Photpho kí hiệu là gì

On Th12 11, 2018 0

Số nguyên tử: 15 Trọng lượng nguyên tử: 30,973762 Màu sắc: trắng, đen, đỏ hoặc tím [tùy loại] Pha: rắn Phân loại: phi kim

Điểm thăng hoa: đỏ: 416 – 590oC, tím: 620oC


Điểm nóng chảy: trắng: 44oC, đen: 410oC
Điểm sôi: trắng 281oC
Cấu trúc tinh thể: trắng: lập phương tâm khối hoặc triclinic; tím: monoclinic; đen: orthorhombic; đỏ: vô định hình

Phosphorus được mệnh danh là “nguyên tố của quỷ” – không phải chỉ vì nó là nguyên tố thứ 13 được người ta khám phá. Nó được tinh chế lần đầu tiên vào năm 1669 ở Hamburg, Đức – thành phố mà gần 300 năm sau đó, trong Thế chiến thứ hai, đã hứng chịu một trong những cuộc tập kích bom cháy tàn khốc nhất trong lịch sử khi các máy bay ném bom của quân Đồng minh thả xuống hàng tấn phosphorus bốc lửa, thiêu đốt thành phố thành tro bụi. Phosphorus cũng có độc tính cao khi ăn phải, nó phản ứng với gan gây chết người trong vòng vài ngày. Thêm nữa, nó là thành phần chính trong khí độc thần kinh, loại khí giết người bằng cách khóa chặn các enzyme chi phối cách thức cơ thể gửi tín hiệu đến các cơ quan thiết yếu như tim chẳng hạn. Tóm lại, phosphorus thật sự đúng là nguyên tố của quỷ.

Phosphorus là nguyên tố đầu tiên được khám phá kể từ thời cổ xưa. Bản thân khám phá đó là một câu chuyện dài. Nhà giả kim thuật người Đức Hennig Brand đang cố gắng thu được hòn đá triết học – một chất liệu thần bí được cho là có thể biến đổi các kim loại thành vàng. Vì những lí do chỉ có ông mới rõ, Brand nghi ngờ rằng có thể trích xuất nó từ nước tiểu. Để hoàn tất, ông bố trí đun sôi hàng trăm lít nước tiểu – và chất liệu ông thu được cuối cùng có mùi ngửi thật kinh khủng. Ông tin rằng bằng cách như vậy sẽ giúp ông tăng thêm khả năng thu được hòn đá triết học.

Brand chưng cất nước tiểu thành một chất màu trắng, ông thấy nó phát sáng trong bóng tối. Tin rằng mình đã thật sự tìm thấy hòn đá triết học, ông giữ khám phá đó cho riêng mình, chỉ bán bí mật của ông cho những người khác vào những năm sau này. May thay, lẽ phải cuối cùng đã phơi bày khi, vào năm 1777, nhà hóa học người Pháp Antoine Lavoisier nhận ra phosphorus là một nguyên tố mới [chất mà Brand điều chế thật ra là một hợp chất: ammonium sodium hydrogen phosphate]. Vì lo giữ bí mật nên Brand mất đi cơ hội đặt tên cho nguyên tố. Cuối cùng thì nó được mang tên gốc Hi Lạp là phosphorus, nghĩa là “phát ra ánh sáng”.

Các phosphate là dạng phổ biến nhất của phosphorus trên Trái đất và được cấu tạo gồm phosphorus liên kết với các nguyên tử oxygen. Các phân tử phosphate có tầm quan trọng tối cao trong hóa sinh học, chúng là thành phần của ATP [adenosine triphosphate], chất tác dụng như một môi trường dự trữ năng lượng trong các tế bào sống. Phosphate còn là một thành phần trong ADN, và thiết yếu đối với bộ xương; xương được cấu tạo bởi calcium phosphate. Khoảng 0,7 kg [1,5 lb] cơ thể người trưởng thành trung bình được làm từ phosphorus. Đồng thời, các phosphate còn thiết yếu cho sự tăng trưởng của thực vật và hoa màu, và do đó là một thành phần chính trong phân bón.

Mọi sinh vật sống đều cần phosphate, hợp chất hóa học của nguyên tố phosphorus kết hợp với oxygen. Trong ảnh là một mẩu phosphorus tím.

Phosphorus có bốn dạng thù hình tự nhiên, phổ biến nhất là phosphorus trắng và phosphorus đỏ. Còn có phosphorus tím, được tạo ra bằng cách đun nóng phosphorus đỏ, và phosphorus đen, được tạo ra dưới áp suất cao từ các dạng thù hình khác. Phosphorus trắng là dạng nguy hiểm nhất; nó bắt lửa tự phát trong không khí, nên nó được sử dụng trong đạn hiệu và bom cháy. Nếu bị nuốt phải thì chất này vẫn tiếp tục cháy, gây ra tình trạng nhiễm độc gọi là “hội chứng phân khói”.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Trích The Periodic Table – Paul Parsons & Gail Dixson

Bài trước

Trong tình yêu tử tế, thật thà thường thua thiệt!

Bài tiếp theo

AFF Cup là gì ?

Trong hóa học việc học thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học rất quan trọng với các em, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên tử khối của Photpho, được ký hiệu là : P.

Photpho tồn tại 2 dạng phổ biến là Photpho đỏ và Photpho trắng:

  • Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp, cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ; rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400c, bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Ở nhiệt độ thường, P trăng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
  • Photpho đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime, khó nóng chảy và khó bay hơi hơn P trắng; không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối. Chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500c. Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành dạng hơi, khi làm lạnh thì hơi của nó ngưng tụ lại thành P trắng.

– Sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm.

– Ngoài ra được sử dụng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói, ….

– Kí hiệu Photpho: P

– Vị trí trong bảng tuần hoàn:

+ Số Proton 15

+ Nhóm VA

+ Chu kì: 3

+ Nguyên tử khối của Photpho : 31

+ Photpho hóa trị : III, V

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 hay [Ne]3s23p3

– Số hiệu nguyên tử: Z = 15

– Khối lượng nguyên tử: 31

– Độ âm điện: 2,19

– Photpho là một phi kim

Hoàn thành phương trình phản ứng sau [Hóa học - Lớp 9]

3 trả lời

Điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiều? [Hóa học - Lớp 10]

1 trả lời

Ở 25°C, độ tan của muối ăn là 36g [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Tính m [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Dãy các chất đều gồm các bazo là [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Viết CTPT [Hóa học - Lớp 9]

1 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề