thông báo này cũng được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT, Phòng CSGT Công an địa phương để chủ phương tiện biết và phối hợp với lực lượng chức năng giải quyết.

Nếu qua 2 trường hợp gửi thông báo, chủ phương tiện vẫn không đến chấp hành quyết định xử phạt, thông báo vi phạm sẽ được gửi đến Cục Đăng kiểm VN để phối hợp xử lý khi phương tiện đi đăng kiểm.

Nhờ vậy, rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm được xử lý qua sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan đăng kiểm.

Tuy vậy, số liệu thống kê của cơ quan chức năng cũng cho thấy, tỷ lệ phạt nguội ở nhiều địa phương vẫn đạt khá thấp, Cục CSGT khoảng 70%, Hà Nội 50%, TP. HCM có thời điểm chỉ đạt 17,6%. Điều này đồng nghĩa với việc khá nhiều vi phạm bị bỏ lọt, không thể xử lý.

Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phạt nguội vẫn đạt thấp là do nhiều phương tiện khi mua bán, cho, tặng không thực hiện sang tên đổi chủ, người vi phạm thay đổi địa chỉ nơi ở, khiến thông báo của cơ quan chức năng không đến được tay người vi phạm.

Ngay cả khi thông báo vi phạm được gửi sang cơ quan đăng kiểm, “chốt chặn” cuối này cũng không thể yêu cầu người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt nếu hết thời hiệu xử phạt.

Không ít trường hợp cơ quan chức năng phải gỡ thông báo xử phạt trên hệ thống thông tin điện tử của Cục CSGT, Phòng CSGT Công an các địa phương và cơ quan đăng kiểm đã cho thấy điều đó.

Ngăn chặn tình trạng này thật ra không khó. Bộ Công an vừa dồn lực thực hiện cập nhật và cấp thẻ căn cước công dân gắn chip đã ghi nhận và xây dựng tương đối đầy đủ về hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, từ tên họ, địa chỉ và từng di biến động dân cư…

Cơ sở dữ liệu này nếu được tích hợp tự động với hệ thống cơ sở dữ liệu của phương tiện, dữ liệu người lái và phần mềm của các hệ thống camera phạt nguội, việc xử lý hoàn toàn có thể được thực hiện ngay khi tống đạt thông báo vi phạm thông qua địa chỉ đăng ký phương tiện, mà chưa cần phải qua cơ quan đăng kiểm.

Khi đó, chỉ cần hệ thống camera giám sát ghi nhận biển số phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng dễ dàng truy xuất địa chỉ người điều khiển phương tiện để gửi thông báo phạt nguội một cách chính xác.

Bên cạnh đó, Công an các địa phương đang đẩy mạnh việc sang tên đổi chủ cho nhiều trường hợp mua, bán phương tiện qua nhiều chủ, vùng với việc phạt nặng các trường hợp không sang tên đổi chủ cũng sẽ giảm thiểu các trường hợp xe không chính chủ, gây khó cho việc xử lý phạt nguội.

Việc xử phạt vi phạm giao thông là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Song, chỉ khi các cơ sở dữ liệu của các cơ quan chức năng được số hóa, việc áp dụng xử phạt vi phạm Luật Giao thông thông bằng hình thức phạt nguội, dù thông báo trực tiếp hay qua cơ quan đăng kiểm cũng sẽ đảm bảo sự công bằng giữa các chủ phương tiện vi phạm.

Sau khi vi phạm báo lâu thì có thông báo phạt nguội?

Trong thời hạn 10 ngày làm việc từ ngày phát hiện hành vi vi phạm thì người thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính phải tiến hành: Thứ nhất, người thẩm quyền sẽ xác nhận các thông tin về phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện,..

Phạt người thời gian báo lâu thì hết hiệu lực?

Theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 15/2022/TT-BCA trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Phạt người báo lâu xóa?

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang ...

Khi nào có quyết định xử phạt giao thông?

Người thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tối đa là 2 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Chủ Đề